Điều không tính trước - tác giả, bố cục, tóm tắt, nội dung, dàn ý - Ngữ văn lớp 6 Cánh Diều
Tác giả tác phẩm: Điều không tính trước - Ngữ văn lớp 6
Qua bài học về tác giả, tác phẩm Điều không tính trước Ngữ văn lớp 6 Cánh Diều gồm nội dung chính về tác giả, bố cục, tóm tắt tác phẩm, dàn ý chi tiết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phương thức biểu đạt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Điều không tính trước.
I. Tác giả
- Tên: Nguyễn Nhật Ánh (1955)
- Quê quán: Quảng Nam
- Sự nghiệp văn học:
+ Ông được biết đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi mới lớn, các tác phẩm của ông rất được độc giả ưa chuộng và nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim.
+ Năm 13 tuổi, ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên.
+ Năm 1995, ông được bình chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội Nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh bình chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995). Năm 1998, ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải Nhà văn có sách bán chạy nhất.
- Tác phẩm chính
+ Kính vạn hoa (bộ truyện 54 tập, 1995-2002: 45 tập, 9 tập viết thêm sau), Mắt biếc (truyện dài, 1990), Cô gái đến từ hôm qua (truyện dài, 1989), Ngồi khóc trên cây (truyện dài, 27.6.2013), Cây chuối non đi giày xanh (truyện dài, 7.1.2018), Trước vòng chung kết (truyện dài, 1984), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (truyện, 1.2008),...
II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm
1. Thể loại: Truyện ngắn
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Điều không tính trước in trong tập Út Quyên và tôi, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2019.
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
4. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất
5. Tóm tắt:
Không phục vì bị Nghi cho là mình phạm lỗi việt vị trong trận bóng giao hữu, “tôi” quyết định đánh nhau để giành lại công bằng, thậm chí còn chuẩn bị sẵn vũ khí và rủ thêm Phước làm đồng bọn, nấp sẵn trong bụi cây đánh lén hòng muốn cho Nghi một trận nhớ đời. Thế nhưng khi gặp nhau, hành động của Nghi đã làm cả hai chú bé bất ngờ, Nghi đưa ra một cuốn sách về luật bóng đá để “tôi” đọc tham khảo, còn rủ hai người bạn cùng đi xem phim. “Tôi” và Phước thấy thế bỗng nhiên nguôi giận, không còn muốn đánh nhau nữa, cả ba lại hòa đồng vui vẻ.
6. Bố cục:
- Phần 1: Từ đầu đến “hộp đồ nghề của anh Nghĩa”: nguyên nhân dẫn đến tâm trạng uất ức và muốn đánh nhau của nhân vật “tôi”
- Phần 2: tiếp theo đến ”thế là nó lăn đùng ra đất”: sự chuẩn bị cho cuộc đánh nhau của nhân vật “tôi” cùng đồng bọn
- Phần 3: còn lại: hành động bất ngờ của Nghi và sự giảng hòa của ba đứa trẻ
7. Giá trị nội dung:
Văn bản kể về việc giải quyết một mâu thuẫn trong trận bóng giữa nhân vật tôi và Nghi. Mỗi người lại có những suy nghĩ và cách giải quyết khác nhau trước một vấn đề. Tuy nhiên, nếu như đoàn kết, giải quyết theo hướng tích cực thì mọi việc sẽ nhẹ nhàng hơn.
8. Giá trị nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống truyện bất ngờ, gây hài hước, kịch tính
- Kể chuyện theo ngôi thứ nhất cùng việc miêu tả tâm lý nhân vật vô cùng chân thực.
III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm
1. Nguyên nhân và sự chuẩn bị cho trận đánh nhau:
- Tình huống dẫn đến ý định đánh nhau:
+ Bàn thắng của tôi không được công nhận lại còn bị đám thằng Nghi trêu chọc, gây sự.
- Chú ý các lời đối thoại của hai nhân vật, từ đó có thể thấy rõ hơn đặc điểm nhân vật” tôi”
- Qua những lời đối thoại của hai nhân vật, từ đó có thể thấy được nhân vật tôi là người hiếu thắng, dễ xúc động:
+ Bên tôi đang bị dẫn trước một bàn.
+ "Được rồi, nếu mày muốn gây sự, ông sẽ cho mày biết tay!”.
+ Cuối cùng, tôi tìm thấy "vũ khí" trong hộp đồ nghề của anh Nghĩa.
+ "Chiều nay màu Có đi đánh nhau với tao không?"
+ Tôi khích "Chẳng lẽ màu sợ thằng Nghi! Chính nó đã ăn gian trận bóng hôm nọ, lại còn chọc tức tụi mình nữa! Bỏ qua sao được!".
2. Điều không lường trước khi giải quyết mâu thuẫn:
- Điều không tính trước trong câu chuyện là:
+ Nghi tìm gặp nhân vật tôi để đưa Cuốn sách và rủ đi xem phim.
=> Qua đó em thấy nhân vật Nghi là người vui vẻ, bình tĩnh, không chấp nhặt.