SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Khóc Dương Khuê
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Khóc Dương Khuê trang 9 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 9.
Giải SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Khóc Dương Khuê
Trả lời:
Hai dòng thơ đầu đã thể hiện một cách sâu sắc tình cảm của Nguyễn Khuyến khi nghe tin bạn mất.
– Nguyễn Khuyến mở đầu bài Khóc Dương Khuê bằng câu lục bát (trong khi các tác phẩm sử dụng thể song thất lục bát thường bắt đầu bằng câu song thất).
– Tất cả nỗi đau mất bạn dường như dồn nén vào câu lục bát mở đầu này:
+ Dòng lục ngắn gọn cất lên tiếng kêu thương đột ngột, tạo sự bất ngờ cho người đọc.
+ Tuy hơn tuổi Dương Khuê nhưng nhà thơ vẫn gọi bạn là “bác”, một cách gọi thân mật, chân tình, xoá nhoà khoảng cách tuổi tác và tỏ lòng kính trọng bạn mình. Cách nói giảm, nói tránh của Nguyễn Khuyến khi bạn qua đời thể hiện tình yêu thương và nỗi xót xa vô hạn của nhà thơ trước nỗi đau mất bạn. Hư từ “thôi” được lặp lại, nhấn mạnh sự mất mát, trống vắng không thể bù đắp.
+ Dòng bát dàn trải cho thấy nỗi tiếc thương vô hạn, lớn lao, ngoài giới hạn chịu đựng của con người. Cả không gian như nhuốm màu tang tóc, khiến lòng người ngày càng thêm ngậm ngùi.
+ Nhịp điệu 2/1/3 ở dòng lục tạo sự đột ngột, hụt hẫng. Nhịp điệu 4/4 ở dòng bát tạo sự dàn trải, mênh mông, cho thấy nỗi đau của con người không thua kém gì sự cảm thông của trời đất trước việc từ giã cõi đời của một người bạn thân thiết đã từng nhiều năm gắn bó với tác giả.
Việc đưa câu lục bát lên đầu bài thơ rõ ràng là một việc làm có ý thức của Nguyễn Khuyến khi ông muốn thể hiện nỗi đau tột cùng và tình cảm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi đột ngột của người bạn thân thiết từ thuở còn theo đòi khoa cử trước khi kể các kỉ niệm về bạn.
Trả lời:
Từ dòng 3 đến dòng 22 của bài thơ, Nguyễn Khuyến đã kể lại những kỉ niệm về một tình bạn thân thiết, mặn nồng theo trình tự thời gian từ trước đến sau, tái hiện toàn bộ quãng thanh xuân êm đẹp:
– Kỉ niệm về tình bạn thuở học trò cùng chuyên cần đèn sách, hăng hái, nhiệt huyết trên con đường công danh, sự nghiệp; những buổi cùng nhau với thú vui dặm khách, thú vui đàn hát, khi chén rượu, lúc cuộc cờ, thơ phú tương âm, tương đắc,...
– Kỉ niệm khi cùng đỗ đạt đồng khoa như duyên trời, nguyện đem sức mình phục vụ đất nước, hoạn nạn cùng vượt, ngọt bùi sẻ chia.
– Rồi kẻ làm quan, người cáo quan về quê, đến khi về già mới gặp nhau ba năm trước đó.
= > Nhà thơ đã dùng biện pháp liệt kê, lựa chọn những kỉ niệm đáng nhớ nhất nhưng rất phong phú, sinh động trên nhiều phương diện để kể lại bằng thơ.
Trả lời:
– Tâm trạng đau đớn của nhà thơ khi nghe tin bạn qua đời: Nhà thơ trở lại đối diện với thực tại mất bạn. Ông không tin đó là sự thật. Ông đối thoại với bạn trong tâm tưởng, “trách” bạn vội vàng, rồi lại tự an ủi mình, vỗ về bạn (một người đã mất nhưng với tác giả thì người bạn đó như vẫn đang còn sống, chuyện trò cùng ông).
– Nỗi buồn cô đơn, trống vắng khi mất đi người bạn tri kỉ: Chấp nhận nỗi đau mất bạn, nhà thơ chỉ còn biết nhớ thương mà không thể khóc thành tiếng. Thương bạn mà cũng là thương cho bản thân mình vì từ đây chỉ còn lại sự cô đơn, trống vắng, không người tri âm, tri kỉ.
Câu 4 trang 9 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Xác định chủ đề của bài thơ Khóc Dương Khuê.
Trả lời:
- Chủ đề của bài thơ Khóc Dương Khuê: Bài thơ ca ngợi tình bạn keo sơn, gắn bó, chân tình, bất chấp thời gian, hoàn cảnh, sự xa cách giữa hai người bạn học và nỗi đau xót xa khi người bạn tri kỷ lìa xa cõi trần.
Trả lời:
- Biện pháp nghệ thuật kết hợp giữa chức năng kể của câu song thất với chức năng giãi bày tình cảm của câu lục bát trong tám dòng thơ từ dòng “Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác” đến dòng “Không mua không phải không tiền không mua”:
+ Các câu song thất đều có chức năng kể về người bạn và những kỉ niệm giữa hai người.
+ Sự kết hợp này có sự tương tác qua lại rất chặt chẽ, câu này là tiền đề cho cầu kia, giải thích, bồi đắp, làm rõ nội dung của câu kia, làm sâu sắc hơn cho hình ảnh nghệ thuật được xây dựng trong bài thơ.
A. Thôi không gặp gỡ
B. Thôi không muốn sống
C. Thôi không làm quan
D. Thôi không làm thơ
Trả lời:
Đáp án C. Thôi không làm quan.
A. Ấn dụ
C. So sánh
B. Tương phản
D. Nói giảm – nói tránh
Trả lời:
Đáp án D. Nói giảm – nói tránh.
Trả lời:
- Bài thơ đã giúp cho em nhận thức được thứ tình cảm đáng quý và thiết tha sâu nặng giữa những người tri kỷ, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết trân trọng những thứ tình cảm thiêng liêng cao quý này.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 1: Thơ và thơ song thất lục bát hay khác: