Soạn văn lớp 6 Bài 4: Quê hương yêu dấu - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn lớp 6 Bài 4: Quê hương yêu dấu - Kết nối tri thức với cuộc sống
Với các bài soạn văn lớp 6 Bài 4: Quê hương yêu dấu sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 6.
Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức
* Trước khi đọc
Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Với em, ……….. là quê hương yêu dấu. (Em có thể điền địa chỉ nơi em sinh ra và lớn lên: thôn, xã, huyện, tỉnh của em vào chỗ trống).
Ví dụ: Với em, Vĩnh Phúc là quê hương yêu dấu.
- Quê hương là những gì gần gũi, thân thuộc, thiêng liêng nhất với mỗi chúng ta; là cây đa, bến nước, sân đình, là con đường làng phủ đầy rơm rạ những ngày mùa, … Tình yêu quê hương là một trong những tình cảm ấm áp, sâu bền nhất, luôn hiện diện trong sâu thẳm trái tim ta và là hành trang quý giá giúp ta khôn lớn trưởng thành.
Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Một số bài thơ viết về quê hương mà em yêu thích là:
+ Quê hương (Đỗ Trung Quân)
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con chèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”…
+ Quê hương (Tế Hanh)
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
+ Bài thơ Hắc Hải (Nguyễn Đình Thi)
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Với chùm ca dao về quê hương, đất nước, tác giả dân gian đã thể hiện được sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước, lòng yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của các vùng miền khác nhau.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Ở 2 bài ca dao 1 và 2: Mỗi bài có 4 dòng và chia thành 2 cặp lục bát, dòng trên có 6 tiếng, dòng dưới có 8 tiếng.
Câu 2 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Về vần:
+ tiếng cuối của dòng 6 tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới.
+ tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo.
Ví dụ:
(1) đà – gà, xương – sương – gương.
(2) xa – ba, đồng – trông – sông.
- Về nhịp: cả 2 bài ca dao đều ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4, 4/4.
Ví dụ:
Gió đưa/ cành trúc/ la đà – Tiếng chuông Trấn Võ / canh gà Thọ Xương.
- Về thanh điệu: tiếng thứ sáu của dòng sáu là thanh bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám của dòng tám cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ tư của dòng sáu và dòng tám đều phải là thanh trắc.
Ví dụ:
Gió |
đưa |
cành |
trúc |
la |
đà |
||
T |
B |
B |
T |
B |
B |
||
Tiếng |
chuông |
Trấn |
Võ |
canh |
gà |
Thọ |
Xương. |
T |
B |
T |
T |
B |
B |
T |
B |
Mịt |
mù |
khói |
tỏa |
ngàn |
sương |
||
T |
B |
T |
T |
B |
B |
||
Nhịp |
chày |
Yên |
Thái |
mặt |
gương |
Tây |
Hồ |
T |
B |
B |
T |
T |
B |
B |
B |
Hoặc:
Đường |
lên |
xứ |
Lạng |
bao |
xa |
||
B |
B |
T |
T |
B |
B |
||
Cách |
một |
trái |
núi |
với |
ba |
quãng |
đồng |
T |
T |
T |
T |
T |
B |
T |
B |
Ai |
ơi, |
đứng |
lại |
mà |
trông |
||
B |
B |
T |
T |
B |
B |
||
Kìa |
núi |
thành |
Lạng |
kìa |
sông |
Tam |
Cờ |
B |
T |
B |
T |
B |
B |
B |
B |
..............................
..............................
..............................
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức
* Từ đồng âm và từ đa nghĩa
Câu 1 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Giải thích nghĩa của từ “bóng” trong các câu:
a.
- “Lờ đờ bóng ngả trăng chênh”: bóng là hình ảnh của vật do phản chiếu mà có.
b.
- “Bóng đã lăn ra khỏi đường biên dọc”: bóng là quả cầu rỗng bằng cao su, da hoặc nhựa, dễ nẩy, dùng làm đồ chơi thể thao.
c.
- “Mặt bàn được đánh véc-ni thật bóng”: bóng là nhẵn đến mức phản chiếu được ánh sáng gần như mựt gương.
→ Như vậy từ “bóng” trong cả 3 câu đều có hình thức âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan đến nhau. Vì vậy “bóng” là từ đồng âm.
Câu 2 (trang 92 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
a.
- Từ “đường” trong câu:
+ “Đường lên xứ Lạng bao xa?” chỉ khoảng không gian phải vượt qua để đi từ một địa điểm này đến một địa điểm khác.
+ “Những cây mía óng ả này chính là nguyên liệu để làm đường”, từ “đường” lại chỉ chất kết tinh có vị ngọt, dùng trong thực phẩm.
b.
- Từ “đồng” trong câu:
+ “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát” là chỉ khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt.
+ “Tôi mua cái bút này với giá hai mươi nghìn đồng”, từ “đồng” là đơn vị tiền tệ.
→ Như vậy, các từ in đậm “đường”, “đồng” có hình thức âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan đến nhau. Vì vậy chúng là các từ đồng âm.
Câu 3 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Nghĩa của từ “trái” trong các câu:
a. “Cây xoài trước sân nhà em có rất nhiều trái” → “trái” chỉ quả xoài.
b. “Bố vừa mua cho em một trái bóng” → “trái” chỉ quả bóng.
c. “Cách một trái núi với ba quãng đồng” → “trái” chỉ quả núi.
- Trong cả 3 câu trên nghĩa của từ “trái” đều có liên quan đến nhau vì chúng đều biểu thị sự vật có dạng hình cầu.
Câu 4 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Từ “cổ” trong câu a “Con cò có cái cổ cao” và câu b “Con quạ tìm cách uống nước trong một chiếc bình cao cổ” là từ đa nghĩa.
Nghĩa của từ “cổ” trong cả hai trường hợp này có liên quan với nhau:
+ Câu a. “cổ” chỉ một bộ phận của cơ thể, nối đầu với thân.
+ Câu b. “cổ” là chỗ eo lại ở gần phần đầu của một số đồ vật, giống hình dạng cái cổ.
- Từ “cổ” trong câu c “Phố cổ tạo nên vẻ đẹp riêng của Hà Nội” và từ “cổ” trong hai câu a, b ở trên là từ đồng âm vì từ “cổ” trong câu này có nghĩa là cổ kính, không liên quan gì đến nghĩa của từ “cổ” trong hai câu trên.
Câu 5 (trang 93 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Nghĩa của từ “nặng” trong câu ca dao “Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non” chỉ tình cảm gắn bó, sâu đậm hơn mức bình thường, không thể dứt bỏ được.
- Một số ví dụ về từ “nặng” được dùng với nghĩa khác:
+ “Túi hoa quả này nặng quá!” : “nặng” chỉ trọng lượng lớn hơn mức bình thường hoặc lớn hơn so với trọng lượng của vật khác.
+ “Em rất buồn vì bà nội bị ốm nặng” : “nặng” chỉ mức độ cao hơn, trầm trọng hơn so với mức bình thường, có thể dẫn đến kết cục xấu.
→ Từ “nặng” trong các câu này có điểm chung đều chỉ mức độ cao hơn so với bình thường. Như vậy nó là từ đa nghĩa.
..............................
..............................
..............................