X

Wiki 3000 Phương trình hóa học

4FeCl2 + 4HCl + O2 → 2H2O + 4FeCl3 - Cân bằng phương trình hoá học


Phản ứng hoá học:

    4FeCl2 + 4HCl + O2 → 2H2O + 4FeCl3

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho FeCl2 tác dụng với oxi trong dung dịch HCl

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Dung dịch FeCl2 lục nhạt dần chuyển sang màu vàng nâu của dung dịch FeCl3

Bạn có biết

Hay lắm đó

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:

A. (1), (3), (4).     B. (1), (2), (3).

C. (1), (4), (5).     D. (1), (3), (5).

Hướng dẫn giải

Các dung dịch phản ứng được với Cu gồm : FeCl3, HNO3, hỗn hợp HCl và NaNO3

2FeCl3 + Cu → CuCl2 + FeCl2

8HNO3 + 3Cu → 3Cu(NO3)2+ 2NO + 4H2O

3Cu + 8HCl + 2NaNO3 → 3CuCl2 + NO + 2NaCl + 4H2O

Đáp án : C

Ví dụ 2: Quặng sắt manhetit có thành phần chính là:

A. FeS2.    B. Fe3O4.    C. Fe2O3.    D. FeCO3.

Hướng dẫn giải

Quặng hematit đỏ là Fe2O3

Quặng hematit nâu là Fe2O3.nH2O

Quặng xiđerit là FeCO3

Quặng manhetit là Fe3O4

Quặng pirit là FeS2

Đáp án : B

Ví dụ : Quặng nào sau đây giàu sắt nhất?

A. Pirit sắt FeS2

B. Hematit đỏ Fe2O3

C. Manhetit Fe3O4

D. Xiđerit FeCO3

Hướng dẫn giải

Quặng giàu sắt nhất là manhetit Fe3O4 với hàm lượng sắt khoảng 72,4%

Đáp án : C

Xem thêm các phương trình hoá học vô cơ và hữu cơ chi tiết, hay khác: