Mn + 2HCl → MnCl2 + H2 - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
Mn + 2HCl → MnCl2 + H2
Điều kiện phản ứng
Không điều kiện
Cách thực hiện phản ứng
Cho mangan tác dụng với dung dịch HCl
Hiện tượng nhận biết phản ứng
Có khí không màu thoát ra
Bạn có biết
Mangan dễ tham gia phản ứng với các dung dịch axit không có tính oxi hóa tạo muối và khí hidro thoát ra
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho m g hỗn hợp Fe và Mn có cùng số mol hòa tan hoàn toàn vào 4 lít dung dịch HCl 0,1 M thì thu được 4,48 lít khí đktc . Giá trị của m là:
A. 11g B. 12g C. 14g D. 16g
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Đặt x = nMn = nFe mol ; ta có nH2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol
Mn + 2HCl → MnCl2 + H2
x mol → x mol
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
x mol → x mol
theo phương trình : nhỗn hợp = nH2 =2x = 0,2 mol ⇒x = 0,1 mol
⇒ mhỗn hợp = 0,1.55+ 0,1.56 = 11,1 g
Ví dụ 2: . Hòa tan hoàn toàn 10,8 g một kim loại R bằng dung dịch HCl . Sau phản ứng cô cạn được 25g muối khan. Biết R tạo muối RCl2. Xác định kim loại X:
A. Fe B. Cr C. Mn D. Ba
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Phương trình hóa học: R + 2HCl → RCl2 + H2
Ta có : nR = 11/R mol ; nRCl2 = 25,2/(R+71) mol
Theo phương trình: nR = nRCl2 ⇒ 11/R = 25,2/(R+71) ⇒ R = 781/14,2 = 55
⇒ kim loại R là Mn
Ví dụ 3: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội ?
A. Fe, Ni, Ag B. Zn, Mn, Mg
C. Cu, Na, Ba D. Cr, Fe, Al
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Mn + 2HCl → MnCl2 + H2
Mg + 2HCl →MgCl2 + H22
Zn + 2H2SO4(đ,nguội) → ZnSO4 + 2H2O + SO2
Mg + 2H2SO4(đ,nguội) → MgSO4 + 2H2O + SO2
Mn + 2H2SO4(đ,nguội) → MnSO4 + 2H2O + SO2