Top 10 Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện Chữ người tử tù
Haylamdo biên soạn và sưu tầm tổng hợp trên 10 văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện Chữ người tử tù hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Dàn ý Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Chữ người tử tù
- Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Chữ người tử tù (mẫu 1)
- Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Chữ người tử tù (mẫu 2)
- Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Chữ người tử tù (mẫu 3)
- Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Chữ người tử tù (mẫu 4)
- Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Chữ người tử tù (mẫu 5)
- Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Chữ người tử tù (mẫu 6)
- Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Chữ người tử tù (mẫu 7)
- Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Chữ người tử tù (mẫu 8)
- Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Chữ người tử tù (mẫu 9)
- Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Chữ người tử tù (mẫu 10)
Top 10 Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện Chữ người tử tù
Dàn ý Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Chữ người tử tù
I. Mở bài:
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân: Một cây bút tài hoa độc đáo, có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại Việt Nam
- Khái quát chung về tác phẩm Chữ người tử tù: Một truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách tài hoa nghệ sĩ của ông, được in trong tập Vang bóng một thời (1940)
II. Thân bài:
Phân tích Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
1. Tóm tắt nội dung
- Huấn Cao là một người có tài viết chữ rất đẹp nhưng do ông chống lại triều đình nên đã bị kết án tử hình.
- Khi bị giam tại nhà giam, Huấn Cao đã gặp viên quản ngục - một người rất mê tài viết chữ của Huấn Cao và muốn xin chữ của ông Huấn Cao để treo trong nhà.
- Huấn Cao được viên quản ngục biệt đãi nhưng ông vẫn tỏ ra dửng dưng. Sau khi ông hiểu ra tấm lòng của viên quản ngục đã quyết định cho chữ và khuyên người như viên quản ngục nên về quê sống để giữ "thiên lương cho lành vững".
2. Tình huống truyện
- Gặp nhau nơi tối tăm ngục tù
- Hai số phận khác nhau, hoàn toàn trái ngược nhau
- Họ là tri kỉ trong nghệ thuật nhưng họ là kẻ thù trong địa vị xã hội
=> Một tình huống truyện vô cùng éo le và độc đáo: cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường giữa chốn ngục tù căng thẳng. Không gian và thời gian góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống.
3. Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm:
- Tình huống truyện độc đáo.
- Nghệ thuật miêu tả nhân vật ấn tượng.
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản.
III. Kết bài:
Tóm lược các nhận định trong phần thân bài, khẳng định giá trị của tác phẩm.
Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Chữ người tử tù - mẫu 1
Nguyễn Tuân (1910 - 1987) là người "suốt đời đi tìm cái đẹp", ông có phong cách sáng tác độc đáo tài hoa và uyên bác. "Chữ người tử tù" được biết đến là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Tuân. "Chữ người tử tù" in trong tập truyện "Vang bóng một thời" được đánh giá là "một văn phẩm đạt tới sự toàn diện, toàn mĩ".
Truyện kể về cuộc gặp gỡ đầy éo le của Huấn Cao và viên quản ngục. Huấn Cao là một người có tài viết chữ rất đẹp nhưng do chống lại triều đình nên đã bị kết án tử hình. Tại nhà giam, Huấn Cao đã gặp viên quản ngục - một người thích "chơi chữ" và muốn xin chữ của ông để treo trong nhà. Huấn Cao được viên quản ngục biệt đãi nhưng vẫn dửng dưng. Tuy nhiên, sau khi hiểu ra tấm lòng của viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ và khuyên viên quản ngục nên về quê sống để giữ "thiên lương cho lành vững".
Chủ đề của tác phẩm "Chữ người tử tù" là quan niệm về cái đẹp và cái thiện. Với Nguyễn Tuân, "cái tài", "cái tâm" vốn không thể tách rời, cái đẹp không thể chung sống lẫn lộn với cái xấu, cái ác. Chủ đề được thể hiện qua cuộc gặp gỡ trong cảnh ngộ đặc biệt giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Thời gian và không gian gặp gỡ của Huấn Cao và viên quản ngục rất đặc biệt, đó là vào những ngày cuối cùng trong cuộc đời Huấn Cao ở chốn ngục tù. Về quan hệ xã hội, họ là những kẻ đối nghịch với nhau, một người là tử tù - chống lại triều đình, một người là viên quản ngục - đại diện cho trật tự xã hội đương thời. Thế nhưng trên phương diện trên phương diện nghệ thuật, họ đều là những người say mê cái đẹp. Huấn Cao là nghệ sĩ tài hoa còn viên quản ngục là người coi trọng cái đẹp. Qua tình huống truyện, tác giả tác giả đã làm nổi bật bản chất của hai nhân vật là Huấn Cao và viên quan cai ngục. Huấn Cao là một người tài giỏi, tâm lương trong sáng nhưng lại bị cầm tù về nhân thân còn viên quan coi ngục là người say mê, yêu thích cái đẹp và coi trọng nhân tài nhưng lại chưa tìm cho mình một môi trường sống và làm việc thích hợp. Huấn Cao được miêu tả nổi bật ở vẻ đẹp tài năng với tài viết chữ và có lí tưởng sống cao đẹp. Tài năng của Huấn Cao được nhiều người biết tới "Tôi nghe ngờ ngợ. Huấn Cao! Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn La vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó không?". Mỗi nét bút không chỉ là sự kết tinh tinh hoa, tâm huyết mà còn là sự ký thác của những khát vọng mãnh liệt trong tâm hồn nên . Tài viết chữ đẹp của Huấn Cao ấy đã khiến cho những người đại diện cho trật tự xã hội phải ngưỡng mộ và phải xót xa khi Huấn Cao lĩnh án tử. Không chỉ có tài viết chữ đẹp, Huấn Cao là một người có lí tưởng sống cao cả, dám đứng lên chống lại xã hội đen tối, thối nát đương thời "Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bẻ khóa vượt ngục nữa đúng không?", "Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thành gong cuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt. Một trận mưa rệp đã làm nền đá xanh nhạt lấm tấm những điểm nâu đen". Viên quản ngục có ý nương nhẹ cho Huấn Cao thì ông "chằng chút nao lòng", nói những lời ngạo nghễ, bướng bỉnh mà không hề sợ bị đánh đập. Qua những chi tiết trên, chúng ta có thể thấy Huấn Cao là một người có khí phách kiên cường và bất khuất. Sở hữu một tài năng viết chữ vượt bậc nhưng Huấn Cao không vì quyền lực, vàng bạc mà ép mình viết chữ bao giờ. Sau khi ông nhận ra tấm lòng "biệt nhỡn liên tài" của viên quản ngục "Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ", Huấn Cao đã tự nguyện cho chữ.
Ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân không chỉ hướng về Huấn Cao, viên quản ngục cũng được nhà văn khắc họa một cách rõ nét. Viên quản ngục là người coi trọng cái đẹp, cái tài. Tuy ông ở trong "đề lao", nơi mà con người sống bằng sự tàn nhẫn, lừa lọc nhưng viên quản ngục này vẫn là "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ". Nghe danh Huấn Cao là người có tài viết chữ đẹp nên khi "nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường", ông đã biệt đãi Huấn Cao. Sau khi được Huấn Cao cho chữ và khuyên răn, viên quản ngục đã cảm động "vái người tử tù một cái". Điều này cho thấy mong ước được thoát khỏi chốn ngục tù của viên quản ngục.
Bên cạnh cách xây dựng tình huống truyện và nhân vật độc đáo, tác phẩm "Chữ người tử tù còn sử dụng thủ pháp đối lập, tương phản ở cảnh cho chữ - cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Nơi cho chữ là "Buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián", thời gian cho chữ là canh ba nửa đêm gợi cảm giác bí mật, thiêng liêng. Nhà văn đã đặt nhân vật vào trong một tình huống đối lập, tương phản gay gắt giữa ánh sáng và bóng tối. Đó là sự đối lập giữa bóng tối của ngục tù với ánh sáng của bó đuốc, tấm lụa và những con chữ. Người tử tù thì uy nghi, viên cai ngục lại khúm núm "Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng".
Tác phẩm "Chữ người tử tù" đã xây dựng thành công nhận vật Huấn Cao sự hội tụ của của cái tài và cái tâm. Với ngòi bút sắc sảo, nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, tình huống truyện đặc sắc, tác phẩm đã đem đến cho người đọc những ấn tượng khó quên.
Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Chữ người tử tù - mẫu 2
Nguyễn Tuân là một nhà văn có tài và yêu thích cái đẹp. Ông có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam, những tác phẩm đều mang đậm chất thơ, có một vẻ đẹp vượt thời đại. Tiêu biểu cho phong cách hành văn này chính là tác phẩm Chữ người tử tù trong tập Vang bóng một thời. Tác phẩm khiến cho nhiều người yêu thích văn học phải bật thốt lên vì vẻ đẹp như tranh vẽ của tác phẩm.
Nguyễn Tuân xây dựng một tình huống truyện hết sức độc đáo và mới lạ. Đó là cảnh gặp gỡ của hai nhân vật chính tại nhà tù, một nơi tối tăm chuyên giam giữ những phạm nhân mang trên mình trọng tội. Người tử tù Huấn Cao, một người có tài, có đức nhưng lại sinh ra không đúng thời thế và một người quản ngục đại diện cho hệ thống pháp luật đương thời nhưng lại trân trọng cái đẹp. Vốn dĩ, quan hệ giữa hai người phải như nước với lửa. Nhưng tại nhà tù tăm tối ấy, vai vế của cả hai như đổi ngược cho nhau. Người quản ngục kính trọng tài năng viết chữ nhanh và đẹp của Huấn Cao, dường như lại ở vị trí dưới so với một kẻ tử tù. Tuy nhiên, chính nhờ cách xây dựng sáng tạo ấy lại khiến cho tính cách các nhân vật càng thêm rõ và nổi bật được nội dung chủ đề của câu chuyện.
Tác giả xây dựng hình ảnh của người tử tù Huấn Cao vô cùng chi tiết. Đầu tiên, tài năng của ông là một thứ không thể nào chối cãi. Ông có tài viết chữ nhanh và đẹp, nổi danh khắp mọi nơi. Con chữ cũng đại diện cho tính cách con người, vậy nên ta có thể thấy được luôn con người ông. Ông có cái sự kiêu ngạo về tài năng của mình, nhưng không vì thế mà lấy làm tự mãn. Ông cũng sẽ cho chữ, nhưng lại không vì quyền thế tiền tài mà mất đi vẻ đẹp của con chữ: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Tuy giỏi chữ nghĩa nhưng ông lại không dùng nó cho những mục đích xấu. Ông là đại diện cho những người muốn lật đổ chế độ phong kiến đầy tàn ác. Do chống lại triều đình, ông mới bị đưa vào ngục và phải nhận cái chết.
Một chi tiết càng tôn lên nhân cách của Huấn Cao nữa là khi người quản ngục đến xin chữ. Lúc đầu, ông khinh bạc kẻ bán mình cho cái ác, không chịu cho vẻ mặt thân thiện. Nhưng khi biết mục đích của người quản ngục, ông đồng ý và nói: “Ta cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Người đọc thấy được lòng quý trọng người yêu cái đẹp, thấu tình đạt lý.
Viên quản ngục là một người có số phận trái ngược, cũng từ đó tạo nên sự bi kịch của ông. Vốn dĩ, ông là người hiền lành, dịu dàng và yêu cái đẹp. Tuy nhiên, ông lại phải giam mình trong cái lồng tăm tối và tàn nhẫn. Trong hoàn cảnh ấy, ông vẫn khao khát cái đẹp và muốn xin chữ của Huấn Cao để treo trong nhà. Những hành động và lời nói của ông đều thể hiện sự trân trọng, sùng kính. Thậm chí, ông còn vái người tù “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Khung cảnh chấn động nhất tác phẩm có lẽ chính là cảnh cho chữ. Hai nhân vật trong đó, bất kể trước đây làm gì, có đứng ở hai thái cực ra sao thì tại khoảnh khắc này, họ chỉ là những con người có cùng đam mê con chữ. Ngọn đèn hiu hiu dường như bừng sáng rực rỡ trong ngục tù tối tăm, nền giấy trắng và dòng chữ đen nổi bật. Người viết chú tâm, người xin sùng kính. Khung cảnh ấy làm người đọc thấy được sự thần thánh, trang nghiêm như một nghi thức.
Nhờ những hình ảnh đối lập, nghệ thuật xây dựng nhân vật sâu sắc, Nguyễn Tuân đã làm cho tác phẩm trở nên vô cùng đặc biệt. Những cái thiện lương, tàn ác được phân biệt rạch ròi, làm tôn lên nghệ thuật trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Qua những chi tiết, tác giả cũng kín đáo bộc lộ tình yêu nước của mình, cũng thể hiện được vẻ đẹp của văn học như những thước phim.
Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Chữ người tử tù - mẫu 3
“Chữ người tử tù” là một truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập truyện “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân. Những nhân vật chính diện trong tập truyện ngắn này đều là những con người tài hoa bất đắc chí, tuy bất lực nhưng bất hòa sâu sắc với xã hội Việt Nam đương thời. Đó là cái thời thực dân Pháp vừa đặt xong ách đô hộ lên đất nước ta, xã hội phong kiến đã suy tàn, những nho sĩ cuối mùa trở thành lớp người lạc lõng. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là minh chứng rõ nhất cho ngòi bút của Nguyễn Tuân, ông chỉ tập trung miêu tả những thói quen, cung cách sinh hoạt, những kiểu ăn chơi cầu kì, phong lưu, đài các của những con người tài hoa, bất đắc chí ấy. Gặp lúc Hán học suy vi, sống giữa buổi “Tây Tàu nhố nhăng”, những con người này mặc dù bất lực nhưng họ không a dua theo thời, chạy theo danh lợi trước mắt mà họ vẫn cố giữa cho mình cái thiên lương và sự trong sạch của tâm hồn. Vì vậy, truyện ngắn “Chữ người tử tù” là tác phẩm đã kết tinh nên tài năng của Nguyễn Tuân trong thời kì sáng tác trước Cách mạng tháng Tám.
Nguyễn Tuân đã xây dựng nên một tình huống truyện vô cùng độc đáo với hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục, xét mối quan hệ giữa hai nhân vật này trên bình diện xã hội thì hoàn toàn đối lập nhau. Một người là tên “đại nghịch” cầm đầu cuộc nổi loan nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội, còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho trật tự xã hội đương thời. Hai nhân vật đều có điểm chung chính là họ đều là những con người có tâm hồn nghệ sĩ, nếu xét trên bình diện nghệ thuật thì họ lại là tri âm, tri kỉ với nhau. Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật của mình vào chốn ngục tù tối tăm, nhơ bẩn để tạo nên cuộc gặp gỡ kì lạ của họ. Đó là cuộc gặp gỡ đầy éo le và trớ trêu giữa những tâm hồn tri âm, tri kỉ. Chính cuộc gặp gỡ kì lạ ấy mới thể hiện được sâu sắc chủ đề của tác phẩm.
Huấn Cao nói: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Huấn Cao coi thường tiền bạc và uy quyền, nhưng Huấn Cao vui lòng cho chữ viên quản ngục vì con người sống giữa chốn bùn nhơ này, nơi người ta chỉ biết sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc lại có kẻ biết trọng người có nghĩa khí, biết tôn quý cái đẹp của chữ nghĩa: “ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quí như vậy”. Viên quản ngục cũng không dễ gì nhận được chữ của Huấn Cao. Hắn đã bị nghi ngờ, bị đuổi. Có lần hắn mon men vào ngục định làm quen và biệt đãi Huấn Cao để xin chữ thì lại bị Huấn Cao cự tuyệt: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Về sau hiểu được tấm lòng của viên quản ngục, ông đã nói một lời sâu sắc và cảm động: “Thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ”.
Chúng ta thấy khi biết được sự lương thiện và ước mong chính đáng, biết quý trọng cái đẹp Huấn Cao liền cho quản ngục chữ. Cái hay ở đây là, người ta thường thấy cảnh cho chữ diễn ra ở khuê phòng, người cho chữ trong tâm trạng thoải mái. Nhưng ở đây, Huấn Cao lại là người tử rù, ngày mai bị mang ra pháp trường xử chém. Trong khi, không gian lại chật hẹp, toàn mùi phân gián, phân chuột, ngọn đuốc cháy phập phồng trong đêm. Bất chấp điều đấy, một cảnh tượng đẹp được hiện lên đó là cảnh cho chữ của những con người biết hướng về cái đẹp, quý trọng vẻ đẹp chân chính. Vẻ đẹp kết hợp giũa cái Tài với cái Tâm. Có thể nói, cảnh tượng cho chữ này xưa nay chưa từng có. Sau khi cho chữ, Huấn Cao còn khuyên quản ngục về quê sống, tránh xa những nơi bon chen, cuộc sống lấm lem, không hợp với những người thích chơi chữ như quản ngục. Trong những con người ấy lúc này chỉ còn là niềm kính trọng, tôn sùng cái đẹp. Và thiên lương của Huấn Cao đang tỏa sáng, soi đường dẵn dắt quản ngục - một kẻ nhầm đường, lạc lối.
"Chữ người tử tù" đã thành công trên nhiều phương diện nghệ thuật. Tác phẩm đã thể hiện tài năng của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo, trong nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình và tính truyền cảm cao. Đồng thời, Nguyễn Tuân còn gửi gắm tư tưởng, khao khát về một thời vàng son trong quá khứ, ông không muốn chấp nhận thực tại nhố nhăng, đầy những cái xấu xa.
Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Chữ người tử tù - mẫu 4
Mỗi tác phẩm đều được nhà văn thai nghén để tạo nên những tác phẩm kiệt tác trong tác phẩm của mình, chính vì thế để thai nghén nên tác phẩm Chữ Người Tử Tù Nguyễn Tuân đã phải miêu tả chi tiết, hấp dẫn những chi tiết đem lại nhiều giá trị và nội dung nghệ thuật đặc sắc xuất hiện trong tác phẩm. Tác phẩm Chữ Người Tử Tù là tác phẩm để lại cho người đọc nhiều suy ngẫm đó là kiệt tác của Nguyễn Tuân trên con đường đi tìm cái đẹp chân chính, ông là văn xuất sắc với những tác phẩm hay để lại cho người đọc rất nhiều suy ngẫm, lo âu, chính tác phẩm của ông đã đem đến cho người đọc nhiều giá trị to lớn cho tác phẩm của mình. Mỗi tác phẩm đều được thai nghén để tạo nên những giá trị riêng cho toàn bộ tác phẩm. Đồng thời “Chữ người tử tù” đã để lại cho người đọc thấy được khung cảnh của cuộc cho chữ của Huấn Cao với tên quản ngục, khung cảnh ở nơi cho chữ là ngục từ tối tăm, có nhiều phân chuột, nó hoàn toàn đối lập với cái đẹp trong nhân cách của người nghệ sĩ, trong nhân cách của người nghệ sĩ, và tinh thần yêu cái đẹp trong cuộc sống của hai người.
Mỗi chi tiết đều được tác giả miêu tả chi tiết, sâu sắc nhất, Huấn Cao nổi bật lên là một người nghệ sĩ tài hoa, ông là người nghệ sĩ yêu cái đẹp chân chính, những chi tiết miêu tả sâu sắc, chi tiết trong tác phẩm là hình ảnh người anh hùng luôn cố gắng vì cái đẹp, luôn hết mình, hy sinh vì cái đẹp, ông là người nghệ sĩ tài ba, ung dung đứng vững trước cuộc sống, không bị cái xấu, cái ác chi phối.
Người nghệ sĩ tài hoa, ông có biệt tài viết chữ đẹp, chính vì thế ông được rất nhiều người ngưỡng mộ trong đó có Viên Quản Ngục. Hình ảnh viên quản ngục xuất hiện để nhằm đề cao cái đẹp trong nghệ thuật chân chính, ông yêu cái đẹp, ca ngợi cái đẹp, luôn mong được thể hiện và hết mình vì cái đẹp.
