Lượm - tác giả, bố cục, tóm tắt, nội dung, dàn ý - Ngữ văn lớp 6 Cánh Diều


Tác giả tác phẩm: Lượm - Ngữ văn lớp 6

Qua bài học về tác giả, tác phẩm Lượm Ngữ văn lớp 6 Cánh Diều gồm nội dung chính về tác giả, bố cục, tóm tắt tác phẩm, dàn ý chi tiết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, phương thức biểu đạt sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm tác phẩm Lượm.

Lượm - tác giả, bố cục, tóm tắt, nội dung, dàn ý | Ngữ văn lớp 6 Cánh Diều

- Tên: Tố Hữu (1920 – 2002)

- Quê quán: Huế

- Phong cách nghệ thuật

- Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc.

+ Hồn thơ luôn hướng đến cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.

+ Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện và cũng là nguồn cảm hứng cho thơ.

+ Những tư tưởng lớn của thời đại, những tình cảm lớn của con người, những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc được phản ánh qua giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, thương mến.

- Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà.

+ Sử dụng thể thơ dân tộc: thơ lục bát, thơ thất ngôn.

+ Ngôn ngữ thơ gần gũi, sử dụng nhiều từ ngữ và cách nói dân gian, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân.

+ Thơ phát huy được tính nhạc của tiếng Việt ta.

- Tác phẩm chính: Tập thơ Từ ấy, tập thơ Việt Bắc, tập thơ Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể thơ: Thơ 4 chữ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Bài “Lượm” được Tố Hữu sáng tác năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp

Lượm - tác giả, bố cục, tóm tắt, nội dung, dàn ý | Ngữ văn lớp 6 Cánh diều

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả

6. Bố cục:

- Phần 1 (5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu

- Phần 2 (7 khổ thơ tiếp theo): Sự hi sinh anh dũng của Lượm

- Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi cùng với đất nước

7. Giá trị nội dung

Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người

8. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ bốn chữ

- Sử dụng từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật

- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tảm, tự sự, biểu cảm

III. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm

1. Cuộc gặp gỡ giữa hai chú cháu

- Hoàn cảnh gặp gỡ: ngày Huế đổ máu ở Hàng Bè

- Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ đầu tiên:

+ Hình dáng: bé loắt choắt

+ Trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch

+ Cử chỉ: nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời (thoăn thoắt, nghênh nghênh, huýt sáo vang, nhảy trên đường vàng…)

+ Lời nói: tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc…Thích hơn ở nhà)

Từ láy cùng phép so sánh gợi lên hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên

2. Sự hi sinh anh dũng của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

- Hoàn cảnh: khó khăn, nguy hiểm – “đạn bay vèo vèo”

- Hình ảnh của Lượm: dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái làm nhiệm vụ, không sợ khó khăn, nguy hiểm – “vụt qua mặt trận … sợ chi hiểm nghèo”

- Tư thế của Lượm lúc hi sinh:

+ Một dòng máu tươi

+ Nằm trên lúa, tay nắm chặt bông, hồn bay giữa đồng

→ Dù hồn đã lìa khỏi xác nhưng vẫn hòa quyện vào đồng lúa quê hương. Hình ảnh miêu tả vừa hiện thực vừa lãng mạn

→ Xót thương, cảm phục

3. Hình ảnh Lượm sống mãi cùng đất nước

- “Lượm ơi còn không?” bộc lộ thái độ ngỡ ngàng, đau xót như không muốn tin vào sự thật đang diễn ra

- Câu hỏi tu từ cùng nghệ thuật lặp, khẳng định Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của Lượm thì vẫn còn mãi trong tâm trí của mọi người, sống mãi cùng đất nước.

Xem thêm tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều hay: