2K + Zn(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Zn(OH)2 - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
2K + Zn(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Zn(OH)2
Điều kiện phản ứng
- Không cần điều kiện
Cách thực hiện phản ứng
- Cho kali tác dụng với dung dịch muối kẽm nitrat.
Hiện tượng nhận biết phản ứng
K tan dần trong dung dịch muối kẽm, có kết tủa màu trắng tạo thành và có khí thoát ra.
Bạn có biết
K tham gia phản ứng với các dung dịch muối như Cr3+; Al3+; Zn2+ thì nếu Na dư sẽ hòa tan được kết tủa tạo thành.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Khi cho 3,9 g K tác dụng với 200 g dung dịch muối kẽm nitrat. Sau phản ứng thấy có khí thoát ra và chất kết tủa X. Khối lượng dung sau phản ứng là:
A. 202,3 g B. 200 g
C. 202,2 g D. 198,95 g
Đáp án D
Hướng dẫn giải:
Phương trình hóa học: 2K + Zn(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Zn(OH)2
nH2 = nK/2 = 0,1/2 = 0,05 mol ⇒ mH2 = 0,05.2 = 0,1 g
nZn(OH)2 = nK/2 = 0,05 mol ⇒ mZn(OH)2 = 0,05 .99 = 4,95 g
mdd = 3,9 + 200 – 0,1 – 4,95 = 198,95 g
Ví dụ 2: Khi cho K tác dụng vừa đủ với dung dịch muối kẽm nitrat thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch muối A thu được 1,01 g chất rắn. Khối lượng K tham gia phản ứng là:
A. 0,39 g B. 3,9 g
C. 1,95 g D. 0,195 g
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
Phương trình hóa học: 2K + Zn(NO3)2 + 2H2O → 2KNO3 + H2 + Zn(OH)2
nK = nKNO3 = 0,01 mol ⇒ mK = 0,01.39 = 0,39 g
Ví dụ 3: Khi cho K dư vào 3 cốc dựng dung dịch FeCl3; Zn(NO3)2; Al2(SO4)3 thì hiện tượng xảy ra ở 3 cốc là:
A. Có khí thoát ra B. Có kết tủa
C. Kết tủa tan D. A và C
Đáp án A