Soạn bài Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối ngắn nhất


Soạn bài Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

I. Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)

Câu 1 (trang 124 sgk Văn 10 Tập 2):

a. Ở ngữ liệu (1), nụ tầm xuân khiến người ta liên tưởng đến người con gái. Nụ tầm xuân nở cũng như em có chồng rồi vậy.

- Nếu nụ tầm xuân được thay thế bằng hoa tầm xuân hoặc hoa cây này thì giá trị biểu đạt của câu không còn nữa, thay vào đó chỉ như miêu tả một loài cây đơn thuần.

- Bốn câu cuối bài có sự lặp lại của hình ảnh cá cắn câu và chim vào lồng nhằm tác dụng nhấn mạnh số phận "cá chậu chim lồng" đầy chua xót của người con gái. Nếu không lặp lại thì ý so sánh đã rõ ý, nhưng việc lặp lại tô đậm thêm ý so sánh. Cách lặp này giống với cách lặp nụ tầm xuân ở phía (lối lặp vòng tròn).

b. Viêc lặp từ không phải là phép điệp tu từ mà chỉ nhằm tạo nên tính đối xứng và tính nhịp điệu cho câu thơ.

c. Định nghĩa về phép điệp

Phép điệp là biện pháp tu từ được xây dựng bằng cách lặp lại một hoặc một số yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, cụm từ, câu, từ) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng.

Câu 1 (trang 125 sgk Văn 10 Tập 2):

a, Ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ:

(1)

Thương em anh cũng muốn vô

Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang

Phá Tam Giang ngày nay đã cạn

Truông Nhà Hồ nội tán cấm nghiêm

(2) Cô ấy nhảy đẹp và múa cũng đẹp.

(3) Sách cung cấp cho chúng ta những kiến thức quý giá, sách cũng mở ra cho chúng ta những chân trời mới.

b, Ba ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp

(1)

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô

Nhớ sao lớp học i tờ

Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa...

(Việt Bắc – Tố Hữu)

(2) Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(Cây tre Việt Nam – Thép Mới)

(3) Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, Một dân tộc đã gan góc đứng về phe. Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

(Hồ Chí Minh)

c, Viết một đoạn vă có phép điệp theo nội dung tự chọn.

Gợi ý đoạn văn mẫu:

Quê hương là nơi mà ai đi xa cũng đều muốn trở về. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi ta đã trải qua tuổi thơ đẹp đẽ dưới cánh diều sáo vi vu bên con sông quê êm đềm. Quê hương là nơi em bé lớn lên khỏe mạnh bằng dòng sữa ấm áp của mẹ và lời ru ầu ơ của bà. Quê hương là những ngày rong chơi trên những cánh đồng, ống quần găm đầy cỏ ấu. Quê hương là những chiều ngả người trên lưng trâu đọc sách hay bày trò trận giả với lũ bạn thân. Quê hương còn là những đêm trăng thành gió mát, bà trải chiếc chiếu con ra giữa sân, đàn cháu quây quần túm tụm ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích. Quê hương cũng là nguồn nước mát nuôi dưỡng những phần tâm hồn trong trẻo của con người. Quê hương – hai tiếng gọi thiêng liêng và ấm áp mà mỗi khi nghe thấy đều khiến con người ta bồi hồi, thổn thức.

II. Luyện tập về phép đối

Câu 1 (trang 125 sgk Văn 10 Tập 2):

a, ở ngữ liệu (1) và (2), từ ngữ đặc sắp xếp thành các vế cân xứng với nhau, số lượng chữ ở mỗi về bằng nhau. Hai vế câu được gắn kết lại nhờ phép đối.

Vị trí của các danh từ, các tính từ và các động từ trong các vế đều tương xứng với nhau (danh – danh, động – động, tính – tính) tạo thế cân đối giữa hai vế.

b, Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau:

- Ngữ liệu (3): sử dụng tiểu đối trong một câu, các câu chia thành hai vế đối nhau.

- Ngữ liệu (4): sử dụng cách đối giữa hai câu.

c, Ví dụ về phép đối:

- Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo):

   + ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan.

   + Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.

   + Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm.

- Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi):

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,

Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

   + Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán ;

Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.

- Truyền Kiều (Nguyễn Du):

Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề

Dập dìu lá gió cành chim

Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh

- Câu đối:

Nước trong leo lẻo, cá đớp cá

Trời nắng chang chang người trói người

Hữu duyên thiên lí năng tương ngộ

Vô duyên đối diện bất tương phùng

d, Định nghĩa về phép đối

Phép đối là cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạp nên hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa trong cách diễn đạt để hướng đến làm nội bật nội dung ý nghĩa nào đó.

Câu 2 (trang 126 sgk Văn 10 Tập 2):

a, Phép đối trong tục ngữ có tác dụng tạo vần điệu, làm cho tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc.

- Từ ngữ trong câu tục ngữ không thể thay thế được vì tục ngữ mang tính cố định.

- Phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ đi kèm: gieo vần lưng, từ ngữ mang giá trị tu từ,…

b, Tục ngữ khá ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học cũng nhớ, không cố ý ghi lại mà vẫn được lưu truyền vì cách diễn đạt của tục ngữ có gọt giũa, súc tích, có vần điều, dễ nhớ, dễ thuộc.

Câu 3 (trang 126 sgk Văn 10 Tập 2):

a, Tìm mối kiểu đối một ví dụ:

- Đối thanh điệu: Mượn là mất, cất là còn (mất: thanh trắc >< còn: thanh bằng).

- Đối từ loại: Của anh anh mang, của nàng nàng xách ( những từ cùng từ loại đối nhau: của anh – của nàng, mang – xách).

- Đối ngữ nghĩa: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng / Ngày tháng mười chưa cười đã tối (đêm – ngày, sáng – tối).

b, Ra vế đối cho các bạn cùng đối: Tập thể tập thể dục/ Học sinh học sinh học.

Nhận xét - Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh có thể biết:

- Nhận biết phép điệp và phép đối trong văn bản nghệ thuật và sử dụng hiệu quả.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 10 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.