Soạn bài Cây tre Việt Nam Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức
Soạn bài Cây tre Việt Nam Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức
Với soạn bài Cây tre Việt Nam Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 6.
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Bài văn đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và niềm tự hào của nhà văn qua hình ảnh cây tre. Dưới ngòi bút của tác giả, cây tre với những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý đã trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp cây tre cả về hình dáng và phẩm chất:
+ Tre có thể mọc xanh tốt ở mọi nơi;
+ Dáng tre vươn mộc mạc và thanh cao;
+ Mầm măng non mọc thẳng;
+ Màu xanh của tre tươi nhũn nhặn.
+ Tre cứng cáp mà lại dẻo dai, vững chắc;
+ Tre luôn gắn bó, làm bạn với con người trong nhiều hoàn cảnh;
+ Tre thẳng thắn, bất khuất cùng con người chiến đấu giữ làng, giữ nước;
+ Tre còn giúp con người biểu lộ tâm hồn, tình cảm qua âm thanh của các nhạc cụ bằng tre.
→ Cây tre được nhân hóa mang những phẩm chất của con người. Tre là biểu tượng cao quý cho vẻ đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Một số từ ngữ biểu đạt rõ nhất đặc điểm của cây tre:
+ xanh tốt, thẳng, tươi, vững chắc, cứng cáp, dẻo dai,… → đặc điểm hình dáng, đặc tính của cây tre như một loài cây quen thuộc.
+ giản dị, thanh cao, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm, bất khuất,… → miêu tả cây tre nhưng lại gợi đến vẻ đẹp, tính cách, phẩm chất của con người Việt Nam.
Câu 3 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Khi nói đến cây tre, tác giả đồng thời nói đến khung cảnh, cuộc sống, văn hóa của Việt Nam.
Ví dụ:
+ Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản xóm thôn.
+ Dưới bóng tre, toàn bộ đời sống của con người hiện ra: những mái đình, mái chùa cổ kính, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
+ Tre thành nôi êm ru giấc ngủ trưa hè, thành nguồn vui cho trẻ thơ từ chiếc thuyền lá tre đến que chuyền đánh chắt, tre bắc cầu cho tình duyên đôi lứa, …
→ Tất cả các chi tiết này làm nổi bật sự gắn bó của cây tre với đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của con người Việt Nam trong lao động và cuộc sống hàng ngày.
Câu 4 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Tác giả khẳng định: “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam”
+ Câu văn: “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người” chính là lời khẳng định những vẻ đẹp, khí chất của tre cũng chính là phẩm chất cao quý của dân tộc ta.
+ Cây tre mang những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam: sức sống mãnh liệt, giản dị, thanh cao, chung thủy, cần cù, ngay thẳng, chí khí, hiên ngang, kiên cường, bất khuất, anh hùng trong lao động, anh hùng trong chiến đấu, ….
Câu 5 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- Những chi tiết, hình ảnh làm rõ cho lời khẳng định của tác giả: “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”
Ví dụ:
+ tre là cánh tay của người nông dân,
+ tre là người nhà,
+ là đồ chơi con trẻ,
+ là nguồn vui tuổi già,
+ tre với người sống chết có nhau chung thủy,
+ tre và người đồng cam cộng khổ trong lao động, trong chiến đấu,…
Câu 6 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống):
- “Ngày mai” khi đất nước đi vào công nghiệp hóa, cây tre vẫn là một hình ảnh vô cùng thân thuộc với đất nước, con người Việt Nam:
+ tre xanh vẫn là bóng mát,
+ tre vẫn mang khúc hát tâm tình,
+ tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi,
+ những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng,
+ tiếng sáo diều tre cao vút mãi,…
→ cho dù ngày nay cuộc sống có thay đổi thì cây tre vẫn phát huy giá trị của nó, tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai: đũa tre, đồ thủ công mĩ nghệ, đồ nội thất bằng tre, …