Câu hỏi bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên chọn lọc - Ngữ văn lớp 10


Câu hỏi bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 10 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 10.

Câu hỏi bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên chọn lọc - Ngữ văn lớp 10

Câu hỏi: Theo em việc làm của nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Việc làm của Ngô Tử Văn mang nhiều ý nghĩa, vừa thể hiện sự khẳng khái, chính trực, dũng cảm muốn vì dân trừ hại

Vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ xâm lược.

Câu hỏi: Theo em chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” thể hiện điều gì?

Trả lời:

- Chuyện Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là chi tiết thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm. Chi tiết này thể hiện niềm tin người trung đại về một thế giới khác bên cạnh cõi trần.

- Thể hiện khát vọng về công lý, là bước ngoặt của truyện, tạo nên tính li kì, hấp dẫn.

- Mang ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống, hành động hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.

Câu hỏi: Chi tiết Ngô Tử Văn được nhậm chức Phán sự ở đền Tản Viên trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Chức phán sự là chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án. Chi tiết này có nghĩa:

+ Chức quan thể hiện công lí, công bằng, sự thật

+ Chàng đã đòi lại công lí, chính nghĩa, mặc cho cái chết đe dọa

+ Là phần thưởng xứng đáng có ý nghĩa cho con cháu noi gương

Câu hỏi: Phân tích nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nguyễn Dữ thông qua “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.

Trả lời:

- “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” đưa người đọc vào thế giới ly kỳ, huyền ảo.

+ Chuyện viết về thần linh (thổ công, đức thánh Tản Viên), ma quỷ (Diêm Vương, hồn ma)

+ Chuyện chết đi sống lại của con người

- Hiện thực được lồng vào cốt truyện kì ảo, người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kỳ ảo để khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết sẽ nhận giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm.

- Cốt truyện của Nguyễn Dữ giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, logic.

- Cách dẫn dắt truyện của tác giả khéo léo, bằng sự việc bất ngờ, dẫn dắt tới đỉnh điểm kịch tính, giải quyết một cách hợp lí, thỏa đáng.

- Người đọc đồng cảm với thái độ, quan điểm của nhà văn, thái độ ca ngợi trí thức, tinh thần dân tộc, quan niệm ác giả ác báo.

Câu hỏi: Nêu chủ đề của truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.

Trả lời:

Truyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn- đại diện cho trí thức Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh trừ hại cho dân

Chủ đề truyện: đề cao chính nghĩa, dũng cảm cương trực nhất định chiến thắng gian tà.

Câu hỏi: Nếu được yêu cầu viết đoạn kết thúc của truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, em sẽ đồng tình với cách kết thúc như đã có hay sẽ chọn một cách kết thúc khác?

Trả lời:

Với cách kết như vậy em đồng tình, bởi nhân vật Ngô Tử Văn cương trực, luôn đề cao chính nghĩa sẽ phù hợp với chức phán sự đền tản viên. Ngô Tử Văn sẽ cầm cân nảy mực vì lẽ phải, để không ai bị oan khuất.

Câu hỏi: Giá trị nội dung và nghệ thuật của “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”

Trả lời:

Nội dung

- “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ có nhiều ý nghĩa nhưng chủ yếu là đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân qua hình tượng Ngô Tử Văn- một trí thức yêu chính nghĩa, dũng cảm, cương trực.

- Truyện thể hiện khát vọng công lí, niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng.

Nghệ thuật

- Bằng cách kể chuyện lôi cuốn với những tình tiết và cách xây dựng truyện giàu kịch tính, Nguyễn Dữ đã dựng nên bức chân dung của nhân vật Ngô Tử Văn một cách sắc nét và sinh động.

- Truyện sử dụng những chi tiết kì ảo, hoang đường khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, hứng thú với người đọc.

Câu hỏi: Cách giới thiệu nhân vật ở đầu truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của tác giả có tác dụng gì?

Trả lời:

Cách giới thiệu mở đầu như vậy nhằm định hướng cho người đọc thấy được phẩm chất của nhân vật, rồi từ đó để người đọc theo dõi sự chứng minh của nhân vật về bản tính của mình, và tạo sự hấp dẫn, hồi hộp.

Đó là cách mở đầu đậm chất truyền thống chưa thoát xa được cách kể chuyện dân gian.

Câu hỏi: Nội dung của truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” còn có ngụ ý phê phán những ai, những hiện tượng, vấn đề gì trong xã hội đương thời?

Trả lời:

- Phê phán những kẻ hung ác, xảo quyệt, tham lam, hại dân.

- Phê phán những hiện tượng oan trái, bất công, sự quan liêu, xa dân: từ cõi âm đến cõi trần.

- Phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời và nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng chống lại cái xấu, cái ác.

Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của văn bản “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.

Trả lời:

Tác phẩm đề cao những người trung thực, ngay thẳng, giàu tinh thần dân tộc, đồng thời khẳng định niềm tin vào công lí, chính nghĩa của nhân dân ta.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, hay khác: