Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ X đến hết thế kỉ XIX ngắn nhất


Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ X đến hết thế kỉ XIX

Câu 1 (trang 111 sgk Văn 10 Tập 1):

Văn học chữ Hán Văn học chữ Nôm
Điểm chung Hai thành phần văn học này đều thuộc nền Văn học trung đại Việt Nam, đều có những thể loại tiếp thu từ Trung Quốc, đều có những thành tựu nghệ thuật to lớn.
Điểm riêng

- Ra đời sớm

- Bao gồm cả thơ và văn xuôi

- Chủ yếu tiếp thu các thể loại văn học từ Trung Quốc: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật.

- Ra đời muộn hơn

- Chủ yếu là thơ, rất ít tác phẩm văn xuôi

- Chỉ có một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc, phần lớn là thể loại văn học dân tộc: lục bát, hát nói, truyện thơ, ngâm khúc, song thất lục bát. Có sự dân tộc hóa những thể loại văn học Trung Quốc: Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.

Câu 2 (trang 111 sgk Văn 10 Tập 1):

Giai đoạn văn học Nội dung Nghệ thuật Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm
Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV Nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Văn học chữ hán với các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc có những thành tựu lớn.Văn học chữ Nôm đặt những viên gạch đầu tiên bằng một số bài thơ, bài phú Nôm. Vận nước – Pháp Thuận; Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn; Sông núi nước Nam; Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn; Phò giá về kinh – Trần Quang Khải; Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu,…
Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII Đi từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca đến nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến. Văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại, đặc biệt là văn chính luận. Văn học chữ Nôm có sự Việt hóa thể loại tiếp thu từ Trung Quốc đồng thời sáng tạo những thể loại văn học dân tộc, Quân trung từ mệnh tập và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi; Thiên Nam ngữ lục; sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm; Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ.
Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa xuất hiện, nói lên tiếng nói đòi quyền sống, quyền hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, đặc biệt là con người cá nhân và người phụ nữ. Văn học phát triển mạnh cả về văn xuôi và văn vần, cả văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Địa vị của văn học chữ Nôm được nâng cao, văn xuôi tự sự chữ hán cũng đạt được những thành tựu nghệ thuật to lớn trên một số thể loại. Chinh phụ ngâm ; Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều; thơ Bà Huyện Thanh Quan; Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái,…
Nửa cuối thế kỉ XIX Văn học yêu nước phát triển phong phú, nhìn chung mang âm hưởng bi tráng. Văn học chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng văn học chữ Hán, chữ Nôm vẫn đóng vai trò chủ đạo. Văn học bước đầu có những đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu; Ngự tiều y thuật – Nguyễn Đình Chiểu; thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Xuân Ôn.

Câu 3 (trang 112 sgk Văn 10 Tập 1):

- Chủ nghĩa yêu nước: Sông núi nước Nam, Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn, Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn.

- Chủ nghĩa nhân đạo: Truyện Kiều – Nguyễn Du, Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ, Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu.

- Cảm hứng thế sự: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Phạm Đình Hổ.

Câu 4 (trang 112 sgk Văn 10 Tập 1):

- Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:

→ Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.

→ Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.

→ Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.

- Đọc văn học trung đại phải chú ý tới những điểm vừa đối lập, vừa bổ sung, giao thoa lẫn nhau. Khi đọc văn học trung đại chúng ta phải phân tích được cái hay, cái mẫu mực, quy phạm chặt chẽ, trang nhã, ưa sử dụng điển cố, ước lệ được tiếp thu từ văn học Trung Hoa những đồng thời chúng ta phải làm sáng tỏ được nét độc đáo của các tác giả, của nền văn học dân tộc thông qua sự phá cách, phá vỡ quy phạm, đưa cái đời thường bình dị, dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh nắm được: các thành phần chủ yếu và các giai đoạn phát triển của văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, một số đặc điểm lớn về nội dung và hình thức của văn học trung đại Việt Nam trong quá trình phát triển. Từ những kiến thức được học, học sinh hình thành thái độ, tình cảm yêu mến, trân trọng, giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 10 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.