8Fe + 30HNO3 → 8Fe(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
8Fe + 30HNO3 → 8Fe(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O
Điều kiện phản ứng
- Dung dịch HNO3 đặc nóng.
Cách thực hiện phản ứng
Cho kim loại sắt tác dụng với dung dịch axit nitric loãng dư
Hiện tượng nhận biết phản ứng
Kim loại tan dần tạo thành dung dịch màu vàng nâu không thấy có khí thoát ra.
Bạn có biết
Fe tác dụng với axit HNO3 có thể tạo ra sản phẩm khử là khí NO2; NH4NO3; NO;… Trong đó chỉ có sản phẩm khử là muối amoni ở dạng dung dịch không phải dạng khí.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho sắt tác dụng với axit HNO3 loãng thu được dung dịch màu vàng nâu và không thấy có khí thoát ra. Phương trình hóa học thể hiện đúng thí nghiệm trên là:
A. 8Fe + 30HNO3 → 8Fe(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O
B. Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O
C. Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
D. 10Fe + 36HNO3 → 10Fe(NO3)3 + 3N2 + 18H2O
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Sản phẩm khử của HNO3 là dung dịch muối amoni NH4NO3
Ví dụ 2: Cho 1,12 g sắt tác dụng với dụng axit HNO3 loãng thu được dung dịch màu vàng nâu và không thấy có khí thoát ra. Khối lượng muối thu được là
A. 4,84 g B. 2,42 g C. 5,44 g D. 3,02 g
Hướng dẫn giải
Đáp án C
nFe = 0,02 mol ⇒ nFe(NO3)3 = 0,02 mol; nNH4NO3 = 0,075 mol
mmuối = mFe(NO3)3 + mNH4NO3 = 0,02.242 + 0,075.80 = 5,44 g
Ví dụ 3: Cho sắt tác dụng axit HNO3 loãng dư. Sản phẩm khử của HNO3 có thể là:
A.NH3NO3 B. NO C. N2O D. Cả A, B, C
Hướng dẫn giải
Đáp số D