Soạn bài Ôn tập học kì 1 Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức
Soạn bài Ôn tập học kì 1 Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức
Với soạn bài Ôn tập học kì 1 Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 6.
Câu 1 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
Bài |
Văn bản |
Tác giả |
Thể loại |
Đặc điểm nổi bật |
|
Nội dung |
Nghệ thuật |
||||
Tôi và các bạn |
Bài học đường đời đầu tiên |
Tô Hoài |
Truyện đồng thoại |
Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. |
Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. |
Gõ cửa trái tim |
Mây và sóng |
Ta-go |
Thơ tự do |
Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc đồng thời chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời. |
Hình thức đối thoại lồng trong lời kể kết hợp với hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng. |
Yêu thương và chia sẻ |
Cô bé bán diêm |
An-đéc-xen |
Truyện ngắn |
Truyện kể về hình ảnh cô bé bán diêm nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh trong đêm giao thừa. Qua đó tác giả muốn gửi gắm một thông điệp giàu tính nhân đạo: hãy yêu thương và để trẻ thơ được sống hạnh phúc. |
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí. |
Quê hương yêu dấu |
Chuyện cổ nước mình |
Lâm Thị Mỹ Dạ |
Thơ lục bát |
Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào của nhà thơ về những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc được thể hiện qua tình yêu đối với những câu chuyện cổ. |
Thể thơ lục bát mang âm hưởng ca dao, dân ca kết hợp với việc sử dụng từ láy, biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc... |
Những nẻo đường xứ sở |
Cô Tô |
Nguyễn Tuân |
Kí |
Bài văn thể hiện vẻ đẹp của cảnh và người Cô Tô. Vẻ đẹp đặc biệt của cảnh Cô Tô: tinh khôi mà dữ dội, đa dạng mà khác biệt. Vẻ đẹp của con người Cô Tô: sống cùng sự kì vĩ mà khắc nghiệt của thiên nhiên, bền bỉ và lặng lẽ bám biển để lao động sản xuất và giữ gìn biển đảo quê hương. |
Ngôn ngữ điêu luyện, sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc. |
Câu 2 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
a. Trình bày yêu cầu đối với mỗi kiểu bài.
- Kể lại một trải nghiệm của bản thân: Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất, giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ, tập trung vào sự việc đã xảy ra, thực hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể
- Nêu cảm xúc về một bài thơ: Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả, thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ, nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ và đánh giá ý nghĩa của chúng đối với sự thể hiện tình cảm của tác giả trong bài thơ, chỉ ra nét độc đáo của bài thơ.
- Tập làm thơ lục bát: Các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng. Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám. Trong dòng sáu dòng tám, tiếng thứ sáu là thanh bằng, tiếng thứ tư là thanh trắc. Thường ngắt nhịp chẵn 2/2/2, 4/4.
- Tả cảnh sinh hoạt: Giới thiệu được cảnh sinh hoạt, tả bao quát quang cảnh, tả hoạt động cụ thể của con người, sử dụng những từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt, nêu được cảm nghĩ về cảnh sinh hoạt.
b. Nêu đề tài mà em lựa chọn nếu thực hành viết một trong các kiểu bài.
Nếu được lựa chọn, em sẽ viết về đề tài tả cảnh sinh hoạt trong gia đình em.
Câu 3 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Bám sát mục đích bài nói.
- Khi trình bày, tự tin và thoải mái, điều chỉnh tốc độ nói, giọng điệu, cử chỉ phù hợp.
- Chọn cách nói, cách kể tự nhiên, gần gũi.
Câu 4 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Tôi và các bạn: So sánh - biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó (chứ không đồng nhất hoàn toàn) để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng. Ví dụ: “Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc”.
- Yêu thương và chia sẻ: Bút pháp tương phản, so sánh.
- Quê hương yêu dấu: Ẩn dụ, so sánh, nhân hóa
- Những nẻo đường xứ sở: Nhân hóa, so sánh.
Câu 5 (trang 131 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Luyện tập, củng cố kĩ năng đọc, viết, nói nghe theo hướng dẫn của giáo viên.