Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb - Cân bằng phương trình hoá học
Phản ứng hoá học:
Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb
Điều kiện phản ứng
- Không điều kiện
Cách thực hiện phản ứng
Cho kim loại Zn tác dụng với dung dịch chì nitrat
Hiện tượng nhận biết phản ứng
Kim loại Zn tan dần tạo thành dung dịch không màu và có chất rắn màu xám xuất hiện.
Bạn có biết
Zn tham gia phản ứng với muối của các dung dịch đứng sau nó trong dãy hoạt động hóa học như Cu2+; Pb2+;….
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho 32,5 Zn vào dung dịch chứa hai muối Fe(NO3)2 và Pb(NO3)2 có cùng nồng độ 2M, thể tích dung dịch là 100ml. Sau đó lấy dung dịch sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch KOH dư. Tính khối lượng kết tủa thu được.
A. 23,2g B. 22,3 g C. 24,6 g D. 0 g
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
Sau phản ứng Zn dư
Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb
Zn + Fe(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Fe
Zn(NO3)2 + 2KOH → Zn(OH)2 + 2 KNO3
Zn(OH)2 + KOH → K[Zn(OH)3]
⇒ mkết tủa = 0 (g)
Ví dụ 2: Cho bột Zn vào dung dịch Pb(NO3)2 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:
A. Zn(NO3)2, Pb(NO3)2. B. Pb(NO3)2.
C. Zn(NO3)3. D. H2O; Zn(NO3)2, Pb(NO3)2
Đáp án A
Hướng dẫn giải:
Phương trình phản ứng: Zn + Pb(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Pb
Ví dụ 3: Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 là
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Đáp án B
Hướng dẫn giải:
Các kim loại đứng trước Pb đều có thể đẩy Pb2+ ra khỏi muối của nó.
Đó là: Ni, Fe, Zn