Chính người nghệ sĩ tài ba đó đã để lại cho chúng ta nhiều cảm xúc đặc biệt sâu sắc, xuất hiện trong tác phẩm, mỗi một chi tiết lại biểu hiện một hình ảnh đặc biệt, chi tiết, hình ảnh người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao viết chữ như rồng cuốn, phượng bay, biệt tài đó đã đề cao cái đẹp, đề cao người nghệ sĩ chân chính.
Còn viên quản ngục là người tài hoa, ông có tinh thần yêu cái đẹp, đam mê cái đẹp, tuy nhiên ông lại sống trong nơi tối tăm của ngục tù, chính vì điều đó mà Huấn Cao đã khuyên ông nên trốn khỏi nơi ngục tù để giữ cho thiên lương trong sạch. Với tấm lòng cao cả, Huấn Cao nhận thực được kẻ xấu, người ác, ông thể hiện tấm lòng mến mộ của mình với những người yêu cái đẹp, với người đam mê đi tìm cái đẹp chân chính.
Trong tác phẩm, tác giả đã thể hiện chi tiết sâu sắc hình ảnh của người nghệ sĩ tài hoa, hết mình vì cái đẹp, một người có phong thái ung dung, tự tại, kiên cường, không sợ cái xấu, cái ác, ông luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống, dù đang đối diện với cái chết cận kề. Thông qua hai nhân vật, chúng ta có thể thấy hình ảnh của người nghệ sĩ chân chính, tài hoa, hết mình vì cái đẹp, vì nghệ thuật chân chính, luôn theo đuổi niềm đam mê, nghệ thuật tài hoa, tinh thần ham học hỏi, đam mê cái đẹp trong nghệ thuật chân chính đó. Người nghệ sĩ là người yêu cái đẹp, luôn tôn thờ cái đẹp vĩnh cửu.
Chúng ta có thể thấy, Nguyễn Tuân là nhà văn đi tìm cái đẹp, trong mỗi tác phẩm của ông, cái đẹp luôn hiện hữu, xuất hiện trong từng chi tiết, khoảnh khắc, tác phẩm này đã thể hiện được sâu sắc những điều đó thông qua từng chi tiết, giá trị đặc sắc trong tác phẩm là thể hiện được cái đẹp, qua đó tố cáo xã hội mục ruỗng, thối nát, đang vùi dập những con người tài năng, có nhiều phẩm chất cao quý, tốt đẹp như Huấn Cao. Tuy nhiên nó cũng ca ngợi hình ảnh của người nghệ sĩ tài hoa với phẩm chất kiên cường, hiên ngang vững trãi trong cuộc sống.
Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Chữ người tử tù - mẫu 5
Có thể nhận thấy thành công của một truyện thường xuất phát từ những tình huống truyện độc đáo và sáng tạo, nếu như tình huống truyện được cấu tạo nên từ những chi tiết hấp dẫn, đặc sắc thì tác phẩm càng thành công và thu hút người đọc hơn bao giờ hết. Và trong tác phẩm “Chữ Người Tử Tù” của Nguyễn Tuân đã miêu tả chi tiết những tình huống truyện xuất hiện trong tác phẩm, điều này có ý nghĩa to lớn trong việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của câu truyện.
Mỗi một tác phẩm văn học là phải xuất hiện các tình huống truyện xuất hiện trong đó, tình huống truyện đặc sắc thì dẫn đến kết cấu của câu chuyện cũng được mở rộng và nâng cao hơn rất nhiều. Ở đây tình huống truyện được hiểu là hoàn cảnh và chi tiết xuất hiện trong tác phẩm đấy, tình huống truyện thường có đoạn mở đầu, cao trào sau đó là kết thúc, muốn có một tình huống truyện đặc sắc, tác giả phải xây dựng được thành công tính cách nhân vật trong từng chi tiết, hoàn cảnh và xuất hiện trong từng đoạn tác phẩm của mình.
Tình huống truyện được Nguyễn Tuân xây dựng là cuộc gặp gỡ khác thường giữa hai con người cũng khác thường, một người là Huấn Cao - người tử tù có tài võ song toàn, nhất là viết thư pháp, người còn lại là viên quan coi ngục, kẻ đại diện cho bạo lực tăm tối nhưng lại rất biết yêu quý nghệ thuật thư pháp và những người có tài như Huấn Cao. Như vậy, mỗi chi tiết trong tác phẩm đều được thể hiện sâu sắc và chi tiết nhất, tình huống truyện xuất hiện trong tác phẩm làm tăng lên mức độ cao trào của tác phẩm đó, tác phẩm văn học thường được xây dựng trong từng tình huống, kết cấu xuất hiện trong từng tác phẩm, sự thành công của tác phẩm là việc thành công trong việc khắc họa tính cách nhân vật, xây dựng tình huống truyện đặc sắc, mang lại nhiều giá trị, tình huống có ý nghĩa hơn cho sự nghiệp của tác giả.
Đặt nhân vật trong tình huống có tính xung đột như vậy, nhân vật đã bộc lộ tính cách rất tự nhiên và rõ nét, tình huống truyện đã góp phần tạo kịch tính cho câu chuyện, giúp câu chuyện trở nên lôi cuốn và hấp dẫn hơn.Trong mỗi một tác phẩm, sự thành công được biểu hiện ở mức độ thể hiện từng tình huống, cốt truyện, cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm đó. Tình huống truyện tăng mức độ biểu hiện, gia tăng giá trị biểu hiện của tác phẩm đó. Trong tác phẩm "Chữ người tử tù" tình huống truyện ở đây là cuộc trao đổi và cảnh cho chữ giữa Huấn Cao và tên Quản Ngục, trong tình huống này, tính cách nhân vật cũng được biểu hiện, tình huống truyện làm nổi bật nên tính cách của những nhân vật chính xuất hiện trong tác phẩm, mỗi chúng ta đều có thể nhận thấy được những điều đó thông qua việc xây dựng nhân vật, chi tiết xuất hiện trong tác phẩm. Tình huống truyện của tác phẩm “Chữ Người tử tù” là cảnh cho chữ giữa Huấn Cao và tên quản ngục, qua đó nó có tác dụng đặc biệt trong việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện. Thông qua chi tiết này, tính cách nhân vật được biểu hiện chi tiết, rõ nét hơn, tính cách nhân vật được thể hiện thông qua cuộc giao tiếp của hai nhân vật thông qua cuộc trao đổi.
Qua tình huống truyện đó, tính cách của nhân vật Huấn Cao đã được thể hiện rõ nét, Huấn Cao biểu hiện là người nghệ sĩ tài hoa, người nghệ sĩ có tấm lòng thiên lương cao cả, con người đã biểu hiện được nét tính cách đặc biệt, biểu trưng cho nét đặc sắc, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm, mỗi chi tiết đều làm nổi bật nên nét tính cách điển hình của nhân vật được tác giả thể hiện trong tác phẩm của mình. Thông qua tình huống truyện nét tính cách của nhân vật cũng được biểu hiện chi tiết, sâu sắc nhất, tình huống truyện là một trong những điều xuất hiện rõ nét, làm nổi bật lên nét tính cách của nhân vật xuất hiện trong tác phẩm của mình.
Tình huống truyện là một trong nét đặc sắc, là khởi nguồn cho việc xây dựng thành công một tác phẩm nghệ thuật, qua đó việc miêu tả chi tiết sâu sắc một tác phẩm nghệ thuật cũng đem lại cho người đọc nhiều suy ngẫm, giá trị sâu sắc và tạo nên nét điển hình hơn trong việc xây dựng tính cách nhân vật, tình huống truyện xuất hiện trong tác phẩm nghệ thuật.
Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Chữ người tử tù - mẫu 6
Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám là một nhà văn duy mĩ. Ông yêu đến say đắm cái đẹp, ngợi ca cái đẹp, tôn thờ cái đẹp. Theo ông mĩ là đỉnh cao của nhân cách con người. Ông săn lùng cái đẹp không tiếc công sức. Ông miêu tả cái đẹp bằng kho ngôn ngữ giàu có của riêng ông. Những nhân vật hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn tuân phải là hiện thân của cái đẹp.
Đó là những con người tài hoa hoạt động trong những hoàn cảnh, môi trường đặc biệt, phi thường. Ông phát hiện, miêu tả cái đẹp bên ngoài và bên trong của nhân vật. Trong cái đẹp của ông bao gồm cái chân và thiện. Ông lại còn kết hợp mĩ với dũng. Truyện ngắn "Chữ người tử tù" (1939) trong tập "Vang bóng một thời" là áng văn hay nhất, tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân. Giá trị tư tưởng và dụng công nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện chủ yếu trong đoạn văn tả "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có", cảnh tượng một người tử tù cho chữ một viên cai ngục.
Ông Huấn Cao trong truyện "Chữ người tử tù" là một nho sĩ tài hoa của một thời đã qua nay chỉ còn "vang bóng". Nguyễn Tuân đã dựa vào nguyên mẫu nhà thơ, nhà giáo, một lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân là Cao Bá Quát, một con người hết sức tài hoa và dũng khí phi thường để sáng tạo ra nhân vật Huấn Cao (Cao là họ, Huấn là dạy). Cao Bá Quát trước khi trở thành lãnh tụ nông dân cũng là thầy giáo. Nguyễn Tuân đã dựa vào hai tính cách của nguyên mẫu để xây dựng nhân vật Huấn Cao. Cao Bá Quát, người viết chữ đẹp nổi tiếng và khí phách lừng lẫy. Xây dựng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân vừa thể hiện lý tưởng thẩm mĩ của ông lại vừa thỏa mãn tinh thần nổi loạn của ông đối với xã hội đen tối tàn bạo lúc bấy giờ.
Truyện có hai nhân vật chính, một là ông Huấn Cao có tài viết chữ đẹp, một nửa là viên quản ngục say mê chữ đẹp của ông Huấn, quyết tìm mọi cách để "xin chữ" treo trong nhà. Lão coi chữ của Huấn Cao như báu vật.
