X

Soạn văn 12 Kết nối tri thức

10+ Thuyết trình về tác phẩm truyện có cách tiếp cận và thể hiện mới mẻ đối với đời sống tuổi 20


Thuyết trình về một tác phẩm truyện có cách tiếp cận và thể hiện mới mẻ đối với đời sống, khát vọng của tuổi 20 hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

10+ Thuyết trình về tác phẩm truyện có cách tiếp cận và thể hiện mới mẻ đối với đời sống tuổi 20

Thuyết trình về tác phẩm truyện có cách tiếp cận và thể hiện mới mẻ đối với đời sống tuổi 20 - mẫu 1

Thuyết trình: "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" - Nguyễn Nhật Ánh

Nếu bạn từng trải qua những kỷ niệm ngọt ngào của tuổi thơ, những ngày hè êm đềm bên những trang sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, hoặc từng lớn lên trong những làng quê yên bình của Việt Nam, thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua cuốn sách "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" - một tác phẩm đã được vinh danh bằng giải thưởng văn học ASEAN vào năm 2010 của Nguyễn Nhật Ánh. Cuốn sách đã gây ra một làn sóng mới khi được đạo diễn Victor Vũ chuyển thể thành bộ phim với tựa đề vẫn giữ nguyên.

Nguyễn Nhật Ánh, sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955, là người con của thôn An Mỹ, xã Bình An, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông là một nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam, chuyên viết về thế giới của tuổi mới lớn. Ông được biết đến với biệt danh "ông hoàng của văn học trẻ thơ". Mặc dù trào lưu văn học nước ngoài ngày càng được giới trẻ quan tâm, nhưng những tác phẩm về tuổi thơ của ông vẫn giữ được sức hút đặc biệt đối với độc giả. Điều này là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của văn học Việt Nam.

"Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" là một tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Cuốn sách được phát hành lần đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 9/12/2010. Đây là một trong những tác phẩm dài của ông, ra đời sau "Đảo mộng mơ" và "Lá nằm trong lá". "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" là một trong những cuốn sách bán chạy nhất tại Việt Nam từ năm 2010 đến nay, với tổng số bản in lên đến hơn 20.000 bản. Câu chuyện kể về cuộc sống hàng ngày và tâm trạng của Thiều, một cậu bé 13 tuổi sống ở một vùng quê nghèo. Thiều có một người em trai tên là Tường, một cậu bé đáng yêu, hiền lành và rộng lượng. Trái ngược với Tường, Thiều là một người hướng ngoại, khá tinh quái, nhưng thực sự rất quan tâm và hào hiệp. Câu chuyện cũng mô tả mối quan hệ giữa hai anh em và cộng đồng người dân trong ngôi làng, bao gồm cả gia đình và bạn bè của họ. Thiều nhận ra mình có tình cảm với Mận, một cô bé xinh xắn hơn cậu một tuổi, và học chung lớp với cậu. Một biến cố xảy ra khi nhà Mận bốc cháy, gia đình Thiều đã giúp đỡ Mận và đưa cô bé về sống chung với gia đình. Tuy nhiên, sự thân thiết giữa Tường và Mận khiến Thiều cảm thấy ghen tỵ. Mùa lũ đến, làng quê bị ngập lụt, gây ra nhiều thiệt hại như đói kém và mất mùa. Trong khi đó, sự ghen tức và hẹp hòi trong Thiều khiến em trai của cậu bị thương nặng, không thể ngồi dậy được. Một ngày, Tường kể cho Thiều nghe một câu chuyện về một nàng công chúa, là nguồn động viên giúp Tường hồi phục. Công chúa đó thực chất là Nhi, con gái của một người dân trong làng, có vấn đề về thần kinh và cho rằng mình là công chúa. Sự quan tâm của Tường đã giúp Nhi tìm lại sức mạnh và sự tự tin của mình, khiến cô bé trở lại bình thường.

Đây là câu chuyện cổ tích về tuổi thơ, tình ạnh em, về tình bạn giữa cuộc sống xô bồ, vội vã này. Nó giống như những bông hoa vàng trên bãi cỏ xanh rộng lớn để rồi khi gấp trang sách lại, ta khẽ mỉm cười, chợt nhận ra có cái gì đó nảy nở trong lòng. Đây là lần đầu tiên ông đưa ra nhân vật phản diện vào tác phẩm của mình . Sự đố kỵ, hung hang của Sơn khi cố giành bé Mận từ tay Thiều. Bé Nhi chính là yếu tố làm cho câu chuyện liền mạch, tình cảm của các cô-cậu bé cũng gắn bó hơn bao giờ. Đối với những độc giả trung thành của nhà văn thì đây là tác phẩm có nét độc đáo so với các tác phẩm trước. Nguyễn Nhật Ánh trong một lần trả lời phỏng vấn đã chia sẻ: “Tuổi thơ của tôi là cả một thế giới đầy ám ảnh, tôi luôn luôn bắt gặp mình thổn thức khi nhớ về những ngày thơ ấu. Khi ấy là khi tôi nhận ra mình đã ở quá xa sân ga tuổi thơ và tôi viết những cuốn sách để kéo chúng lại gần.”. Cuốn sách“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” không chỉ là cuốn sách chỉ để đọc một lần, thi thoảng chúng ta mở vài trang rồi gấp lại để khiến tâm hồn thêm chút thư thái, thảnh thơi giữa cuộc sống vội vã. Trong tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nhật Ánh cũng viết rằng: “ Cuốn sách này không dành cho trẻ em nhưng viết cho những ai từng là trẻ em.”. Và ở cuốn sách “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” cũng vậy, cuốn sách không chỉ dành cho các em thiếu nhi mà dành cho ai từng có một tuổi thơ.

Xem thêm các bài Soạn văn 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác: