Soạn bài Thề nguyền (trích Truyện Kiều) ngắn nhất


Soạn bài Thề nguyền (trích Truyện Kiều)

Bố cục:

- Phần 1 (4 câu đầu): Thúy Kiều sang nhà Kim Trọng trong đêm.

- Phần 2 (6 câu tiếp) : Tư thế và cảm giác của Kim Trọng khi thấy Thúy Kiều bước tới

- Phần 3 (4 câu tiếp): Thúy Kiều giải thích với Kim Trọng lí do mình tới

- Phần 4 (Còn lại): Cảnh thề nguyền giữa Kim Trọng và Thúy Kiều.

Vị trí:

Từ câu 431 đến câu 452

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 116 sgk Văn 10 Tập 2):

- Các từ "vội", "xăm xăm", "băng" vừa diễn tả sự khẩn trương, vội vã tìm đến với người yêu của Kiều, lại vừa diễn tả tâm trạng và tình cảm của Kiều.

- Sở dĩ Kiều có vẻ vội vã như vậy là do nàng sợ người lớn quở mắng về hành động chưa được phép của mình, lại vừa chạy theo tiếng trái tim mách bảo.

Câu 2 (trang 116 sgk Văn 10 Tập 2):

- Không gian thơ mộng và thiêng liên của cuộc thề nguyền: chàng kim đang mơ màng giấc ngủ dưới ánh trăng thì chợt có tiếng bước chân khẽ khàng của Kiều tiến đến gần. Chàng choàng tỉnh, chưa hết bàng hoàng. Cả hai như lạc vào cõi mộng, sung sướng và hạnh phúc.

- Cảnh thề nguyền diễn ra trang trọng với các nghi thức được trời đất chứng dám:

   + Đài sen sáng bừng ánh sáng của nến sáp.

   + Lò đào tỏa hương trầm

   + Tờ giấy ghi lời thề của hai người

   + Trao kỉ vật: tóc mây

   + Vầng trăng "vằng vặc giữa trời" chứng dám cho lời thề của lứa đôi.

⇒ Cả thiên nhiên, đất trời chứng dám cho lời thề nguyền của đối trai gái. Lời thề của họ là minh chứng cho tình yêu và sự chung thủy thiêng liêng đến sâu nặng của họ.

Câu 3 (trang 116 sgk Văn 10 Tập 2): Cuộc thề nguyền và những kỉ vật hai người đã trao nhau trong đêm đó chính là những gì Thúy Kiều nhắc tới và trao lại cho Thúy Vân trong đoạn trích Trao duyên. Kiều nhờ em gái, là người mà Kiều tin tưởng nhất, trả nghĩa cho chàng Kim là vì Kiều tôn thờ và muốn bảo vệ tình yêu của mình. Đó là tình yêu Kiều gìn giữ suốt đời, nên nếu không thể sống cả đời với nó thì Kiều sẵn sàng hi sinh vì nó.

Nhận xét - Ý nghĩa

Qua đoạn trích, học sinh thấy được:

Nội dung:

- Hình tượng người anh hùng Từ Hải mang dáng vẻ của một bậc đại trượng phu với chí hướng ngút trời.

- Cuộc chia li chất chứa nghĩa khí người anh hùng và lời hứa hẹn ngày về trong vinh quang của Từ Hải với Thúy Kiều.

- Hình ảnh người anh hùng "ra đi đầu không ngoảnh lại" đầy khí chất.

Nghệ thuật:

- Nghệ thuật lí tưởng hóa nhân vật.

- Sử dụng hệ thống ngôn từ mang màu sắc cổ thi, ước lệ.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc của Nguyễn Du.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 10 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.