Soạn bài Tỏ lòng ngắn nhất
Soạn bài Tỏ lòng
Bố cục:
- Hai câu thơ đầu: Hào khí Đông A ngút trời của đội quân nhà Trần.
- Hai câu thơ sau: Lí tưởng cao cả của bậc nam nhi.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 116 sgk Văn 10 Tập 1):
- Câu thơ đầu trong nguyên tác khắc họa được không chỉ tư thế của người anh hùng mà còn khắc họa được uy thế chủ động, dũng mãnh còn câu thơ dịch chỉ đơn thuần miêu tả tư thế của người anh hùng mà làm mất đi uy thế, hào khí dũng mãnh.
- Không gian rộng lớn "giang sơn", thời gian dài đằng đẵng "kháp kỉ thu".
- Con người ở đây mang tư thế, vóc dáng sánh ngang với non sông trời đất.
Câu 2 (trang 116 sgk Văn 10 Tập 1):
- Ngưu: có thể hiểu là trâu, cũng có thể hiểu là sao Ngưu trên trời.
- Sức mạnh của quân đội nhà Trần sánh ngang với vũ trụ, sức mạnh vô song được nhấn mạnh qua động từ "nuốt" ("thôn").
Câu 3 (trang 116 sgk Văn 10 Tập 1):
- Cả hai nghĩa:
→ Thể hiện chí làm trai theo tinh thần Nho giáo: lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm).
→ Chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân với nước.
Câu 3 (trang 116 sgk Văn 10 Tập 1):
- Người nam nhi thẹn khi nghe chuyện Vũ hầu tức Gia Cát Lượng, người thời Tam quốc, có nhiều công lao giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán.
- Nỗi thẹn ấy thể hiện nỗi trăn trở của bậc nam nhi đối với việc nước, thẹn vì chưa thể cống hiến hết mình cho minh quân, cho đất nước.
- Nỗi thẹn này thể hiện lý tưởng, nhân cách cao cả của bậc nam nhi thời Trần.
Câu 4 (trang 116 sgk Văn 10 Tập 1):
- Hình ảnh trang nam nhi thời Trần hiện lên với vẻ đẹp sức mạnh phi thường, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng đại diện cho thời đại hào khí Đông A tỏa sáng.
- Đây là niềm tự hào dân tộc, là tầm gương sáng cho tuổi trẻ hôm nay và ngày mai noi theo để gắng sức rèn luyện cống hiến cho tương lai của đất nước
Nhận xét – Ý nghĩa
Qua bài thơ, học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của hình tương người anh hùng vệ quốc hiên ngang, lẫm liệt với lí tưởng và nhân cách lớn lao cùng vẻ đẹp của thời đại với sức mạnh và khí thế hào hùng. Bên cạnh đó, học sinh thấy được nghệ thuật của bài thơ, ngắn gọn nhưng súc tích, nói ít gợi nhiều, giàu hình tượng, hiệu quả biểu đạt cao.