Câu hỏi bài Ca dao hài hước chọn lọc - Ngữ văn lớp 10


Câu hỏi bài Ca dao hài hước chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Ca dao hài hước Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Ca dao hài hước này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 10 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 10.

Câu hỏi bài Ca dao hài hước chọn lọc - Ngữ văn lớp 10

Câu hỏi: Việc dẫn cưới và thách cưới ở bài ca dao số 1 có gì khác thường?

Trả lời:

Lời dẫn cưới và thách cưới mang đầy tính hài hước, cợt đùa về cái nghèo của cả chàng trai, cô gái để họ ham sống, yêu đời và lạc quan hơn.

Câu hỏi: Cách nói của chàng trai và cô gái ở bài ca dao số 1 có gì đặc biệt?

Trả lời:

- Lời chàng trai: chàng trai có dự định to tát:

    + Toan dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò

    + Chàng trai muốn đám cưới linh đình

Tuy nghèo khó, nhưng vì coi trọng lễ cưới, yêu quý người bạn trăm năm, nên chàng trai đã nói lên những dự định rất sang trọng trong lễ cưới rồi tìm cớ rất hợp lý để gạt bỏ dự định đó. Qua cách nói này, chàng trai thể hiện được nỗi lòng của mình rất coi trọng ngày cưới nhưng cũng vì hoàn cảnh mà không được như ý nguyện.

- Lời cô gái: thách cưới “một nhà khoai lang”. Trước dự định dẫn cưới của chàng trai, cô gái vẫn cảm thấy hài lòng.

Câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận của mình về tiếng cười của người lao động trong cảnh nghèo qua bài ca dao số 1.

Trả lời:

Lời thách cưới thật đáng yêu, đáng trân trọng, cho dù nó chỉ là lời đùa cợt trong chặng hát cưới của dân ca. Cho thấy cuộc sống của người dân lao động tuy nghèo về vật chất nhưng luôn ấm áp, hạnh phúc về tinh thần.

Câu hỏi: Bài ca dao số 1 có giọng điệu hài hước, dí dỏm, đáng yêu là nhờ yếu tố nghệ thuật nào?

Trả lời:

Bài ca sử dụng biện pháp nói quá, tương phản tạo tiếng cười dí dỏm, hài hước

    + Lối nói khoa trương: dẫn voi, dẫn trâu, bò- nhà khoai lang

    + Biện pháp đối lập giữa ước mơ với thực tế: thực chất nghèo nàn nhưng ước mơ một đám cưới linh đình.

    + Lối nói phủ định: dẫn voi sợ quốc cấm, dẫn trâu sợ họ máu hàn, dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân.

Câu hỏi: Tiếng cười trong ba bài ca dao số 2, số 3, số 4 có gì khác với tiếng cười ở bài ca dao số 1?

Trả lời:

Các bài 2,3,4: Tiếng cười trong ba bài ca dao khác với tiếng cười ở bài 1 là tiếng cười đả kích, phê phán, châm biếm thói hư tật xấu của một bộ phận người, ở mỗi bài là sự chế giễu một loại người trong xã hội.

Câu hỏi: Tác giả dân gian ở bài ca dao số 2, số 3, số 4 cười những con người nào trong xã hội, nhằm mục đích gì, với thái độ ra sao?

Trả lời:

Bài 2. Chế giễu loại đàn ông yếu đuối, không đáng với sức trai khỏe mạnh.

Bài 3. Chế giễu loại đàn ông lười nhác, không có chí lớn.

Bài 4 là bài ca dao chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên.

Câu hỏi: Những biện pháp nghệ thuật nào thường được sử dụng trong ca dao hài hước.

Trả lời:

Những biện pháp thường được sử dụng trong ca dao hài hước:

    + Cường điệu, phóng đại, tương phản đối lập

    + Khắc họa nhân vật bằng nét điển hình có giá trị khái quát cao

    + Dùng ngôn từ đời thường có tính mỉa mai, châm biếm

    + Tạo nhiều liên tưởng độc đáo

Câu hỏi: Nêu cảm nghĩ thật của mình về lời thách cưới của cô gái

Trả lời:

Lời thách cưới của cô gái “một nhà khoai lang” là sự ứng xử khôn khéo, thông minh.

Cô gái không những không mặc cảm mà còn bằng lòng với cái nghèo, tỏ ra vui, thích thú trong lời thách cưới.

Lời thách cưới của cô gái chính là lời tự trào của những người lao động lạc quan, yêu đời.

Câu hỏi: Tìm các bài ca dao hài hước khác mà em biết.

Trả lời:

Một số bài ca dao hài hước:

– Lấy chồng cho đỡ nắng mưa

Chẳng ngờ chồng lại ngủ trưa đến giờ.

– Gái sao chồng đánh chẳng chừa

Đi chợ vẫn giữ cùi dừa, bánh đa.

– Sông bao nhiêu nước cũng vừa

Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng.

– Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ

Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, hay khác: