X

Soạn văn 11 Kết nối tri thức

Top 10 Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện


Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 10 bài thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 10 Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện

Bài thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trọng một tác phẩm truyện - mẫu 1

Chào thầy/ cô và các bạn,

Như mọi người đã biết, truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao là một trong những tác phẩm chân thực nhất, ấn tượng nhất về nghệ thuật kể chuyện. Truyện không chỉ thu hút người đọc bởi tính phản ánh chân thực hiện thực của xã hội mà nó còn hấp dẫn ở lối tự sự đầy sáng tạo, hấp dẫn của tác giả khi miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Chí Phèo. 

Cách kể chuyện ở đây không chỉ đơn thuần là cách kể về diễn biến của câu chuyện về những sự kiện, sự việc diễn ra trong đó. Ở đây, Nam Cao đã vận dụng cách kể chuyện độc đáo không chỉ trong các sự kiện mà còn trong cả diễn biến tâm lí của nhân vật, đặc biệt là diễn biến tâm lí của nhân vật Chí Phèo - từ sự biến đổi sau khi đi tù về cho đến quá trình hoàn lương trở thành người lương thiện. 

Mở đầu tác phẩm, Nam Cao đã sử dụng cách kể chuyện độc đáo của mình để miêu tả một Chí Phèo say rượu, vừa đi vừa chửi. Điểm độc đáo ở đây là trong lời chửi, không chỉ là lời miêu tả của tác giả mà trong đó, có cả lời của chính nhân vật - những lời độc thoại nội tâm. Cách sử dụng những lời độc thoại nội tâm như vậy giúp người đọc có thể dễ dàng lắm bắt được diễn biến tâm lý nhân vật và thể hiện sự khai thác sự kiện trên cái nhìn đa chiều của tác giả. Tiếp đến, ông kể về Chí Phèo, là một đứa trẻ mồ côi lương thiện, bị bá kiến cho đi tù và ra tù, hắn trở thành con quỷ của làng Vũ Đại. Hắn trở thành một kẻ chuyên làm nghề rạch mặt, ăn vạ, ngày ngày say khướt và trở thành tay sai của bá kiến. 

Đỉnh cao của nghệ thuật kể chuyện độc đáo của Nam Cao phải kể đến ở chỗ khi ông phân tích quá trình hoàn lương của Chí Phèo. Hắn gặp Thị Nở - người đàn bà xấu xí cho hắn biết cảm giác thế nào là tình yêu, là niềm hạnh phúc. Tỉnh dậy sau đến gặp thị Nở, nhận thức của Chí Phèo dần thay đổi. Hắn đã hết say và lắng nghe thấy những thanh âm trong trẻo của cuộc sống mà trước đây hắn chưa từng nghe thấy. Hắn thấy vui rồi lại buồn, rồi lại nghĩ về tương lai, mơ ước về cuộc sống hạnh phúc, giản dị và bình yên. Chí Phèo đang cảm thấy hạnh phúc, chìm đắm trong tình yêu và sự quan tâm của thị Nở. Sau khi nghe lời khuyên của bà cô, thị quay ra đòi chia tay hắn, Chí Phèo muốn níu kéo niềm hạnh phúc nhỏ nhoi này nhưng hắn nhận ra, hắn chẳng có gì để níu kéo. Hắn muốn tìm lại kẻ đầu sỏ, kẻ khiến hắn trở lên như vậy - bá kiến. Đến đây, Nam Cao đã lột tả hết tài năng miêu tả diễn biến tâm lý của mình, ông khoan dung với số phận của hắn, tin tưởng vào sự lương thiện của con người khi miêu tả niềm vui, sự hạnh phúc nhen nhóm của Chí Phèo. 

 

Bởi vậy, sức hấp dẫn của Chí Phèo không chỉ nằm ở cốt truyện giản dị, thật tâm về người nông dân, nông thôn Việt Nam trong những năm chiến tranh, mà nó còn nằm ở sự độc đáo trong cách kể chuyện, miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật một cách chỉn chu, đa dạng trên nhiều phương diện khác nhau để soi chiếu được rõ nhất tâm lí của mỗi nhân vật. 

Vì vậy, truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao xứng đáng là một trong những tác phẩm hay nhất, kinh điển nhất về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của một nhà văn luôn phản ánh cuộc sống đời thực của những người bất hạnh trong xã hội. Nhưng qua đó, ông cũng khẳng định sự lương thiện luôn ẩn chứa trong họ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. 

Trên đây là toàn bộ bài thuyết trình của em, cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã lắng nghe. Em xin hết ạ!

Bài thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trọng một tác phẩm truyện - mẫu 2

Xin chào thầy cô và các bạn!

Trong bài học hôm nay, mình xin được trình bày về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao. Rất mong được thầy cô và các bạn cùng chú ý lắng nghe.

Trong tác phẩm Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã thành công sử dụng và mang lại rất nhiều giá trị nghệ thuật đắt giá. Một điểm nghệ thuật đặc biệt ấn tượng trong tác phẩm “Chí Phèo” đó là có sự xáo trộn trình tự thời gian. Nhà văn đã mở đầu câu chuyện bằng âm thanh tiếng chửi của Chí Phèo, sau đó tác giả mới bắt đầu dẫn dắt vào câu chuyện. Điều này đã tạo nên sức hấp dẫn và gây chú ý, thu hút người đọc ngay từ những câu đầu tiên của truyện. Đến cuối câu chuyện là hình ảnh cái lò gạch cũ bỏ hoang đã từng xuất hiện ở đầu tác phẩm, điều này gửi gắm thông điệp sâu sắc của tác giả đến người đọc, đó là: chừng nào còn tồn tại một xã hội như làng Vũ Đại thì lúc ấy vẫn còn những Chí Phèo con ra đời.

 

Nét nghệ thuật đắc sắc thứ hai, Nam Cao còn thành công trong việc phân tích tâm lí nhân vật. Những chi tiết tác giả miêu tả hình ảnh Chí Phèo từ một người nông dân lương thiện mà trở nên tha hóa, đến cuối cùng bị loại bỏ ra khỏi xã hội loài người. Từ hình tượng nhân vật này, nhà văn đã khái quát một hiện tượng phổ biến của xã hội thời bấy giờ, đó là tình trạng người nông dân nghèo khổ bị bần cùng hóa và cuối cùng là tha hóa. Không chỉ phân tích tâm lí nhân vật tài tình, nhà văn còn xây dựng nên những hình ảnh đặc sắc mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Điển hình là chi tiết bát cháo hành đơn sơ là biểu hiện của tình yêu thương. Chính hơi ấm từ hình ảnh bình dị đó đã thức tỉnh con quỷ dữ bên trong Chí Phèo và khiến hắn từ một người đã tha hóa, bị xã hội ruồng bỏ muốn quay trở lại làm người lương thiện. Có thể thấy nghệ thuật xây dựng hình ảnh của Nam Cao đã tạo ra một hình ảnh biểu tượng tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng mỗi ai sau khi đọc xong truyện khi nhắc đến cháo hành đều nghĩ ngay đến truyện Chí Phèo.

 

Đặc sắc về nghệ thuật trong truyện “Chí Phèo” không thể không kể đến là ngôn ngữ kể chuyện đa dạng, linh hoạt xuyên suốt tác phẩm, điều đó giúp cho người đọc cảm nhận được rõ ràng nhất những tâm trạng của nhân vật.

Đọc xong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, người đọc có thể thấy được và trầm trồ trước tài năng của Nam Cao trong việc viết truyện ngắn.

Bài thuyết trình của mình đến đây là kết thúc. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Mình rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của mọi người.

Bài thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trọng một tác phẩm truyện - mẫu 3

Xin chào cô và các bạn. Trong buổi học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng thảo luận về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.

Tất cả mọi người ngồi đây đều đã được học về tác phẩm này. Đây là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Kim Lân viết về số phận người nông dân trong nạn đói. Qua đó, tác giả ngợi ca vẻ đẹp họ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn khao khát sống có ý nghĩa.

Tác giả Kim Lân rất thành công xây dựng một tình huống truyện éo le, ngang trái. Điều đó được thể hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm. Anh Tràng làm nghề kéo xe thóc thuê. Anh có ngoại hình xấu xí "cái mặt thô kệch", "đôi mắt nhỏ tí". Nếu xét cả về ngoại hình và gia cảnh của anh hiện tại thì thực sự khó để có thể lấy được vợ. Ấy vậy mà trong nạn đói Tràng lại có vợ trong lúc không ai ngờ nhất. Hơn nữa, chuyện lấy vợ thông thường là chuyện đại sự. Vậy mà với Tràng nó lại diễn ra chóng vánh. Chỉ bằng lời hò đùa, vài bát bánh đúc mà Thị theo không Tràng về làm vợ. Qua tình huống truyện này, nhà văn Kim Lân muốn bày tỏ nỗi thống khổ, sự rẻ rúng của con người trong hoàn cảnh nạn đói khủng khiếp.

Một điểm đặc sắc về nghệ thuật của "Vợ nhặt" đó là ngôn ngữ kể chuyện. Người kể chuyện thay đổi ngôn ngữ rất linh hoạt. Có lúc tự nhiên, hóm hỉnh khi miêu tả cảnh Tràng gặp Thị ở chợ nhưng lại tha thiết, cảm động khi diễn tả nỗi niềm của bà cụ Tứ khi dặn dò các con.

Điểm nhìn trần thuật trong câu chuyện cũng được thay đổi linh hoạt. Nhà văn khi thì đứng ngoài để quan sát, miêu tả, lúc lại hóa thân vào nhân vật để bộc lộ tâm trạng. Có những đoạn, nhà văn nhập giọng người kể vào tiếng nói nội tâm của nhân vật. Điều đó khiến cho tác giả có thể miêu tả sâu sắc những trại thái tâm lí của nhân vật.

Tóm lại, bằng tài năng của mình, nhà văn Kim Lân đã mang đến cho độc giả một câu chuyện chân thực về số phận của con người trong nạn đói. Dù phải đối diện với cái đói, cái chết nhưng những người nông dân vẫn luôn khao khát sống có ý nghĩa.

Trên đây là phần trình bày của em về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm "Vợ nhặt". Rất mong có thể nhận được góp ý từ mọi người.

Bài thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trọng một tác phẩm truyện - mẫu 4

Kính chào thầy cô và các bạn.

Tôi tên là............học sinh.........trường.........

Như mọi người đã biết, truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao là một trong những tác phẩm chân thực nhất, ấn tượng nhất về nghệ thuật kể chuyện. Truyện không chỉ thu hút người đọc bởi tính phản ánh chân thực hiện thực của xã hội mà nó còn hấp dẫn ở lối tự sự đầy sáng tạo, hấp dẫn của tác giả khi miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Chí Phèo.

Cách kể chuyện ở đây không chỉ đơn thuần là cách kể về diễn biến của câu chuyện về những sự kiện, sự việc diễn ra trong đó. Ở đây, Nam Cao đã vận dụng cách kể chuyện độc đáo không chỉ trong các sự kiện mà còn trong cả diễn biến tâm lí của nhân vật, đặc biệt là diễn biến tâm lí của nhân vật Chí Phèo - từ sự biến đổi sau khi đi tù về cho đến quá trình hoàn lương trở thành người lương thiện.

Mở đầu tác phẩm, Nam Cao đã sử dụng cách kể chuyện độc đáo của mình để miêu tả một Chí Phèo say rượu, vừa đi vừa chửi. Điểm độc đáo ở đây là trong lời chửi, không chỉ là lời miêu tả của tác giả mà trong đó, có cả lời của chính nhân vật - những lời độc thoại nội tâm. Cách sử dụng những lời độc thoại nội tâm như vậy giúp người đọc có thể dễ dàng lắm bắt được diễn biến tâm lý nhân vật và thể hiện sự khai thác sự kiện trên cái nhìn đa chiều của tác giả. Tiếp đến, ông kể về Chí Phèo, là một đứa trẻ mồ côi lương thiện, bị bá kiến cho đi tù và ra tù, hắn trở thành con quỷ của làng Vũ Đại. Hắn trở thành một kẻ chuyên làm nghề rạch mặt, ăn vạ, ngày ngày say khướt và trở thành tay sai của bá kiến.

Đỉnh cao của nghệ thuật kể chuyện độc đáo của Nam Cao phải kể đến ở chỗ khi ông phân tích quá trình hoàn lương của Chí Phèo. Hắn gặp Thị Nở - người đàn bà xấu xí cho hắn biết cảm giác thế nào là tình yêu, là niềm hạnh phúc. Tỉnh dậy sau đến gặp thị Nở, nhận thức của Chí Phèo dần thay đổi. Hắn đã hết say và lắng nghe thấy những thanh âm trong trẻo của cuộc sống mà trước đây hắn chưa từng nghe thấy. Hắn thấy vui rồi lại buồn, rồi lại nghĩ về tương lai, mơ ước về cuộc sống hạnh phúc, giản dị và bình yên. Chí Phèo đang cảm thấy hạnh phúc, chìm đắm trong tình yêu và sự quan tâm của thị Nở. Sau khi nghe lời khuyên của bà cô, thị quay ra đòi chia tay hắn, Chí Phèo muốn níu kéo niềm hạnh phúc nhỏ nhoi này nhưng hắn nhận ra, hắn chẳng có gì để níu kéo. Hắn muốn tìm lại kẻ đầu sỏ, kẻ khiến hắn trở lên như vậy - bá kiến. Đến đây, Nam Cao đã lột tả hết tài năng miêu tả diễn biến tâm lý của mình, ông khoan dung với số phận của hắn, tin tưởng vào sự lương thiện của con người khi miêu tả niềm vui, sự hạnh phúc nhen nhóm của Chí Phèo.

