SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Bài tập viết trang 13 Tập 1
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài tập viết trang 13 Tập 1 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 9.
Giải SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Bài tập viết trang 13 Tập 1
Trả lời:
- Bài văn phân tích một tác phẩm thơ là: chỉ ra và làm rõ những điểm nổi bật (thành công, có thể cả hạn chế) trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
- Để viết bài văn phân tích một tác phẩm thơ, các em cần chú ý:
+ Đọc kĩ bài thơ được phân tích, chú ý đặc điểm thể loại, tác giả và bối cảnh ra đời (nếu cần thiết) của tác phẩm.
+ Phân tích nội dung và các yếu tố hình thức nghệ thuật nổi bật của bài thơ. Chỉ ra mối quan hệ giữa hình thức và nội dung; từ đó, làm rõ giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm.
+ Thực hiện các bước viết bài nghị luận theo quy trình bốn bước: chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, viết, kiểm tra và chỉnh sửa.
+ Suy nghĩ, nhận xét về ý nghĩa, giá trị và sự tác động của tác phẩm đối với người đọc cũng như với cá nhân em.
– Hoàn cảnh ra đời, đề tài và chủ đề của bài thơ Khóc Dương Khuê là gì?
– Nghệ thuật của bài thơ Khóc Dương Khuê có gì đặc sắc?
– Các yếu tố hình thức nghệ thuật đã làm nổi bật chủ đề bài thơ như thế nào?
– Qua bài thơ Khóc Dương Khuê, em có nhận xét gì về tình cảm và thái độ của tác giả đối với người bạn của mình?
– Có thể học được gì về tình bạn từ bài thơ Khóc Dương Khuê?
Trả lời:
– Hoàn cảnh ra đời, đề tài và chủ đề của bài thơ Khóc Dương Khuê:
+ Bài thơ Khóc Dương Khuê được Nguyễn Khuyến viết khi nghe tin Dương Khuê – một người bạn thân thiết của ông qua đời. Bài thơ được Nguyễn Khuyến diễn Nôm từ bài thơ chữ Hán của chính ông.
+ Đề tài: viết về tình bạn.
+ Chủ đề: thổ lộ nỗi đau buồn, tiếc thương khi bạn ra đi của người viết, đề cao tình bạn thuỷ chung, gắn bó keo sơn,...
– Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Khóc Dương Khuê:
+ Sử dụng thể thơ song thất lục bát phù hợp để kể lại sự việc, gợi lại những kỉ niệm với giọng điệu tâm sự tha thiết, u buồn,...
+ Chọn lọc được các sự việc, chi tiết, hình ảnh rất tiêu biểu để thể hiện tình bạn thuỷ chung; nỗi lòng đau xót khi bạn ra đi;...
+ Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, các điển tích độc đáo và có hiệu quả nghệ thuật cao để biểu đạt chủ đề, tư tưởng của người viết.
– Các yếu tố hình thức nghệ thuật nêu trên đều tập trung làm nổi bật chủ đề bài thơ: thổ lộ nỗi đau buồn, tiếc thương khi bạn ra đi của người viết (chủ thể trữ tình đề cao tình bạn thuỷ chung, gắn bó keo sơn,... )
+ Tác giả sử dụng nhóm từ “thôi đã thôi rồi” thay cho khái niệm “đã mất”, “đã chết”, “đã qua đời” … một lối nói bình dị, làm giảm bớt sự đau thương.
+ Từ “nước mây” liên kết với các từ “man mác”, “ngậm ngùi” diễn tả một trời thương xót, một không gian cách trở bao la, âm dương đôi đường, buồn đau, nặng trĩu.
+ …
– Qua bài thơ, có thể thấy người viết đã dành cho bạn mình một tình cảm và thái độ hết sức trân trọng, yêu thương, tiếc nuối,...
Trả lời:
- Tham khảo:
Trong nền thơ văn Việt Nam đã in dấu hơn một nghìn năm lịch sử của dân tộc, nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng đóng góp một phần vẻ vang trong đó. Những bài thơ của ông mang những tình cảm chân thực đẹp đẽ của người Việt Nam, được diễn đạt bằng ngôn ngữ Việt Nam gần gũi và giản dị. Trong số các bài thơ ấy tiêu biểu là bài “Khóc Dương Khuê”.
Trả lời:
Tham khảo:
Nếu "Sông núi nước Nam" chỉ khẳng định nước có chủ nghĩa thì có vua Nam ở thì ở bài "Nước Đại Việt ta" , Nguyễn Trãi lại chứng minh nước nhà có độc lập dân tộc bằng việc khẳng định rõ nước ta có quốc hiệu , có nền văn hiến lâu đời, có bề dạy lịch sử riêng của dân tộc, lãnh thổ riêng, có chủ quyền, chế độ và phong tục riêng. Qua đây, ta cũng đã thấy được văn bản "Nước Đại Việt ta" có học thuyết về quốc gia hơn "Sông núi nước Nam". Đồng thời, người đọc cũng thấy được giọng nói hào hùng, lời văn nhịp nhàng, ngân vang của tác giả. Văn bản có đoạn đầu bài là một sự đối lập từ khái quát cho đến cụ thể, lại còn giàu chứng cớ lịch sử khiến cho ai ai là con dân đất Việt cũng có cảm xúc tự hào. Có lẽ, cả 2 văn bản đều rất hay và thể hiện chủ quyền nước ta, cũng đều được coi là bản tuyên ngôn độc lập của nước ta nhưng "Nước Đại Việt ta" lại có những điều tiến bộ, phát triển hơn với tính toàn diện, sâu sắc của từng lời thơ trong nó. Phải chăng, càng ngày càng về sau thì con người ta lại càng phát triển, thông minh và tốt đẹp hơn, điều đó đã được chứng minh qua việc ta so sánh "Sông núi nước Nam" và "Nước Đại Việt ta".
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 1: Thơ và thơ song thất lục bát hay khác: