X

Wiki 3000 Phương trình hóa học

10Fe(NO3)3 + 3N2+ 18H2O - Cân bằng phương trình hoá học


Phản ứng hoá học:

10Fe + 36HNO3 → 10Fe(NO3)3 + 3N2+ 18H2O

Điều kiện phản ứng

- Dung dịch HNO3 loãng dư.

Cách thực hiện phản ứng

Cho kim loại sắt tác dụng với dung dịch axit nitric loãng.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kim loại tan dần tạo thành dung dịch màu vàng nâu và khí không màu thoát ra.

Bạn có biết

Fe thụ động với axit HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội → có thể dùng thùng Fe chuyên chở axit HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.

Hay lắm đó

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho sắt tác dụng với dung dịch axit nitric loãng thu được chất khí không màu nhẹ hơn không khí. Phương trình hóa học xảy ra là:

A. 8Fe + 30HNO3 → 8Fe(NO3)3 + 3N2O + 15H2O

B. 10Fe + 36HNO3 → 10Fe(NO3)3 + 3N2+ 18H2O

C. Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

D. Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Khí không màu là sản phẩm khử của HNO3 có N2 và N2O. Trong đó, MN2 < Mkk

Phương trình hóa học: 10Fe + 36HNO3 → 10Fe(NO3)3 + 3N2+ 18H2O

Ví dụ 2: Cho phản ứng sau: Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2+ H2O

Hệ số tối giản của HNO3 trong phản ứng trên là:

A. 18 B. 30 C. 36 D. 32

Hướng dẫn giải

Đáp án C

10Fe + 36HNO3 → 10Fe(NO3)3 + 3N2 + 18H2O

Ví dụ 3: Cho phản ứng sau: Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2 + H2O

Tổng hệ số tối giản trong phản ứng trên là:

A. 87 B. 64 D. 82 D. 108

Hướng dẫn giải

Đáp án A

10Fe + 36HNO3 → 10Fe(NO3)3 + 3N2 + 18H2O

Xem thêm các phương trình hoá học vô cơ và hữu cơ chi tiết, hay khác: