Các dạng đề bài Vận nước chọn lọc - Ngữ văn lớp 10


Các dạng đề bài Vận nước chọn lọc

Tổng hợp các dạng đề văn lớp 10 xoay quanh các tác phẩm đầy đủ các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, ... với hướng dẫn chi tiết giúp học sinh ôn tập đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn lớp 10.

Các dạng đề bài Vận nước chọn lọc - Ngữ văn lớp 10

1. Dạng bài đọc – hiểu văn bản (3-4 điểm)

Câu 1: Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Vận nước như mây quấn

Trời Nam mở thái bình

Vô vi trên điện các

Chốn chốn dứt đao binh.

                             ( Vận nước, Tr139, SGK Ngữ văn 10, Tập I, NXBGD 2006)

a. Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào? Văn bản sử dụng thể thơ gì?

* Gợi ý trả lời

- Văn bản trên có hai ý chính: Đất nước trong cảnh thái bình, thịnh vượng ; vai trò người đứng đầu đất nước và truyền thống dân tộc.

- Văn bản sử dụng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

b. Xác định biện pháp tu từ về từ trong văn bản? Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó là gì?

* Gợi ý trả lời

- Vận nước như mây quấn

Hiệu quả nghệ thuật: gợi hình ảnh biểu tượng cho sự bền chắc của ngôi vua và vận nước.

c. Hai tiếng vô vi trong văn bản được hiểu như thế nào?

* Gợi ý trả lời

- Hai tiếng vô vi trong văn bản được hiểu: Vô vi nghĩa đen là “ không làm gì”. Khái niệm vô vi được nhiều trường phái triết học, tôn giáo sử dụng. Vô vi là thuật ngữ trong sách Đạo đức kinh của Lão Tử nhằm chỉ một thái độ sống thuận theo tự nhiên, không làm điều trái tự nhiên. Trong bài thơ này, vô vi còn được hiểu theo nghĩa của Nho giáo. Chu Hi chú giải (câunày) như sau: Vô vi mà thịnh trị là vì bậc thánh nhân có đức thịnh nên cảm hóa được nhân dân, không phải làm gì hơn”.

Câu 2: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ truyền thống yêu chuộng hoà bình của dân tộc ta.

* Gợi ý trả lời

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, trôi chảy ;

-Nội dung: hiểu được truyền thống yêu chuộng hoà bình của dân tộc ta. Tuy người Việt rất quật cường trong việc bảo vệ non sông, đất nước nhưng tận sâu thẳm cõi lòng, người Việt luôn mơ ước được sống trong cảnh không có chiến tranh. Rút ra bài học nhận thức và hành động.

2.Dạng đề viết bài văn (4-6 điểm)

Đề 1: Phân tích bài thơ “Quốc tộ” của Pháp Thuận.

* Gợi ý trả lời

1. Mở bài

- Đôi nét về thời đại, tác giả:

+ Thiền sư Pháp Thuận được xem là một vị cao tăng đã có đóng góp quan trọng vào công cuộc trị bình thời vua Đinh Tiên Hoàng.

+ Ông cũng là một hiện tượng đặc biệt của văn học Việt Nam thời trung đại.

- Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ Vận nước (Quốc tộ) của ông được xếp vào vị trí khai sáng cho nên văn học viết bằng chữ Hán của dân tộc ta.

- Chuyển ý

2. Thân bài

a. Khái quát thể loại, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ

- Bài thơ Vận nước được sáng tác theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với đặc trưng cơ bản là cô đọng, hàm súc, thường dùng hình tượng tự nhiên để biểu đạt tư tưởng.

- Bài thơ này là lời đáp của Thiền sư Pháp Thuận khi vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước đương thời bởi nhà sư vốn rất được nhà vua tin cậy, tôn kính.

b. Phân tích hai câu thơ đầu

- Mượn hình ảnh dây mây quấn quýt để miêu tả vận nước vừa dễ hình dung vừa thể hiện được lòng tin, niềm tự hào của tác giả về đất nước.

- Cụm từ "Nam thiên lí" có cái rộng lớn, mênh mông như tầm vóc giang san gấm vóc.

→ Một câu thơ năm chữ vừa trình bày vừa miêu tả vừa hàm ẩn một niềm tự hào sâu thẳm của nhà thơ về đất nước mình.

c. Phân tích hai câu thơ cuối

- Vô vi có thể được xem là nhãn tự của bài thơ và dù hiểu theo góc nhìn tôn giáo nào thì cũng toát lên một tinh thần nhân ái trong đạo trị quốc, bình thiên hạ.

- Hai câu thơ là lời khuyên của nhà sư trước hết dành cho vị vua đang trị vì đất nước sau đó là lời nhắn nhủ cho hậu thế: Người lãnh đạo quốc gia nếu không tham vọng bá quyền, không hiếu chiến thì nền thái bình sẽ ngự trị trên thế giới đẹp đẽ này.

3. Kết bài

- Tổng kết nội dung, nghệ thuật của bài thơ

- Cảm nghĩ của người viết.

Xem thêm các dạng đề văn liên quan đến các tác phẩm môn Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, hay khác: