CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + 2(NH4)2SO4 - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ + 2(NH4)2SO4
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ phòng.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho dung dịch NH3 vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Dung dịch mất màu và tạo kết tủa Cu(OH)2 màu xanh.
Bạn có biết
- Dung dịch amoniac có khả năng làm kết tủa nhiều hidroxit kim loại khi tác dụng với dung dịch muối của chúng
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Khi cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho đến dư thì:
A. Sau một thời gian mới thấy kết tủa xuất hiện.
B. Không thấy kết tủa xuất hiện.
C. Có kết tủa xanh xuất hiện sau đó tan ra.
D. Có kết tủa xanh xuất hiện và không tan.
Đáp án C
Hướng dẫn giải:
Khi cho NH3 vào dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa Cu(OH)2 sau đó Cu(OH)2 tan trong dung dịch NH3 tạo phức.
CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ xanh lam + (NH4)2SO4
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)2](OH)2 : phức màu xanh lam
Ví dụ 2: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
A. Dung dịch CuSO4 dùng trong nông nghiệp để chữa mốc sương cho cà chua.
B. Nhỏ C2H5OH vào CrO3 thấy hiện tượng bốc cháy.
C. Nhỏ dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch CuSO4 có kết tủa xanh lam.
D. Cu là kim loại màu đỏ, thuộc kim loại nặng, mềm và dễ dát mỏng.
Đáp án C
Hướng dẫn giải:
A. Đúng, Dung dịch CuSO4 dùng trong nông nghiệp dể chữa mốc sương cho cà chua.
B. Đúng, Nhỏ C2H5OH vào CrO3 thấy hiện tượng bốc cháy:
C2H5OH + 2CrO3 → Cr2O3 + 2CO2 + 3H2O
C. Sai, Nhỏ dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch CuSO4 xảy ra các phản ứng sau :
CuSO4 + 2NH3 + 2H2O → Cu(OH)2↓ xanh lam + (NH4)2SO4
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)2](OH)2 : phức màu xanh lam
D. Đúng, Cu là kim loại màu đỏ, thuộc kim loại nặng, mềm và dễ dát mỏng.
Ví dụ 3: Cho V (l) NH3 1M vào 100 ml dung dịch CuSO4 0,3M thu được 1,96 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 100ml B. 200ml
C. 300ml D. 400ml.
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
2NH3 + CuSO4 → Cu(OH)2 + (NH4)SO4
0,06 ← 0,03 → 0,03
Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (Cu(OH)2 dư 0,02 mol)
0,01 → 0,04
⇒ nNH3 (max) = 0,1 ⇒ V = 0,1(l).