CuSO4 + Zn → Cu + ZnSO4 - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
CuSO4 + Zn → Cu + ZnSO4
Điều kiện phản ứng
- Nhiệt độ phòng.
Cách thực hiện phản ứng
- Cho thanh kẽm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Dung dịch bị nhạt màu và có chất rắn màu nâu đỏ bám bên ngoài lá nhôm.
Bạn có biết
- Các kim loại đứng trước đồng trong dãy hoạt động hóa học tác dụng với muối đồng đẩy đồng ra khỏi muối thấy có màu nâu đỏ bám bên ngoài thanh kim loại.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cho kim loại Fe vào dng dịch Fe2(SO4)3
B. Cho kim loại Zn vào dung dịch CuSO4
C. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl
D. Cho kim loại Mg vào dung dịch HNO3
Đáp án C
Hướng dẫn giải:
A: Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2.
B: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.
C: Ag đứng sau H trong dãy điện hóa nên không tác dụng với HCl.
D: 12HNO3 + 5Mg → 6H2O + 5Mg(NO3)2 + N2.
Ví dụ 2: Kim loại điều chế được bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân:
A. Mg B. Na
C. Al D. Cu
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
- Các kim loại Na, Mg, Al đều được được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
- Kim loại Cu được điều chế bằng cả 3 phương pháp:
Phương pháp thủy luyện: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Phương pháp nhiệt luyện: CO + CuO -to→ Cu + CO2
Phương pháp điện phân: 2CuSO4 + 2H2O -đpdd→ 2Cu + 2H2SO4 + O2
Ví dụ 3: Các kim loại nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuSO4 ?
A. Na, Mg, Ag; B. Fe, Na, Mg;
C. Ba, Mg, Hg; D. Na, Ba, Ag.
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Vì các Fe, Na, Mg đứng trước Ag trong dãy hoạt động hóa học nên tác dụng được với muối của kim loại đứng sau.