Họ đã gặp nhau trong tình huống oái oăm là nhà ngục. Người có tài viết chữ đẹp lại là một tên "đại nghịch" cầm đầu khởi nghĩa nông dân (triều đình gọi là nổi loạn, giặc) đang bị bắt giam chờ ngày thụ hình. Còn người mê chữ đẹp của ông Huấn Cao lại là một quản ngục đại diện cho cái trật tự xã hội ấy. Trên bình diện nghệ thuật họ là tri âm tri kỉ, trên bình diện xã hội họ ở hai vị trí đối lập. Tình huống của truyện có tính kịch. Từ tình huống đầy kịch tính ấy, tính cách hai nhân vật được bộ lộ và tư tưởng chủ đề của truyện được thể hiện một cách sâu sắc.
Huấn Cao nói: "Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ". Huấn Cao coi thường tiền bạc và uy quyền, nhưng Huấn Cao vui lòng cho chữ viên quản ngục vì con người sống giữa chốn bùn nhơ này, nơi người ta chỉ biết sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc lại có kẻ biết trọng người có nghĩa khí, biết tôn quý cái đẹp của chữ nghĩa "ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy". Viên quản ngục cũng không dễ gì nhận được chữ của Huấn Cao. Hắn đã bị nghi ngờ, bị đuổi. Có lần hắn mon men vào ngục định làm quen và biệt đãi Huấn Cao để xin chữ thì lại bị Huấn Cao cự tuyệt: "ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây". Về sau hiểu được tấm lòng của viên quản ngục, ông đã nói một lời sâu sắc và cảm động: "thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ".
Coi khinh cường quyền và tiền bạc, Huấn Cao chỉ trọng những tấm lòng biết quý cái đẹp, cái tài, có sở thích cao quý. Những con người ấy theo Huấn Cao là còn giữ được "thiên lương". Ông khuyên viên quản ngục bỏ cái nghề nhơ bẩn của mình đi "ở đây khó giữ được thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi".
Huấn Cao còn đẹp ở khí phách. Ông là một người tử tù gần đến ngày tử hình vẫn giữ được tư thế hiên ngang, đúng là khí phách của một anh hùng Cao Bá Quát. "Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián". Tác giả cố ý miêu tả bằng cách tương phản giữa tính cách cao quí của Huấn Cao với cái dơ dáy, bẩn thỉu của nhà tù, một hình ảnh thu nhỏ của xã hội thời bấy giờ.
Vẻ đẹp rực rỡ của Huấn Cao hiện lên trong đêm viết chữ cho viên quản ngục. Chính trong tình tiết này, cái mĩ và cái dũng hòa hợp. Dưới ánh đuốc đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu, "một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ trên phiến lụa óng". Hình ảnh người tử tù trở nên lồng lộng. Viên quản ngục và viên thư lại trở nên nhỏ bé, bị động, khúm núm trước người tử tù.
Vì sao Nguyễn Tuân lại nói đây là một "cảnh tượng xưa nay chưa từng có"?
Cảnh tượng này quả là lạ lùng, chưa từng có vì trò chơi chữ nghĩa thanh tao có phần đài các lại không diễn ra trong thư phòng, thư sảnh, mà lại diễn ra nơi ngục tối chật hẹp, bần thỉu, hôi hám.
Cảnh tượng lạ lùng chưa từng thấy là hình ảnh tên tử tù cho chữ thì nổi bật lên uy nghi lộng lẫy, còn viên quản ngục và thư lại, những kẻ đại diện cho xã hội đương thời thì lại khúm núm run rẩy.
Điều đó cho thấy rằng trong nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó, không phải cái ác, cái xấu đang thống trị mà chính cái Đẹp, cái Dũng, cái Thiện, cái cao cả đang làm chủ. Với cảnh cho chữ này, cái nhà ngục tăm tối đã đổ sụp, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không có quản ngục và thư lại, chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ liên tài, tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của thiên lương và khí phách. Cũng với cảnh này, người tử tù đang đi vào cõi bất tử. Sáng mai ông sẽ bị tử hình, nhưng những nét chữ vuông vắn, tươi đẹp hiện lên cái hoài bão tung hoành cả một đời của ông trên lụa bạch sẽ còn đó. Và nhất là lời khuyên của ông đối với tên quản ngục có thể coi là lời di huấn của ông về đạo lí làm người trong thời đại nhiễu nhương đó. Quan niệm của Nguyễn Tuân là cái Đẹp gắn liền với cái Thiện. Người say mê cái đẹp trước hết phải là người có thiên lương. Cái Đẹp của Nguyễn Tuân còn gắn với cái Dũng. Hiện thân của cái Đẹp là hình tượng Huấn Cao với khí phách lừng lẫy đã sáng rực cả trong đêm cho chữ trong nhà tù.
Bên cạnh hình tượng Huấn Cao lồng lộng, ta còn thấy một tấm lòng trong thiên hạ. Trong đêm cho chữ, hình ảnh viên quản ngục cũng cảm động. Đó là âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. Cái tư thế khúm núm, giọng nói nghẹn ngào, cái cúi đầu xin bái lĩnh và cử chỉ run run bưng chậu mực không phải là sự quỵ lụy hèn hạ mà là thái độ chân thành khiến ta có cảm tình với con người đáng thương này.
Đoạn truyện ông Huấn Cao cho chữ là đoạn văn hay nhất trong truyện ngắn "Chữ người tử tù". Bút pháp điêu luyện, sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, chi tiết nào cũng gợi cảm, gây ấn tượng. Ngôn ngữ Nguyễn Tuân biến hóa, sáng tạo, có hồn, có nhịp điệu dư ba. Một không khí cổ kính trang nghiêm đầy xúc động, có phần bi tráng toát lên trong đoạn văn.
"Chữ người tử tù" không còn là "chữ" nữa, không chỉ là Mỹ mà thôi, mà "những nét chữ tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời người". Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối. Đấy là sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng, đối với sự phàm tục nhơ bẩn, cũng là sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ. Sự hòa hợp giữa Mỹ và Dũng trong hình tượng Huấn Cao là đỉnh cao nhân cách theo lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân, theo triết lí "duy mĩ" của Nguyễn Tuân.
Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Chữ người tử tù - mẫu 7
Nhà thơ lừng danh người Mỹ Ralph Emerson từng có câu nói rất hay rằng: “Yêu cái đẹp là thường thức. Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật. Nhưng biết trân trọng cái đẹp mới là người nghệ sĩ chân chính.” Có lẽ từ lâu nhà văn Nguyễn Tuân đã sớm thấm nhuần tư tưởng trên mà cả cuộc đời ông là một chặng đường say mê đi tìm cái đẹp thanh cao, cái đẹp của chuẩn mực tạo hoá. Tác phẩm Chữ người tử tù của ông đã khắc hoạ rất thành công chân dung vẻ toàn mỹ, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì nó vẫn luôn toả sáng và trường tồn với thời gian.
Nguyễn Tuân (1910 – 1987) xuất thân trong một gia đình Nho giáo, quê ông ở làng Mọc nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Nguyễn Tuân là nhà văn lớn có đóng góp vô cùng quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại, cả đời ông say mê đi tìm cái đẹp trong cuộc sống để từ đó thổi hồn vào trong các tác phẩm của mình những làn gió mới, những vẻ đẹp nhân văn cao đẹp. Các tác phẩm chính của ông gồm có : Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Sông Đà (1960),… Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 tên tạp chí Tao Đàn, sau đó được in trong tập truyện Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù. Hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, lỗi lạc với ý chí hiên ngang, bất khuất, cho dù là chí lớn không thành nhưng ông cũng không bao giờ gục ngã, vẫn giữ cho mình tâm hồn thanh cao trước cảnh ngục tù tối tăm, u uất.
Thành công của một tác phẩm truyện ngắn là đến từ tình huống truyện đặc sắc, đó chính là chiếc chìa khóa thúc đẩy cốt truyện dâng lên cao trào như cách mà Nguyễn Minh Châu từng nói đó là: “Tình thế của câu chuyện, là khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất đậm đặc”. Chữ người tử tù cũng là một câu chuyện như thế, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật của mình vào nghịch cảnh trớ trêu, cuộc hội ngộ giữa hai thế lực đối lập. Một bên đại diện cho con người tài hoa khí phách, một bên là quyền lực tăm tối của xã hội phong kiến. Cuộc gặp gỡ diễn ra đầy kịch tính, lôi cuốn người đọc, cuối cùng vẻ đẹp thiên lương tao nhã đã thắng thế trước sự xã hội tàn bạo, xấu xa.
Chữ người tử tù xây dựng thành công tuyến nhân vật chính diện, họ là trung tâm đại diện cho cái đẹp thanh cao trong tâm hồn, dù ở trong hoàn cảnh nào, dù thực tại xã hội có dở bẩn ra sao cũng không thể nào làm vướng bẩn nhân cách thiên lương của họ. Trước tiên là hình tượng Huấn Cao – một vị anh hùng sa cơ, thất thế ông là người lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh đòi lại công bằng cho chính mình. Ấy thế mà trong con mắt của chế độ phong kiến ông lại bị gọi là kẻ “phản nghịch”, kẻ cầm đầu nguy hiểm cần phải tiêu diệt. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Tuân sáng tạo hình tượng Huấn Cao dựa trên nguyên mẫu Cao Bá Quát – một người tài hoa, nghệ sĩ, tinh thần quả cảm và đặc biệt là có tài viết chữ đạt đến độ tuyệt mỹ. Huấn Cao là cách gọi kính trọng, là một người mang họ Cao giữ chức huấn đạo – chức quan trông coi việc học ở một huyện.
Nguyễn Tuân khắc hoạ vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao qua nhiều bình diện để thấy được cái vẻ đẹp thanh cao đạt đến chân – thiện – mỹ của một người tài hoa bậc nhất. Trước tiên, nhà văn miêu tả Huấn Cao là một người nghệ sĩ tài hoa, lừng danh khắp chốn. Ông xuất hiện gián tiếp trong câu chuyện của viên quản ngục và thầy thơ lại, là người mà “vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”, không những thế ông còn có tài “bẻ khoá và vượt ngục”. Huấn Cao hiện lên trong tác phẩm quả là một người “văn võ song toàn”, hội tụ tất cả những khí chất của một người anh hùng tài ba. Tác giả giới thiệu Huấn Cao với lối miêu tả gián tiếp là hoàn toàn có dụng ý khéo léo, chu toàn ông muốn để cho nhân vật của mình xuất hiện một cách tự nhiên mà không đường đột, từ đó cho người đọc thấy được hình tượng nhân vật phi thường tiếng thơm đã truyền đi khắp nhân gian, khi nhắc đến tên tuổi cả viên quản ngục hay thầy thơ lại đều đã từng nghe qua. Cái tài hoa, nghệ sĩ của ông Huấn cao còn được bộc lộ rõ nét nhất khi viên quản ngục bất chấp hiểm nguy, chỉ với hy vọng có được chữ của ông, chữ ông “đẹp lắm, vuông lắm” chỉ cần có một đôi câu đối của Huấn Cao treo trong nhà coi như là “y đã mãn nguyện” bội phần, dường như trên đời sẽ chẳng có gì có thể làm cho viên quản ngục hạnh phúc hơn thế nữa.
Huấn Cao còn là vị anh hùng với khí phách hiên ngang ngút trời, dù lâm vào cảnh tù đày đối diện với án tử nhưng ông chẳng một chút sợ hãi vẫn giữ cho mình nhân cách thanh cao, không nhún nhường trước cường quyền táo bạo. Trước lời giễu cợt của bọn lính cai ngục, Huấn Cao im lặng “lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng” một hành động dứt khoát như là lời cảnh báo chắc nịch của người tử tù với bọn nha sai hách dịch, cậy quyền. Trong ngục tù tăm tối ông thản nhiên, ung dung “nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình”, thật là hiếm có người tù nào sắp chết mà vẫn giữ thái độ điềm nhiên, bình thản được như Huấn Cao. Chẳng sợ cường quyền, khinh bạc chế độ xã hội tàn bạo dù biết trước sẽ phải đối đầu với một trận “lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo” thế nhưng người anh hùng cũng chẳng thể dối lòng “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là ngươi đừng đặt chân vào đây” Câu nói thẳng thừng như gáo nước lạnh tạt thẳng vào bộ mặt phong kiến.
Nguyễn Tuân còn miêu tả người anh hùng kiên cường mang tấm lòng thiên lương cao cả. Huấn Cao từ thuở sinh thời không bao giờ ham phù hoa, danh lợi mà bán chữ. Đời ông cũng chỉ viết có “hai bộ tứ bình và một bức trung đường” cho những người bạn tri kỷ. Ông quan niệm cái đẹp thanh cao phải được trao cho đúng người mới phát huy được hết giá trị của nó. Huấn Cao đã bị cảm động trước sự đối đãi chân tình “biệt nhỡn liên tài” của chủ tớ Viên quản ngục. Tấm lòng nhân hậu không muốn phụ “một tấm lòng trong thiên hạ”.
Ngoài nhân vật trung tâm Huấn Cao, Nguyễn Tuân còn xây dựng thêm một tuyến nhân vật viên quản ngục, một người yêu thích cái đẹp, tâm hồn tài hoa nghệ sĩ nhưng lại bị lạc vào chốn nhơ bẩn, dung tục. Nhà văn xây dựng đồng thời hai nhân vật chính diện song song soi chiếu cho nhau tỏa sáng với vẻ đẹp tâm hồn tao nhã. Viên quản ngục dường như chọn nhầm nghề, ông là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Như cách mà tác giả nói “Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã”. Thật đáng trân trọng sống giữa một xã hội rối ren, loạn lạc mà vẫn giữ cho tâm hồn mình không vị vùi lấp trong bùn lầy, ông còn còn biết trân trọng cái đẹp, biết nể trọng người tài, là người dũng cảm bất chấp hiểm nguy.
Vào một đêm hoang vắng, tại trại giam tỉnh Sơn đã xảy ra “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Trong buồng giam tăm tối, chật hẹp, mùi ẩm mốc bốc lên, xung quanh là đầy nhưng mạng nhện giăng, mùi hôi thối của phân chuột, phân gián. Trong không khí khói tỏa, ngọn lửa đỏ rực của ngọn đuốc đang cháy hừng hực. “Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh”, viên quản ngục “khúm núm”, thầy thơ lại “run run bưng chậu mực”, vị thế nhân vật dường như đổi dời người nắm quyền thế bỗng dưng khép nép, kính cẩn trước một tử tù. Cái đẹp không lẻ loi đơn độc, nó không tồn tại cùng cái xấu xa mà chiến thắng chúng, nhân đạo hoá những tâm hồn đang vướng bụi trần giúp họ thức tỉnh, tìm lại con người nhân nghĩa vốn có của mình.
Chữ người tử tù của tác giả Nguyễn Tuân là một thiên truyện đã đạt “gần tới sự toàn diện, toàn mỹ”. Tác phẩm thể hiện phong cách nghệ thuật tài tình của nhà văn, tạo dựng thành công tình huống truyện độc đáo, khắc họa tính cách nhân vật qua thủ pháp đối lập, tương phản gay gắt, ngôn ngữ trang trọng giàu hình ảnh sinh động. Qua truyện, tác giả đã khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của cái đẹp, thể hiện lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân.
Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Chữ người tử tù - mẫu 8
Nguyễn Tuân là một con người rất mực tài hoa, là bậc thầy về truyện ngắn. Sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám. Ở giai đoạn trước ông được coi là nhà văn “duy mĩ” say mê cái đẹp và coi cái đẹp là đỉnh cao của nhân cách con người. “Vang bóng một thời” là tập truyện tiêu biểu cho sáng tác thời kì này của Nguyễn Tuân, không tin tưởng ở hiện tại và tương lai ông đi tìm vẻ đẹp quá khứ của một thời vang bóng xa xưa với những phong tục, thú vui tao nhã lành mạnh trong đó có thú chơi chữ của Huấn Cao và viên quản ngục trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”. Hai con người có nhân cách cao đẹp, thiên lương trong sáng và cảnh cho chữ lạ lùng được hiện lên trong tác phẩm làm nổi bật cho tài năng văn chương và tư tưởng của Nguyễn Tuân.
Huấn Cao trong câu chuyện là một người có tài viết chữ đẹp nhưng vì chống lại triều đình mà bị lãnh án tử hình. Trước khi xử án ông được đưa đến một trại giam có viên quản ngục và thầy thơ lại yêu quý nét chữ, trân trọng người tài Huấn Cao nên đã biệt đãi tù nhân, mong muốn ông Huấn cho chữ. Hiểu được tấm lòng ấy người tử tù có thiên lương trong sáng đã cho chữ trong hoàn cảnh éo le trước giờ chưa từng có. Tình huống truyện là cuộc gặp gỡ giữa hai con người khác biệt một bên là Huấn Cao có tài viết chữ nhưng lại đối đầu với triều đình, một bên là viên quan coi ngục đại diện cho người gìn giữ trật tự xã hội phong kiến đương thời nhưng lại khao khát ánh sáng chữ nghĩa. Hai con người đối lập trên bình diện xã hội nhưng lại là tri âm, tri kỉ với nhau trên bình diện nghệ thuật. Nhân vật đã được Nguyễn Tuân đặt vào trong tình huống đối nghịch tạo ra kịch tính cho câu chuyện và cảnh cho chữ là nút thắt được tháo gỡ.
Huấn Cao là một con người tài hoa uyên bác, khí phách hiên ngang, anh hùng bất khuất và có một thiên lương trong sáng được hiện lên trong tác phẩm. Trước tiên là gián tiếp ở phần đầu qua cuộc đối thoại của viên quản ngục với thầy thơ lại. Tài năng viết chữ đẹp của ông được người ở vùng tỉnh Sơn ca tụng khiến cho viên quan coi ngục đau đáu một lòng với sở nguyện xin được chữ ông Huấn về treo ở nhà riêng của mình bởi “chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”. Nguyễn Tuân đã miêu tả sở nguyện của viên quan coi ngục để làm nổi bật lên chất tài hoa nghệ sĩ mà bao nhiêu người trong thiên hạ hằng khao khát có được. Không chỉ vậy người tử tù rất anh hùng là tên cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình vì bất mãn với chính sách cai trị triều chính, là kẻ không sợ lời đe dọa của bọn lính áp giải mà tự do, hiên ngang dỗ gông để trận mưa rệp rơi xuống đất, thản nhiên nhận rượu thịt ung dung làm một người tù tự do trong nhà lao. Có mấy ai trước khi chết mà vẫn giữ được bản lĩnh và phong thái như vậy? Ông làm ra vẻ khinh bạc viên quan coi ngục với câu nói: “Ngươi hỏi ta muốn gì ư? Ta chỉ muốn có một điều là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây” xưa nay ta chỉ thấy quan coi ngục đánh mắng người tù chứ hiếm khi thấy điều ngược lại. Con người ấy hiện lên qua suy nghĩ của quan lại coi ông là một tên tội phạm nguy hiểm, là kẻ chọc trời khuấy nước khi nhận được án chém vẫn bình tĩnh, tự tin đón nhận cái chết. Huấn Cao không bao giờ khuất phục trước uy quyền, cường quyền và bạo lực. Ông là một nhân vật hiếm có xưa nay bởi sự hòa quyện của chất nghệ sĩ với chất anh hùng tạo nên nét riêng biệt, độc đáo khác với các nhân vật trong “Vang bóng một thời”. Con người ấy còn có một thiên lương trong sáng không phải ai trên đời ông cũng cho chữ, cuộc đời ông Huấn chỉ mới cho ba lần là ba người bạn tri kỉ. Nhưng khi hiểu được tấm lòng của quan coi ngục ông mỉm cười nhắc thầy thơ lại chuẩn bị chu đáo để ông có cơ hội được đáp lại sự chân tình ấy. Giọng Huấn Cao đã trở nên từ tốn, hòa dịu hơn rất nhiều: “Về bảo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem, mực, bút và cả bó đuốc xuống đây ta cho chữ”. Cho chữ chứ không phải là viết chữ, nghe như là lời của bề trên ban xuống cho người dưới. Ông khẳng định “Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ.” Huấn Cao không màng vinh hoa phú quý cũng không sợ cường quyền mà ép mình làm điều không thích. Dù ở trong chốn ngục tù bị giam cầm về thân xác nhưng tâm hồn ông không bao giờ bị giam giữ, ông vẫn luôn tự do về nhân cách.
Ông Huấn quyết định cho chữ trong hoàn cảnh “xưa nay chưa từng có” theo như Nguyễn Tuân nhận xét. Cảnh cho chữ thật xác đáng là một nghệ thuật đặc sắc được nhà văn miêu tả thật đáng khâm phục tài năng. Thời gian là đêm cuối của một người tù trước khi ra pháp trường. Quang cảnh cho chữ vừa lạ vừa đẹp vừa như một ảo ảnh. Lạ vì xưa nay người ta cho chữ trong căn phòng sạch sẽ, lung linh ánh nến ánh đèn, có mùi thơm của hương trầm nhưng ở đây tại nhà lao chẳng có gì ngoài “Buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” chỉ có ánh đuốc tẩm dầu sáng đỏ rực, khói tỏa như đám cháy nhà. Phòng giam ba người nhưng chỉ một người hoạt động. Thầy thơ lại run run bưng chậu mực. Viên quản ngục hai tay nâng tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Huấn Cao “cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa”, từng nét chữ thoăn thoắt được viết ra, “người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng”. Ta thấy tư thế đối nghịch nhau giữa một người tù bị giam cầm và hai người tự do đại diện cho cường quyền bấy giờ. Huấn Cao thì ung dung, tự tại và đối lập với tư thế ấy là sự “khúm núm” của viên quan coi ngục và “run run” của thầy thơ lại. Cái “khúm núm” của quan coi ngục không phải là cái cúi đầu hèn hạ mà trái lại rất đáng trân trọng. Ông cúi đầu thành kính trước cái đẹp đó là một điều nên làm ở trong đời. Vị thế và tâm thế bị đảo ngược hoàn toàn. Người có quyền lại không có uy, người tử tù lại giữ trong tay quyền sát quyền sinh, người đáng lẽ phải giáo dục, giáo hóa tội phạm thì nay lại được tội phạm giáo dục lại nhân cách, thiên lương khi được ông Huấn cho lời khuyên nên thay chốn ở đi, “Thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ.Ở đây khó giữ được thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi” đó là lời khuyên chân thành để giữ được nhân cách cao đẹp. Trước tấm lòng chân tình ấy viên quản ngục lùi ra mà nói gần như muốn khóc và cảm động: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Cả ba con người cùng đồng điệu, cùng chung một tấm lòng yêu tha thiết cái đẹp, cái đẹp chữ viết đi liền với cái đẹp tâm hồn và nhân cách thiên lương trong sáng.
Như vậy qua tác phẩm “Chữ người tử tù” Nguyễn Tuân đã cho ta thấy ba thái độ của con người đối với cái đẹp. Trước tiên đó là thái độ hủy diệt. Điều đó được biểu hiện qua mấy tên lính mà nhà văn miêu tả sơ lược ở đoạn đầu với thái độ hách dịch, vô lễ với Huấn cao và bạn tù của ông. Chúng là hạng thiên lôi tàn bạo chỉ đâu đánh đó, ở trong chốn ngục tù lâu ngày bị nhiễm thói đầu trâu mặt ngựa. Ngoài ra qua mệnh lệnh của quan trên tai to mặt lớn ở Hưng Sơn Tuyên đốc bộ đường đại diện cho chính quyền phong kiến bảo thủ, trì trệ cố hủy diệt tài năng của người tài để gìn giữ ngôi báu tàn bạo, độc ác của mình.
Thái độ thứ hai là yêu mến cái đẹp và quý trọng người tài. Thể hiện qua tấm lòng, hành động của viên quản ngục và thầy thơ lại. Họ cảm mến Huấn Cao qua lời đồn, luôn muốn biết những người tài và bất chấp cả nguy hiểm đến tính mạng để có thể hoàn thành sở nguyện cao đẹp là xin chữ ông Huấn. Họ tiếc cho một nhân tài như ông lại bị đao chém pháp trường hủy diệt. Cái đẹp thì ai cũng quý nhưng biết đẹp mà quý cũng đáng trân trọng biết bao bởi nó làm cho con người đẹp lên, phẩm chất cao hơn và thơm ngát hơn cho tấm lòng thiên lương trong sáng, thanh sạch.
Thái độ thứ ba là sự cao thượng và rộng lượng của bậc chính nhân quân tử, nghệ sĩ tài ba của Huấn Cao. Điều đó được biểu hiện qua nhân cách và hành động của ông được tác giả khắc họa. Huấn Cao là con người đặc biệt có một không hai trong trang viết của Nguyễn Tuân để lại cho tác giả sự trân trọng và nỗi niềm xót xa, tiếc nuối cho một con người tài giỏi, có nghĩa khí và nhân cách cao đẹp lại gặp không đúng thời, đúng vận mệnh. Huấn Cao ngày nay cũng rất nhiều nhưng không ít người đang dần bị vùi chôn bởi thế lực quyền uy và sức mạnh của đồng tiền. Theo như thông tin của Bộ giáo dục ngày 17/7/2018 ở Hà Giang sau khi thanh tra rà soát lại công tác chấm thi có 114 thí sinh bị hạ điểm vì điểm thi công bố bị gian lận, nâng lên quá nhiều so với năng lực thực tế của các em. Nạn chảy máu chất xám, mua điểm, mua quan bán chức… đã khiến biết bao người tài có trí tuệ tài năng thực sự bị vùi dập một cách tàn bạo. Đó là nỗi đau lớn của ngành giáo dục của cả đất nước con người Việt Nam. Hiền tài như Huấn Cao nhưng lại bị cướp trắng trợn cơ hội để cống hiến cho đất Việt.
Qua tác phẩm tác giả thể hiện được tư tưởng của mình về nghệ thuật và nhân phẩm con người. Nhân cách đẹp là sự kết hợp giữa cái tài và cái tâm và cái đẹp luôn phải gắn liền với cái thiện không thể tách rời, bản thân cái đẹp chính là đạo đức. Cái đẹp không chỉ được sáng tạo ra ở nơi thanh tao, sạch sẽ mà ngay ở trong môi trường của cái xấu và cái ác nó cũng luôn tồn tại nhưng không vì thế mà lụi tàn trái lại càng nó càng tỏa sáng rực rỡ và mạnh mẽ hơn. Chỉ có cái đẹp mới có thể cảm hóa được tâm hồn con người làm cho chúng trở nên tốt hơn, cao đẹp hơn ở trên đời.
Nguyễn Tuân với tài năng nghệ thuật tương phản với bút pháp tả thực và lãng mạn đan xen, sự sắc sảo điêu luyện của ngòi bút đã khắc họa con người và cảnh vật chi tiết, tỉ mỉ gây ấn tượng sâu sắc. Nguyễn Tuân phải là một con người yêu mến và trân trọng tài năng, cái đẹp vô cùng mới có thể viết được truyện ngắn “Chữ người tử tù” với sự hiện thân của hai con người có nhân cách cao đẹp như Huấn Cao và viên quản ngục hay đến thế.
Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Chữ người tử tù - mẫu 9
Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một nghệ sĩ tài hoa. Mỗi lời văn của Nguyễn Tuân đều là những nét bút trác tuyệt như một nét chạm khắc tinh xảo trên mặt đá quý của ngôn ngữ (Tạ Tỵ). Một trong những nét bút trác tuyệt đó là tác phẩm Chữ người tử tù. Nối bật lên trong tác phẩm là hình tượng nhân vật Huấn Cao và cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
Huấn Cao là nhân vật khá điển hình cho bút pháp lãng mạn. Chúng ta đều biết văn học lãng mạn thường mô tả theo những mẫu hình lí tưởng. Có nghĩa là nhà văn thường thả trí tưởng tượng của mình để theo đuổi những vẻ đẹp hoàn hảo nhất. Bởi thế nhân vật viết theo lối lãng mạn có tầm vóc phi thường. Nó là biểu hiện cho những gì mà nhà văn mơ ước, khao khát. Huấn Cao là thế. Từ đầu đến cuối, ông hiện ra như một con người phi thường. Từ tài hoa đến thiên lương, từ thiên lương đến khí phách, nhất nhất đều có tầm vóc phi thường. Có thể nói Huấn Cao là một giấc mơ đầy tính nhân văn của ngòi bút Nguyễn Tuân.
Là nhân vật tài hoa nghệ sĩ, phẩm chất đầu tiên của Huấn Cao là tài hoa. Thiên truyện được mở đầu bằng cuộc đối thoại của hai nhân vật quản ngục và thơ lại. Ở đây tuy Huấn Cao hiện lên gián tiếp nhưng cũng đủ để cho ta thấy ông nổi tiếng với tài văn võ song toàn, uy danh đồn khắp cõi tỉnh Sơn. Cái tài được tô đậm nhất ở nhân vật này là tài viết chữ đẹp. Đó là nghệ thuật thư pháp - một bộ môn nghệ thuật truyền thống và cao siêu của dân tộc. Ở sự gửi gắm, kí thác toàn bộ những tâm nguyện sâu xa của mình. Bởi thế mỗi con chữ là một tác phẩm nghệ thuật sâu xa của mình. Bởi thế mỗi con chữ là một tác phẩm nghệ thuật, là sự kết tinh những vẻ đẹp tâm hồn của người viết. Mỗi con chữ là hiện thân của khí phách, của thiên lương và tài hoa. Chữ Huấn Cao thể hiện nhân cách Huấn Cao. Nó quý giá không chỉ vì được viết rất nhanh, rất đẹp, đẹp lắm, vuông lắm mà trước hết vì đó là những con chữ nói lên khát vọng tung hoành của một đời con người. Chính vì thế mà có được chữ của ông Huấn Cao đã trở thành tâm nguyện lớn nhất, thiêng liêng nhất của quản ngục. Để có được chữ Huấn Cao, quản ngục sẵn sàng đánh đổi tất cả, kể cả sự hi sinh về quyền lợi và sinh mệnh của mình. Nhưng Huấn Cao không chỉ là một đấng tài hoa, sâu xa hơn, ông còn có một tấm lòng - đó là tấm lòng biết quý trọng thiên lương của con người.
Một nhà văn nước ngoài đã nói về chân lí sâu xa. Hãy đập vào trái tim mình thiên tài là ở đó. Thì ra gốc của tài năng là ở trái tim, gốc của cái tài là cái tâm. Tấm lòng biết trọng thiên lương là gốc rễ của nhân cách Huấn Cao. Trong mắt Huấn Cao, quản ngục chỉ là một kẻ tầm thường không làm nghề thất đức. Bởi lí Huấn Cao đã thể hiện sự khinh bỉ không cần giấu giếm, đến khi nhận ra viên ngục là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật điều hỗn loạn xô bồ thì Huấn Cao rất ân hận. Bằng tất cả sự xúc động, Huấn Cao đã nói: Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi... Thiếu chút nữa ta phụ một tấm lòng trong thiên hạ. Câu nói ấy đã hé mở cho chúng ta thấy phương châm của một nhân cách sống là phải xứng đáng với những tấm lòng.
Cảm hứng lãng mạn bao giờ cũng xui khiến các nghệ sĩ khắc họa những hình tượng sao cho hoàn hảo thậm chí đến mức phi thường. Ông Huấn Cao cũng thế. Nguyễn Tuân đã khiến cho hình tượng này trở thành một con người siêu phàm với việc tô đậm một khí phách siêu việt. Căm ghét xã hội thối nát, ông đã cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình, sự nghiệp không thành, ông lĩnh án tử hình. Nhưng tù đày, gông cùm và cái chết cùng không khuất lạc được ông. Ông luôn tìm thấy ở những nơi mà tự do bị tước bỏ. Đối với Huấn Cao, mọi sự trói buộc, tra khảo, giam cầm đều vô nghĩa. Và khi quản ngục hỏi ông muốn gì để giúp, ông đã trả lời bằng sự khinh bạc đến điều... lời nói của ông có thể là nguyên cớ để ông phải rước lấy những trận trả đũa. Nhưng một khi đã nói nghĩa là ông không hề run sợ, không hề quy phục trước cường quyền và bạo lực. Có thể Huấn Cao sừng sững trong suốt cả thiên truyện như một khí phách kiên cường bất khuất, uy vũ bất năng khuất.
Những phẩm chất tuyệt vời đó của Huấn Cao đã chói sáng lên trong cảnh tượng cuối cùng mà Nguyễn Tuân đã gọi là cảnh tượng xưa nay chưa từng có - cảnh cho chữ. Cảnh cho chữ là sự biểu hiện sống động rực rỡ của tài hoa, thiên lương và khí phách của Huấn Cao.
Muốn hiểu được giá trị sâu sắc của cảnh cho chữ cho chúng ta không thể không nói tới quá trình dẫn đến cảnh cho chữ ấy. Người tinh ý sẽ dễ nhận thấy rằng câu chuyện có hai phần rõ rệt: Phần đầu giới thiệu các nhân vật và dẫn dắt câu chuyện chuẩn bị cho phần sau. Phần sau khắc họa cảnh cho chữ. Nếu không có phần hai thì phần đầu chỉ là những mẩu vụn vặt, thiếu sức sống. Bởi thế phần hai tuy ngắn nhưng lại là kết tinh của toàn bộ câu chuyện. Và bút lực của Nguyễn Tuân càng dồn vào phần này đậm nhất. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh một tình huống đặc biệt. Đó là cuộc gặp hết sức éo le của Huấn Cao và quản ngục - Nơi gặp gỡ là nhà tù, thời gian là những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường của Huấn Cao. Những điều này làm cho tình thế trở nên ngặt nghèo, bức xúc, khó xoay sở. Nhưng oái ăm hơn cả vẫn là thân phận của hai nhân vật, về bình diện xã hội, họ là những kẻ đối địch. Một người là kẻ phản loạn, dám nổi dậy chống lại thể chế đương thời, còn người kia lại là một viên quan đại diện cho chính thể ấy. Nhưng về bình diện nghệ thuật, họ lại là hai người tri âm: Một người có tài viết chữ đẹp còn người kia lại vô cùng ngưỡng mộ cái tài đó. Sự trái ngược này đã đặt quản ngục trước sự lựa chọn nghiệt ngã: hoặc là muốn làm tròn bổn phận của một viên quan thì phải chà đạp lên tấm lòng tri kỉ hoặc muốn trọn đạo tri kỉ phải phản bội lại chức phận của một viên quan. Quản ngục sẽ hành động như thế nào? Ông ta hành động như thế nào thì tư tưởng tác phẩm sẽ nghiêng về hướng đó.
Với một tương quan như vậy, quan hệ giữa họ ban đầu rất căng thẳng. Tâm nguyện lớn nhất của quản ngục là có được chữ của ông Huấn Cao nhưng đây là cơ hội cuối cùng. Còn Huấn Cao tuy có tài viết chữ nhưng lại chỉ cho chữ những ai ông cho là tri kỉ. Vậy muốn có chữ của Huấn Cao thì quản ngục phải được ông thừa nhận là tri kỉ trong vòng mấy ngày tới. Điều đó lại dường như không thể đạt được. Trong mắt Huấn Cao, quản ngục chỉ là kẻ tiểu nhân, giữa họ là một vực sâu ngăn cách. Thực ra quản ngục cũng có những ưu thế để đối xử với những người tù thông thường. Đó là ông ta có thừa quyền lực và tiền bạc. Nhưng Huấn Cao không phải hạng tiểu nhân như thế, quyền lực không ép được ông cho chữ, tiền bạc không mua được chữ ông. May thay ở viên quản ngục lại có một tấm lòng trong trẻo - tấm lòng biệt nhỡn liên tài. Và tấm lòng này đã khiến cho Huấn Cao cảm động. Sự cảm động này của Huấn Cao là cội nguồn dẫn đến cảnh cho chữ.
Vậy là việc Huấn Cao cho chữ không giống như việc trả nợ một cách tầm thường, không giống việc một kẻ sắp bị tử hình đang đem tài sản cuối cùng cho người sống, cũng không phải là cơ hội cuối cùng mà để Huấn Cao trình diễn tài năng, về bản chất việc cho chữ là sự xúc động của một tấm lòng trước một tấm lòng.
Và cảnh cho chữ được Nguyễn Tuân gọi đó là cảnh xưa nay chưa từng có. Bởi trước hết lẽ ra nó phải diễn ra ở nơi sang trọng, đàng hoàng thì nó lại diễn ra trong căn buồng giam chật hẹp, hôi hám, bẩn thỉu. Và người đem cho cái đẹp lẽ ra phải thuộc thế giới tự do thì ở đây lại là tử tù sắp bị hành hình. Đặc biệt ở đây diễn ra một sự đổi ngôi xưa nay chưa từng có. Kẻ cầm quyền hành trong tay thì bị tước hết quyền uy, khúm núm trước Huấn Cao, kẻ tưởng chừng bị mất hết quyền sống là ông Huấn Cao trở nên đầy quyền uy khi chăm chú tô đậm những nét chữ và cho quản ngục những lời khuyên. Và quản ngục vái lạy Huấn Cao như một bậc thánh nhân: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh. Cảnh cho chữ lã khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, thiên lương trước cái xấu, cái ác. Trong căn phòng giam ẩm tháp đó, ánh sáng rực rờ của bó đuốc đã đẩy lùi bóng tối, mùi thơm của chậu mực đã xua đuổi mùi phân chuột, phân gián, màu trắng của tấm lụa bạch đã xóa tan sự u ám của nhà tù. Lúc này cái đẹp đang lên ngôi, cái đẹp đang đăng quang, chiến thắng hoàn toàn cái xấu. Trong những con người ấy lúc này chỉ còn là niềm kính trọng, tôn sùng cái đẹp. Và thiên lương của Huấn Cao đang tỏa sáng, soi đường dẫn dắt quản ngục - một kẻ nhầm đường, lạc lối.
Qua đây tác giả cũng khẳng định rằng cái đẹp có thể tồn tại ở mọi nơi, mọi lúc, chiến thắng mọi cái xấu, cái ác. Và cái đẹp có thể cứu rỗi linh hồn con người, giúp con người hiểu nhau hơn, xích lại gần nhau hơn. Cái đẹp sẽ không mất đi ngay cả khi nó bị vùi dập. Đó là giá trị nhân văn của tác phẩm.
Với nghệ thuật vẽ mây, nảy trăng và nghệ thuật đối lập, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật hình tượng Huấn Cao và khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp. Đồng thời nhà văn còn sử dụng hệ thống ngôn ngữ cổ: biệt nhỡn liên tài, thiên lương, bái lĩnh, sở nguyện mang lại cho truyện bầu không khí và nhịp điệu của thời phong kiến xa xưa, giúp nhà văn tái tạo câu chuyện của một thời vang bóng.
Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện Chữ người tử tù - mẫu 10
Bước vào văn đàn Việt Nam, ta không khỏi ngỡ ngàng bởi cái đẹp hiện hữu khắp mọi nơi, man mác khắp các trang văn: “man mác khắp vũ trụ” (Thạch Lam). Đến với những trang viết của Nguyễn Tuân- “một người suốt đời đi tìm cái đẹp và cái thật”, ta bắt gặp một cuộc gặp gỡ, một cuộc hội ngộ của cái đẹp trong hoàn cảnh đề lao tăm tối, tàn nhẫn. Đó là cuộc gặp gỡ của những nhân cách đẹp, những con người biết tạo ra và trân trọng cái đẹp trong cuộc đời.
Ai đó đã cho rằng: “suy tưởng về cái đẹp là nét nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Tuân”. Thật vậy, cái đẹp như một chất xúc tác kì diệu và đến khi bước vào trang viết của Nguyễn Tuân thì được phát lộ, tỏa sáng lạ thường. “Chữ người tử tù” chính là cuộc gặp gỡ của cái đẹp của Huấn Cao và viên quản ngục, cuộc gặp gỡ khác thường của hai con người khác thường giữa chốn lao tù. Bởi sự say mê và ngưỡng mộ, ngục quan - kẻ nắm giữ uy quyền trong nhà lao đã âm thầm biệt đãi Huấn Cao-người tử tù nổi tiếng bởi tài hoa và khí phách phi thường. Đó cũng là cuộc gặp gỡ đặc biệt, một cuộc gặp gỡ chưa từng có bao giờ của một kẻ tù nhân phạm tội với một người đại diện cho pháp luật và uy quyền. Nhưng ở địa hạt của cái đẹp, họ là những nhân cách đồng dạng là những con người biết sinh thành và nuôi dưỡng cái đẹp trong cuộc đời. Xét đến cùng “Chữ người tử tù” là cuộc hội ngộ của những nhân cách cao đẹp bị cầm tù bởi bạo lực, hoàn cảnh, là hiện thân của cái đẹp trong cuộc sống này!
Người đã thai nghén, sinh thành ra cái đẹp trong “Chữ người tử tù” không ai khác, chính là Huấn Cao - “là người của vùng tỉnh Sơn”, “viết chữ rất nhanh, rất đẹp” và “có chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời”. Tiếng thơm của người nghệ sĩ ấy đã được ngợi ca qua những khao khát và sự ngưỡng mộ của quản ngục. Ca ngợi tài hoa của Huấn Cao, coi những con chữ của Huấn Cao là tác phẩm vô giá, Nguyễn Tuân đã gửi gắm lòng yêu quý cái đẹp và sự trân trọng văn hóa cổ truyền dân tộc, đúng như Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: “Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của ông có màu sắc riêng: gắn liền với những giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc”. Song ai đó đã cho rằng “Huấn Cao là sự nổi loạn của cái đẹp”. Quả không sai bởi Huấn Cao không chỉ phát lộ cái đẹp của thiên lương mà còn tỏa sáng cái đẹp rạng ngời của người anh hùng đầy khí phách. Trong hoàn cảnh đề lao nhưng khí phách của ông vẫn không bị nguội lạnh, ông đã dám chống lại triều đình phong kiến, ông tỏ thái độ coi thường, bất chấp trò tiểu nhân thị oai của bọn lính canh, thái độ cao ngạo, khinh bạc trước sự biệt đãi của quản ngục. Đó như là lời thách thức với cường quyền bạo lực. Khi ngục quan khép nép hỏi ông Huấn: “ngài có cần thêm gì nữa xin cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu cấp.” Ông Huấn đã trả lời: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.” Lời nói ấy như một gáo nước lạnh nhưng lại làm quản ngục thêm phần kính nể Huấn Cao. Đó hẳn phải là khí phách của một trang nam nhi chọc trời khuấy nước. Cách hành xử của Huấn Cao cho thấy dù ở trong hoàn cảnh nào ông vẫn hoàn toàn tự do về nhân cách. Sự lễ phép và khúm núm cả viên quản ngục càng tô đậm tầm vóc kì vĩ, vẻ đẹp hiên ngang của ông Huấn. Huấn Cao không vì quyền thế hay tiền bạc mà ép mình cho chữ bao giờ. Cả đời ông cũng chỉ cho chữ ba người bạn thân. Nhưng khi biết được tâm sự và tấm lòng của người quản ngục, Huấn Cao đã đột ngột thay đổi: “nào ta có biết đâu, một người như thầy Quản đây lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.” Huấn Cao đã nắm bắt và nâng đỡ ánh sáng của thiên lương và việc cho chữ là việc “một tấm lòng ta đền đáp một tấm lòng trong thiên hạ”, là hành động đền đáp một tấm lòng trong thiên hạ. Huấn Cao chính là sự hiện diện của cái đẹp toàn diện, “sự tỏa sáng của những tấm lòng” xuyên suốt “Chữ người tử tù”. Lấy nguyên mẫu từ Cao Bá Quát nhưng dưới ngòi bút Nguyễn Tuân Huấn Cao đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp thiêng liêng, tao nhã của nền văn hóa cổ truyền, kết tinh tinh hoa dân tộc. Yêu mến, ngợi ca và tiếc nuối những con người như ông Huấn, Nguyễn Tuân đã gián tiếp bày tỏ tấm lòng của mình với những giá trị ngàn xưa đồng thời bày tỏ quan niệm thẩm mĩ tiến bộ: cái đẹp, cái thiện luôn luôn song hành và làm nên nhân cách con người. Ai đó đã cho rằng: “Nguyễn Tuân bước vào nghề văn như để chơi ngông với thiên hạ”. Thấp thoáng đâu đó trong bóng dáng của người tử tù ta cũng thấy cái nét “ngông” vừa cổ điển, vừa kế thừa truyền thống tài hoa của thế hệ trước, một cái ngông luôn luôn muốn phản ứng lại hiện thực xã hội đương thời, một cái ngông chỉ xuất hiện trong những trang viết của Nguyễn Tuân.
Đằng sau sự tài hoa của Huấn Cao, nhân vật quản ngục xuất hiện như hiện thân của niềm say mê, trân trọng cái đẹp. Đó như một phép màu kì diệu biến quản ngục thành “thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Tâm nguyện cả đời của quản ngục, không gì hơn, đó là có được chữ của ông Huấn để treo ở nhà riêng. Tâm nguyện ấy bỗng chốc biến viên quản ngục đẹp như một người nghệ sĩ thực thụ, biết say mê, biết hướng về cái đẹp đúng như Ralph Waldo Emerson cho rằng: “Yêu cái đẹp là thường thức. Tạo ra cái đẹp nghệ thuật. Nhưng biết trân trọng cái đẹp mới là người nghệ sĩ chân chính”. Quản ngục biệt đãi Huấn Cao, luôn luôn cung kính và lễ phép trước thái độ kiêu ngạo của ông Huấn, thành kính đón nhận những lời khuyên của ông. Chính điều đó đã mở đường cho quản ngục đến với cái đẹp. Tư thế khúm núm, thái độ và hành động bên ngoài có vẻ ủy mị khi lắng nghe lời khuyên của Huấn Cao đã làm sáng lên vẻ đẹp nhân cách của ngục quan, làm cho nhân vật trở nên đáng quý, đáng trân trọng. Đặc biệt, ông còn cúi đầu thành kính đón nhận lời khuyên của ông Huấn. Ông cúi đầu nhưng không hề trở nên hèn kém mà trái lại, nó còn làm cho ông trở nên cao thượng hơn bao giờ. Nguyễn Đăng Mạnh từng cho rằng: “Có những cái cúi đầu làm cho con người trở nên hèn hạ, có những cái cúi lậy làm con người trở nên đê tiện. Nhưng cũng có những cái cúi đầu làm con người trở nên cao cả hơn, lớn lao hơn, lẫm liệt hơn, sang trọng hơn. Đấy là cái cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, cái thiên lương”. Và cái cúi đầu của quản ngục cũng thật cao đẹp chẳng khác nào cái cúi đầu của Cao Bá Quát khi xưa: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” (Cả đời sinh ra chỉ để cúi đầu trước hoa mai). Nếu Huấn Cao là nơi nhà văn gửi gắm những quan niệm thẩm mĩ tiến bộ thì quản ngục là nơi nhà văn gửi những quan niệm nhân sinh sâu sắc: Bản thân mỗi con người luôn khao khát và hướng về cái đẹp. Bởi vậy, phải biết nhìn sâu vào tâm hồn con người để nắm bắt ánh sáng của thiên lương. Và hơn cả, cái đẹp “man mác khắp vũ trụ”, nó tồn tại ngay cả trong cái ác để đẩy lùi bóng tối, hướng con người tới cuộc sống tốt đẹp hơn.
Cảnh tượng đẹp nhất trong “Chữ người tử tù “chính là cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có bao giờ, đặc biệt là trong hoàn cảnh đề lao, nơi “người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc”, cái đẹp vẫn ngang nhiên được sinh thành. Ta ngỡ ngàng khi thấy “một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván”. Bóng tối của nhà tù thực dân đã bị đẩy lùi bởi ánh sáng của tài hoa, thiên lương, nhường chỗ cho cái đẹp được sinh thành. Cái đẹp đã trở thành tác nhân làm đảo lộn ý thức xã hội, nó được khai sinh trên một mảnh đất chết, từ bàn tay của người tử tù sắp chết nhưng vẫn phát lộ rực rỡ và có sức cảm hóa mãnh liệt. Lời khuyên của quản ngục dành cho người tử tù đã thể hiện một quan niệm sâu sắc về nghệ thuật: Cái đẹp không bao giờ chung sống với cái ác, mãi mãi là như vậy. Đó cũng là niềm tin sắt đá của Nguyễn Tuân về sức mạnh của cái đẹp, cái đẹp sẽ cứu rỗi thế giới này!
Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Đọc văn Nguyễn Tuân bao giờ người ta cũng thấy một hứng thú đặc biệt: sự thâm trầm trong ý nghĩ, sự lọc lõi trong quan sát, sự hành văn một cách hoàn toàn Việt Nam”. Thật vậy, cái hứng thú đặc biệt ấy không chỉ toát lên từ tác phẩm mà còn toát lên từ hình thức nghệ thuật độc đáo. Ông sử dụng bút pháp tương phản để dựng lên sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, để tô đậm sự thắng thế của cái đẹp trong cuộc đời. Ai đó đã cho rằng “ngôn ngữ của Nguyễn Tuân tuôn ra như muốn thi tài với hóa công”. Nhà văn với văn phong “đặc Việt Nam” (Vũ Ngọ) ấy đã khéo léo sử dụng những từ Hán Việt để tạo màu sắc cổ kính, trang nghiêm cho tác phẩm, để “Chữ người tử tù” trở thành một trong những” nén tâm hương nguyện cầu cho cái đẹp cổ truyền Việt Nam” (Văn Tâm). Câu chuyện như một thước phim quay chậm, người đọc như được chứng kiến tận mắt ánh sáng được nhen lên, tỏa sáng và che đi bóng tối. Và các nét chữ hiện hình “như một nét bút trác tuyệt được chạm khắc tinh xảo trên mặt đá quý của ngôn từ”.
“Chỉ người suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, bởi văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức” (Vũ Ngọc Phan). Bởi vậy, khi đến với chữ người tử tù, hãy từ từ đón nhận ánh sáng của cái đẹp để thanh lọc tâm hồn, để thấu hiểu và cảm nhận…” Chữ người tử tù không chỉ “vang bóng một thời” mà còn vang bóng mãi muôn sau.