Bởi vậy, sức hấp dẫn của Chí Phèo không chỉ nằm ở cốt truyện giản dị, thật tâm về người nông dân, nông thôn Việt Nam trong những năm chiến tranh, mà nó còn nằm ở sự độc đáo trong cách kể chuyện, miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật một cách chỉn chu, đa dạng trên nhiều phương diện khác nhau để soi chiếu được rõ nhất tâm lí của mỗi nhân vật.

Vì vậy, truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao xứng đáng là một trong những tác phẩm hay nhất, kinh điển nhất về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của một nhà văn luôn phản ánh cuộc sống đời thực của những người bất hạnh trong xã hội. Nhưng qua đó, ông cũng khẳng định sự lương thiện luôn ẩn chứa trong họ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Xin chân thành cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe. Em xin hết ạ!

Bài thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trọng một tác phẩm truyện - mẫu 5

Em xin kính chào thầy/cô và các bạn.

Như mọi người đã biết, truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao là một trong những tác phẩm chân thực nhất, ấn tượng nhất về nghệ thuật kể chuyện. Truyện không chỉ thu hút người đọc bởi tính phản ánh chân thực hiện thực của xã hội mà nó còn hấp dẫn ở lối tự sự đầy sáng tạo, hấp dẫn của tác giả khi miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Chí Phèo.

Cách kể chuyện ở đây không chỉ đơn thuần là cách kể về diễn biến của câu chuyện về những sự kiện, sự việc diễn ra trong đó. Ở đây, Nam Cao đã vận dụng cách kể chuyện độc đáo không chỉ trong các sự kiện mà còn trong cả diễn biến tâm lí của nhân vật, đặc biệt là diễn biến tâm lí của nhân vật Chí Phèo - từ sự biến đổi sau khi đi tù về cho đến quá trình hoàn lương trở thành người lương thiện.

Mở đầu tác phẩm, Nam Cao đã sử dụng cách kể chuyện độc đáo của mình để miêu tả một Chí Phèo say rượu, vừa đi vừa chửi. Điểm độc đáo ở đây là trong lời chửi, không chỉ là lời miêu tả của tác giả mà trong đó, có cả lời của chính nhân vật - những lời độc thoại nội tâm. Cách sử dụng những lời độc thoại nội tâm như vậy giúp người đọc có thể dễ dàng lắm bắt được diễn biến tâm lý nhân vật và thể hiện sự khai thác sự kiện trên cái nhìn đa chiều của tác giả. Tiếp đến, ông kể về Chí Phèo, là một đứa trẻ mồ côi lương thiện, bị bá kiến cho đi tù và ra tù, hắn trở thành con quỷ của làng Vũ Đại. Hắn trở thành một kẻ chuyên làm nghề rạch mặt, ăn vạ, ngày ngày say khướt và trở thành tay sai của bá kiến.

Đỉnh cao của nghệ thuật kể chuyện độc đáo của Nam Cao phải kể đến ở chỗ khi ông phân tích quá trình hoàn lương của Chí Phèo. Hắn gặp Thị Nở - người đàn bà xấu xí cho hắn biết cảm giác thế nào là tình yêu, là niềm hạnh phúc. Tỉnh dậy sau đến gặp thị Nở, nhận thức của Chí Phèo dần thay đổi. Hắn đã hết say và lắng nghe thấy những thanh âm trong trẻo của cuộc sống mà trước đây hắn chưa từng nghe thấy. Hắn thấy vui rồi lại buồn, rồi lại nghĩ về tương lai, mơ ước về cuộc sống hạnh phúc, giản dị và bình yên. Chí Phèo đang cảm thấy hạnh phúc, chìm đắm trong tình yêu và sự quan tâm của thị Nở. Sau khi nghe lời khuyên của bà cô, thị quay ra đòi chia tay hắn, Chí Phèo muốn níu kéo niềm hạnh phúc nhỏ nhoi này nhưng hắn nhận ra, hắn chẳng có gì để níu kéo. Hắn muốn tìm lại kẻ đầu sỏ, kẻ khiến hắn trở lên như vậy - bá kiến. Đến đây, Nam Cao đã lột tả hết tài năng miêu tả diễn biến tâm lý của mình, ông khoan dung với số phận của hắn, tin tưởng vào sự lương thiện của con người khi miêu tả niềm vui, sự hạnh phúc nhen nhóm của Chí Phèo.

Bởi vậy, sức hấp dẫn của Chí Phèo không chỉ nằm ở cốt truyện giản dị, thật tâm về người nông dân, nông thôn Việt Nam trong những năm chiến tranh, mà nó còn nằm ở sự độc đáo trong cách kể chuyện, miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật một cách chỉn chu, đa dạng trên nhiều phương diện khác nhau để soi chiếu được rõ nhất tâm lí của mỗi nhân vật.

Vì vậy, truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao xứng đáng là một trong những tác phẩm hay nhất, kinh điển nhất về nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của một nhà văn luôn phản ánh cuộc sống đời thực của những người bất hạnh trong xã hội. Nhưng qua đó, ông cũng khẳng định sự lương thiện luôn ẩn chứa trong họ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Trên đây là toàn bộ bài thuyết trình của em, cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã lắng nghe. Em xin hết ạ!

Bài thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trọng một tác phẩm truyện - mẫu 6

Xin chào cô và các bạn. Mình là Hải Yến. Trong buổi học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng thảo luận về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.

Tất cả mọi người ngồi đây đều đã được học về tác phẩm này. Đây là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Kim Lân viết về số phận người nông dân trong nạn đói. Qua đó, tác giả ngợi ca vẻ đẹp họ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn luôn nuôi dưỡng khao khát sống một cuộc đời có ý nghĩa.

Tác giả Kim Lân rất thành công xây dựng một tình huống truyện éo le, ngang trái. Điều đó được thể hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm. Anh Tràng làm nghề kéo xe thóc thuê. Anh có ngoại hình xấu xí "cái mặt thô kệch", "đôi mắt nhỏ tí". Nếu xét cả về ngoại hình và gia cảnh của anh hiện tại thì thực sự khó để có thể lấy được vợ. Ấy vậy mà trong nạn đói Tràng lại có vợ trong lúc không ai ngờ nhất. Hơn nữa, chuyện lấy vợ thông thường là chuyện đại sự. Vậy mà với Tràng nó lại diễn ra chóng vánh. Chỉ bằng lời hò đùa, vài bát bánh đúc mà Thị theo không Tràng về nhà. Qua tình huống truyện này, nhà văn Kim Lân muốn bày tỏ nỗi thống khổ, sự rẻ rúng của con người trong hoàn cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945.

Một điểm đặc sắc về nghệ thuật của "Vợ nhặt" đó là ngôn ngữ kể chuyện. Người kể chuyện thay đổi ngôn ngữ rất linh hoạt. Có lúc tự nhiên, hóm hỉnh khi miêu tả cảnh Tràng gặp Thị ở chợ nhưng có lúc lại tha thiết, cảm động khi diễn tả nỗi niềm của bà cụ Tứ khi dặn dò các con.

Điểm nhìn trần thuật trong câu chuyện cũng được thay đổi linh hoạt. Nhà văn khi thì đứng ngoài để quan sát, miêu tả, lúc lại hóa thân vào nhân vật để bộc lộ tâm trạng. Có những đoạn, nhà văn nhập giọng người kể vào tiếng nói nội tâm của nhân vật. Điều đó khiến cho tác giả có thể miêu tả sâu sắc những trại thái tâm lí của nhân vật.

Tóm lại, bằng tài năng của mình, nhà văn Kim Lân đã mang đến cho độc giả một câu chuyện chân thực về số phận của con người trong nạn đói. Dù phải đối diện với cái đói, cái chết nhưng những người nông dân vẫn luôn khao khát sống có ý nghĩa.

Trên đây là phần trình bày của em về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm "Vợ nhặt". Rất mong có thể nhận được góp ý từ mọi người.

Bài thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trọng một tác phẩm truyện - mẫu 7

 Trong bài học ngày hôm nay, mình sẽ trình bày về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao. Rất mong cả lớp chú ý lắng nghe.

Một điểm đặc biệt ấn tượng trong tác phẩm "Chí Phèo" đó là nhà văn đã xáo trộn trình tự thời gian. Mở đầu câu chuyện là âm thanh tiếng chửi của Chí Phèo. Sau đó, tác giả mới bắt đầu dẫn dắt vào câu chuyện và kể chi tiết hơn. Điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn và gây chú ý cho người đọc. Đặc biệt hình ảnh cái lò gạch cũ bỏ hoang xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm đã gửi gắm thông điệp sâu sắc của tác giả: chừng nào còn tồn tại một xã hội như làng Vũ Đại thì lúc ấy vẫn còn những Chí Phèo con ra đời.

Nam Cao đã rất thành công trong việc phân tích tâm lí nhân vật. Tác giả miêu tả hình ảnh Chí Phèo từ người nông dân lương thiện mà trở nên tha hóa. Cuối cùng hắn bị loại bỏ ra khỏi xã hội loài người. Qua tác phẩm, nhà văn muốn khái quát một hiện tượng phổ biến đã thành quy luật. Đó là tình trạng người nông dân bị bần cùng hóa và cuối cùng là tha hóa. Không chỉ phân tích tâm lí nhân vật tài tình, nhà văn còn xây dựng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Chi tiết bát cháo hành là biểu hiện của tình yêu thương. Chính hơi ấm đó đã thức tỉnh con quỷ dữ bên trong hắn và khiến Chí muốn quay trở lại làm người lương thiện.

Đặc sắc về nghệ thuật trong truyện "Chí Phèo" còn là ngôn ngữ kể chuyện đa dạng, linh hoạt điều đó giúp cho người đọc cảm nhận được rõ ràng nhất những tâm trạng của nhân vật. Đọc "Chí Phèo" của Nam Cao, người đọc có thể thấy được tài năng của tác giả trong việc viết truyện ngắn.

Bài nói của mình đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Mình rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của mọi người.

Bài thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trọng một tác phẩm truyện - mẫu 8

Chào thầy cô và các bạn,

Trong quá trình học tập và tìm hiểu, chúng ta đều nhận thấy rằng “Lão Hạc” là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Tác phẩm thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao; đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện. 

Truyện có những đặc điểm nghệ thuật kể chuyện nổi bật như sau:

Về nghệ thuật kể chuyện: Tác phẩm Lão Hạc với nét đặc sắc nhất là cách kể chuyện của nhà văn được xây dựng thông qua ngôi kể thứ ba bằng lời kể của một nhân vật được chứng kiến câu chuyện Ông giáo làm cho câu chuyện giàu tính chân thực, khách quan, bộc lộ được thái độ tình cảm và cách đánh giá nhân vật Lão Hạc rất thuyết phục . . 

Thứ hai là nghệ thuật phân tích tâm lí già dặn, kể chuyện chân thực, màu sắc trữ tình đan xen triết lí sâu sắc đã xây dựng nên tính cách nhân vật: Lão Hạc thông qua miêu tả ngoại hình và nhất là miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật rất thành công. Nhân vật chính (Lão Hạc) được miêu tả và nhìn nhận qua nhiều nhân vật khác như qua ông giáo, Binh Tư, qua vợ ông giáo…với nhiều khía cạnh khác nhau bộc lộ nên các tính cách, hành động sống động, đa chiều chứ không khô khan.

Thứ ba, việc xây dựng tình huống truyện: từ những sự việc tưởng như rất vụn vặt, tác giả đã tạo ra sự hấp dẫn của câu chuyện qua các tình huống truyện : từ việc lão Hạc bán con chó vàng,lão Hạc nhờ ông giáo trông coi giúp mảnh vườn, lão Hạc xin bả chó đến cái chết thêthảm của lão Hạc … Tình huống truyện được xây dựng bất ngờ khiến cho người đọc cũng đã có lúc hoài nghi lão Hạc như ông giáo, để rồi vỡ òa trong sự thương xót và kính trọng.

Bên cạnh đó, một trong những nét nổi bật của nghệ thuật khác chính là khắc họa rất nhiều triết lí của câu truyện. Trong tác phẩm có chứa rất nhiều câu văn, đoạn văn giàu tính triết lí về cuộc sống, về con người, đến nay vẫn còn nguyên giá trị: “ Chao ôi ! Đối với những người ở xung quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…”.

Như vậy, truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện sinh động tài năng nghệ thuật của Nam Cao – ông xứng đáng là một nhà văn xuất sắc trong trào lưu văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945. Trên đây là những chia sẻ của em về những đặc điểm nghệ thuật kể chuyện nổi bật trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao gửi đến thầy cô và các bạn. Em xin cảm ơn!  

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 11 hay khác: