Top 30 Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo
Haylamdo biên soạn và tổng hợp trên 30 đoạn văn Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo (mẫu 1)
- Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo (mẫu 2)
- Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo (mẫu 3)
- Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo (mẫu 4)
- Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo (mẫu 5)
- Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo (mẫu 6)
- Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo (mẫu 7)
- Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo (mẫu 8)
Top 30 Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo (hay nhất)
Đề bài: Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ, ... của em khi đó bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).
Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo - mẫu 1
Có lẽ, suốt cuộc đời này, em sẽ không thể nào quên kỉ niệm gắn liền với buổi văn nghệ của những người lính đảo Song Tử Tây. Hôm đó, giống như bao vị khách ra thăm đảo, em cũng là một khán giả ngồi bên dưới sân khấu. Buổi biểu diễn chẳng có sự đầu tư khủng về ánh sáng, âm thanh hay hình ảnh mà vô cùng giản dị. Song, điều đó không đánh mất đi sự sôi động, hấp dẫn. Dưới ánh đèn vàng, trắng chập chờn, đan xen lẫn nhau, những người chiến sĩ hải quân tự tin bộc lộ tài năng. Họ khuấy động bầu không khí bằng các ca khúc vui nhộn. Thậm chí, một vài người lính còn cùng nhau trình diễn điệu nhảy là trend trên mạng xã hội. Không phân biệt độ tuổi, cấp bậc, ai nấy đều hòa mình trong những tiết mục văn nghệ. Sau cùng, tất cả mọi người đồng thanh hát vang ca khúc "Nối vòng tay lớn" và "Việt Nam ơi".
Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo - mẫu 2
Giai điệu về những ca khúc của các chiễn sĩ lính đảo ở Trường Sa cứ ngân nga mãi trong đầu em. Giữa khung cảnh gió biển lồng lộng, cùng với lớp sỏi cát bay như lũ chim hoang, một sân khấu ca hát được dựng lên giữa những tảng đá san hô và vài tấm tôn làm cánh gà. Các ca sĩ nơi đây nổi tiếng với những đầu "trọc lốc" cùng với biệt danh siêu ngộ "sư cụ". Có lẽ vậy, khi mà họ cất tiếng hát ngang tàng của mình lên giữa những khó khăn, ác liệt nơi đây, hình ảnh người lính lại càng được tô đậm thêm nét duyên dáng. Những lời ca tiếng hát cứ thế được vang lên, lúc say đắm, lúc lại ngân vang những nốt cao chót vót đầy tự hào, khiến cho không chỉ em mà những khán giả lắng nghe đều cảm thấy thổn thức. Nhờ những lời bài trong bài hát được thể hiện bởi những ca sĩ "sư cụ" nơi đây, em càng cảm thấy hình tượng người lính giữa đất trời bao la một lần nữa hiện lên sự thiêng liêng, đó là những trách nhiệm lớn lao, như vùng trời biển cả nơi đây, một sự thiêng liêng không gì sánh bằng.
Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo - mẫu 3
Em thật may mắn khi có thể trực tiếp tham gia một buổi biểu diễn văn nghệ của những chiến sĩ hải quân. Hôm ấy, sân khấu được dựng ngay trong bãi đất trống của đơn vị. Không có ánh đèn lấp lánh hay thùng loa nhạc hiện đại như trên đất liền nhưng buổi biểu diễn vẫn diễn ra vô cùng thành công, tốt đẹp. Ngoài phần trình diễn tập thể đến từ các tiểu đội, em còn được theo dõi tiết mục cá nhân do những người lính thể hiện. Họ quả là người đa tài, vừa hát hay vừa thổi sáo giỏi. Thậm chí, có chiến sĩ trổ tài bắn rap siêu đỉnh, không hề kém cạnh ca sĩ chuyên nghiệp. Để đáp lại tấm lòng chân tình của họ, chúng em đã cùng nhau hát một liên khúc. Giờ đây, mỗi khi nghĩ về kỉ niệm ấy, em lại cảm thấy trào dâng niềm hạnh phúc, vui sướng.
Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo - mẫu 4
Hướng mắt về màn hình TV, em chăm chú theo dõi chương trình "Chúng tôi là chiến sĩ" cùng bữa tiệc âm nhạc của những người lính đảo Trường Sa. Chương trình diễn ra vào buổi đêm trên bãi cát trắng thật thơ mộng. Từng tiết mục lần lượt được thể hiện với nhiều sắc thái: lúc thì hừng hực khí thế, lúc lại lắng động, khi thì xúc động. Những người lính không chỉ thể hiện nghiệp vụ xuất sắc mà còn rất tài năng. Mặc dù theo dõi từ xa, nhưng em vẫn cảm nhận được không khí ở nơi biển đảo ấy. Mẹ em thường kể rằng lính đảo khó nhọc lắm. Họ phải xa quê, xa nhà, xa người thân. Cuộc sống ở đây thiếu thốn đủ điều. Thế nhưng, tinh thần lạc quan, yêu đời bên những khúc ca người lính vẫn không bị mờ đi. Thật đáng ngưỡng mộ!
Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo - mẫu 5
Nếu em là khán giả trong buổi chiều được tham gia buổi biểu diễn văn nghệ của những người lính đảo, em sẽ có rất nhiều suy ngẫm. Đầu tiên, em sẽ cảm nhận được sự khắc nghiệt của điều kiện thời tiết và những thiếu thốn vật chất mà người lính đảo phải trải quả. Họ chấp nhận cuộc sống rời xa gia đình để thực hiện sứ mệnh linh thiêng là bảo vệ chủ quyền biển đảo của quê hương mình. Tiếp theo, điều mà em cảm nhận được là tinh thần lạc quan, tinh thần nhiệt huyết tuổi trẻ của những người lính ấy. Họ bất chấp những khó khăn, thiếu thốn, vẫn cùng nhau hát hò sau những giờ làm việc. Đó là bài hát của tuổi trẻ, của tinh thần nhiệt huyết và sự dũng cảm, can trường, và tình yêu biển đảo, phụng sự tổ quốc. Cuối cùng, điều mà em cảm nhận được đó là khâm phục tình yêu dành cho biển đảo và tổ quốc của những người lính trẻ. Với họ, dù trong hoàn cảnh nào, thời điểm nào, bảo vệ biển đảo quê hương và tổ quốc luôn là máu xương, là sứ mệnh thiêng liêng của họ.
Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo - mẫu 6
Dịp vừa rồi, em có cơ hội ra thăm huyện đảo Trường Sa. Tại đây, chúng em được gặp gỡ các chiến sĩ hải quân - những người lính đang sống, học tập và công tác trên đảo. Để chào mừng đoàn khách, họ đã tổ chức một buổi văn nghệ hết sức vui nhộn. Mở màn là phần giao lưu, giới thiệu đến từ đồng chí Chính trị viên. Thay vì chào hỏi bằng văn xuôi thông thường, đồng chí ấy đã sáng tác riêng một bài thơ nói về đơn vị. Tiếp đến, các chiến sĩ thuộc từng tiểu đội lần lượt lên biểu diễn. Đội thì thổi sáo, gảy đàn. Đội thì làm ảo thuật... Rất nhiều tiết mục hấp dẫn được trình diễn. Tất cả đều xuất phát từ ý tưởng, sự sáng tạo độc đáo của những người lính. Lúc ấy, chúng em còn trêu rằng đây là kiểu văn nghệ đúng chuẩn "cây nhà lá vườn".
Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo - mẫu 7
Cùng đi với đoàn công tác của tỉnh ra thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ huyện đảo Trường Sa mới đây là Đội văn nghệ xung kích của Đoàn Ca múa nhạc Hải Đăng và một số diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Khánh Hòa. Gọi là Đội văn nghệ xung kích bởi lực lượng chính là những diễn viên trẻ, trong đó có người đã ra Trường Sa lần thứ 2, thứ 3... Cảm nhận được sự mong đợi, tin yêu của những người lính đảo, nên hễ có điều kiện, bên hành lang đảo chìm hay dưới tán lá tra, bàng vuông... các anh chị em đều hăng say đem lời ca tiếng hát phục vụ lính đảo.
Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo - mẫu 8
Lời ca của những người lính đảo xa cất lên sao mà mê đắm! Giữa mây trời lồng lộng, giữa gió và cát mang theo hơi mặn của biển khơi, giữa những tảng đá san hô, một sân khấu nhỏ được dựng lên. Đó là sân khấu của những ca sĩ vô cùng đặc biệt – mệnh danh là những ông sư của biển cả. Họ cất lên tiếng hát giữa những khó khăn, ác liệt nơi đây. Điệu hát của họ, khi thì dịu dàng say đắm, lúc lại tự hào, hào hùng cất lên, khiến người nghe không khỏi thổn thức. Bài hát của họ lãng mạn, hào hoa là thế, nhưng chất lính, sự kiên cường và dấn thân của người lính mới chính là vẻ đẹp cao cả về lòng yêu nước. Hát tình ca để khẳng định tình yêu thủy chung, khẳng định chủ quyền đất nước với biết bao khát vọng bình thường mà tạo hóa ban cho. Nhà thơ không nói hết, nhưng đó là tiếng nói phản kháng chiến tranh, là tiếng nói nhân văn sâu sắc. Cao hơn, hình tượng người lính đứng giữa trời nước bao la bảo vệ chủ quyền thiêng liêng cho Tổ quốc chính là trách nhiệm lớn lao, thiêng liêng không gì sánh được.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:
- Vì sao hình tượng “tràm” (hương tràm, họa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ em"? Từ đó, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nói về vẻ đẹp của tình yêu luôn gắn với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ.
- Tưởng tượng một “người đi xa" trong bài thơ đã “nhớ lối trở về" quê hương vào “mùa hoa mận". Những cảm xúc, tình cảm nào đang diễn ra trong tâm hồn của người đó? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để ghi lại cảm xúc, tình cảm ấy.
- Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 -7 dòng) bàn về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi), trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
- Hãy viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ “Mùa hoa mận” của Chu Thuỳ Liên.
- Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ:“Sáng mát trong như sáng năm xưa/Gió thổi mùa thu hương cốm mới/Tôi nhớ những ngày thu đã xa/Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội/Những phố dài xao xác hơi may/Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)