Mg + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + H2 - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
Mg + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + H2
Điều kiện phản ứng
Không điều kiện
Cách thực hiện phản ứng
Cho kim loại Mg tác dụng với dung dịch axit axetic
Hiện tượng nhận biết phản ứng
Kim loại tan dần tạo thành dung dịch màu không màu và có khí không màu thoát ra.
Bạn có biết
Mg là kim loại mạnh nên có thể phản ứng với các axit có tính axit yếu.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho các chất sau: KHCO3, NaClO, CH3OH, Mg, Cu(OH)2, dung dịch Br2, CaCO3, C2H2. Số chất phản ứng axit axetic là:
A. 6 B. 7 C. 5 D. 8
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
CH3COOH + KHCO3 → H2O + CO2 + CH3COOK
CH3COOH + NaClO → CH3COONa + HClO
CH3COOH + CH3OH ⇌ H2O + CH3COOCH3
2CH3COOH + Mg → H2 + Mg(CH3COO)2
2CH3COOH + Cu(OH)2 → 2H2O + (CH3COO)2Cu
CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2
C2H2 + CH3COOH → CH3COOCHCH2
Ví dụ 2: Cho Mg tác dụng với dung dịch axit axetic thu được 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng của muối thu được là
A. 1,42 g B. 0,71g C. 14,2 g D. 7,1 g
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
2CH3COOH + Mg → H2 + Mg(CH3COO)2
nmuối = nH2 = 0,01 mol ⇒ m muối = 0,01.142 = 1,42 g
Ví dụ 3: Khi cho axit axetic tác dụng với kim loại magie có hiện tượng gi xảy ra?
A. Có khí H2 thoát ra B. Có hiện tượng kết tủa đen
C. tạo thành dung dịch màu xanh lam D. có khí mùi khai thoát ra.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Phương trình hóa học: 2CH3COOH + Mg → H + Mg(CH3COO)2