2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2 - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
2Cu(NO3)2 → 2CuO + 4NO2 + O2
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ cao > 170oC.
Cách thực hiện phản ứng
- Nung muối đồng (II) nitrat .
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Nung muối đồng (II) nitrat thu được đồng oxit màu đen và có khí màu nâu thoát ra.
Bạn có biết
- Tương tự các muối nitrat của các kim loại từ Mg đến Cu nhiệt phân tạo thành oxit, NO2 và nước
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Khi nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp NH4NO3, Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2 thì chất rắn thu được sau phản ứng gồm:
A. CuO, FeO, Ag
B. CuO, Fe2O3, Ag
C. CuO, Fe2O3, Ag2O
D. NH4NO2, CuO, Fe2O3, Ag
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
A. CuO, FeO, Ag Sai vì FeO + O2 → Fe2O3
B. CuO, Fe2O3, Ag
C. CuO, Fe2O3, Ag2O → Không thể tạo ra Ag2O
D. NH4NO2, CuO, Fe2O3, Ag → Không có NH4NO2
Ví dụ 2: Nhiệt phân các muối: KClO3, KNO3, NaHCO3, Ca(HCO3)2, KMnO4, Fe(NO3)2, AgNO3, Cu(NO3)2 đến khi tạo thành chất rắn có khối lượng không đổi, thu được bao nhiêu oxit kim loại?
A. 4 B. 6
C. 5 D. 3
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
KClO3 → KCl
KNO3 → KNO2
KMnO4 → K2MnO4 + MnO2
AgNO3 → Ag
NaHCO3 → Na2CO3
Ca(HCO3)2 → CaCO3 → CaO
Fe(NO3)2 → Fe2O3
Cu(NO3)2 → CuO
Ví dụ 3: Nhiệt phân muối Cu(NO3)2 thu được
A. Cu, O2, N2 B. Cu, NO2, O2
C. CuNO2 D. CuO, NO2, O2
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
Phương trình hóa học: Cu(NO3)2 → CuO + NO2 + 1/2 O2