X

Wiki 3000 Phương trình hóa học

3CuO + 2Al → 3Cu + Al2O3 - Cân bằng phương trình hoá học


Phản ứng hoá học:

    3CuO + 2Al → 3Cu + Al2O3

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ cao.

Cách thực hiện phản ứng

- Trộn bột nhôm với bột CuO màu đen rồi đun nóng.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Bột CuO màu đen chuyển dần sang màu đỏ gạch là Cu.

Bạn có biết

Tương tự các oxit bazơ đứng sau oxit nhôm trong dãy hoạt động hóa học (như FeO, PbO….) có phản ứng nhiệt nhôm.

Hay lắm đó

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:

A. PbO, K2O, SnO.

B. FeO, MgO, CuO.

C. Fe3O4, SnO, BaO.

D. FeO, CuO, Cr2O3.

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

- Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng hóa học tỏa nhiệt trong đó nhôm là chất khử ở nhiệt độ cao. Phương pháp này dùng để khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa.

Vậy các oxit thỏa mãn điều kiện trên là: PbO, SnO, FeO, CuO, Fe3O4, Cr2O3.

Ví dụ 2: Khử 16g bột Fe2O3 bằng m(g) bột Al vừa đủ. Giá trị của m là

A. 2,7g      B. 5,4g

C. 3,2g      D. 6,4g

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Fe2O3 + 2Al → 2Fe + Al2O3

nFe2O3 = 0,1mol ⇒ nAl = 0,2mol ⇒ mAl = 5,4g

Ví dụ 3: Trộn 5,4g bột Al với 4,8g CuO rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 10,2g      B. 4,08g

C. 2,24g      D. đáp án khác

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

nAl = 0,2mol; nCuO = 0,06 mol

     2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu

Bđ   0,2   0,06

Pư   0,04    0,06      0,02   0,06

Dư   0,16    0

m = mAl dư + mAl2O3 + mCu = 0,16.27 + 0,02.102 + 0,06.64 = 10,2g.

Xem thêm các phương trình hoá học vô cơ và hữu cơ chi tiết, hay khác: