SBT Ngữ văn 10 Bài tập 6 trang 5 - Kết nối tri thức


Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài tập 6 trang 5 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

Giải SBT Ngữ văn 10 Bài tập 6 trang 5 - Kết nối tri thức

Bài tập 6 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc lại văn bản Bình Ngô đại cáo trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 19 - 20), đoạn từ “Xã tắc từ đây vững bền” đến “Ai nấy đều hay” và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Những từ ngữ nào trong đoạn văn thể hiện rõ việc tuyên bố chiến thắng và báo hiệu một thời kì mới của đất nước?

Trả lời:

Các từ biểu thị ý “hiện tại tiếp diễn” được lặp lại “từ đây [...] từ đây...” (nguyên văn: vu dĩ.. vu dĩ...), xã tắc vững bền (nguyên văn: điện an), giang sơn đổi mới (nguyên văn: cải quan), bốn biển thanh bình, chiếu duy tân (nguyên văn: duy tân chi cáo - ban bố lệnh về sự khởi đầu của một thời đại mới).

Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Nêu nhận xét khái quát về âm hưởng của đoạn văn.

Trả lời:

- Nội dung đoạn văn là tuyên bố thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến vĩ đại và kết quả của nó: mở ra một thời kì mới cho cả dân tộc.

- Giọng văn trịnh trọng, gợi không khí nghiêm trang và thiêng liêng; âm hưởng hào sảng và sự tin tưởng vào vận hội tươi sáng của non sông;...

Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Niềm tin vào tương lai xán lạn của dân tộc được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Đoạn văn kết bài cáo không đơn thuần là tuyên bố thắng lợi mà thông qua đó còn thể hiện khát vọng và niềm tin chắc chắn về một thời đại mới tự chủ thái bình lâu dài. Tác giả sử dụng các câu văn, các mệnh đề có cấu trúc khẳng định, lặp lại,... để nhấn mạnh, biểu thị sự thực chắc chắn. Niềm tin được thể hiện như một chân lí tất yếu. Từ ngữ xác thực, biểu đạt nội dung tươi sáng, gợi ý niệm về sự thay đổi, về tương lai lâu dài: “vững bền” (điện an), “đổi mới” (cải quan), “nền thái bình vững chắc” (thái bình chi cơ), “ngàn thu” (thiên cổ), “muôn thuở” (vạn thế), “duy tân”... Hình ảnh có tầm vóc vũ trụ, biểu thị sự vận hành: “kiền khôn” “nhật nguyệt” “bốn phương (tứ hải).

Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Nội dung “tuyên ngôn” và lời tuyên bố độc lập trong đoạn kết bài Bình Ngô đại cáo hướng đến những đối tượng nào?

Trả lời:

Nội dung “tuyên ngôn”:

- Tuyên bố thắng lợi của cuộc kháng chiến chống giặc Minh.

- Tuyên bố về nền hòa bình dân tộc.

- Khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc.

Lời tuyên bố độc lập trong đoạn kết bài Bình Ngô đại cáo hướng đến những đối tượng:

- Giặc Minh hay rộng hơn là những kẻ đang âm mưu xâm chiến nước ta, những kẻ có dã tâm xâm lược.

- Tuyên bố tới toàn thể dân tộc về một thắng lợi vẻ vang bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

Câu 5 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Tác phẩm Bình Ngô đại cáo gợi cho bạn liên tưởng đến những bản “tuyên ngôn độc lập” nào của dân tộc? Theo bạn, ý thức tự chủ dân tộc trong thời đại hôm nay được thể hiện ở những phương diện chính nào?

Trả lời:

- Tác phẩm Bình Ngô đại cáo gợi liên tưởng đến những bản “tuyên ngôn độc lập” của dân tộc:

+ Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt)

+ Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)

- Ý thức tự chủ dân tộc trong thời đại hôm nay được thể hiện ở những phương diện chính: Cần thấm nhuần tinh thần độc lập dân tộc, ý thức tự chủ quốc gia mà cha ông đã hun đúc thành truyền thống để phát huy trong thời đại mới, với những nhiệm vụ, thách thức và cơ hội mới.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: