Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng ngắn nhất
Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng
Xem thêm Tóm tắt: Ông lão đánh cá và con cá vàng
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến "kéo sợi"): giới thiệu hoàn cảnh gia đình nhà ông lão đánh cá.
- Phần 2 (tiếp đến "ý muốn của mụ"): diễn biến 5 lần ông lão ra biển gặp cá vàng.
- Phần 3 (còn lại): vợ chồng ông lão trở về với cuộc sống nghèo khó như ban đầu.
Câu 1 (trang 96 sgk Văn 6 Tập 1):
- Trong truyện có tất cả 5 lần ông lão phải ra ngoài biển để gặp cá vàng. Đó là:
+ Lần 1: Là do mụ vợ đòi có một cái máng lợn mới.
+ Lần 2: Mụ vợ muốn có một ngôi nhà rộng.
+ Lần 3: Mụ muốn trở thành đệ nhất phu nhân.
+ Lần 4: Mụ muốn trở thành nữ hoàng.
+ Lần 5: Mụ muốn trở thành Long Vương và cá vàng phải phục vụ mụ.
→ Phép lặp này mang tính tăng tiến thể hiện mức độ tham lam của mụ vợ.
Câu 2 (trang 96 sgk Văn 6 Tập 1):
- Ở biển có những sự thay đổi sau mỗi lần ông lão ra gọi cá như sau:
+ Lần 1: biển gợn sóng êm ả.
+ Lần 2: biển xanh bắt đầu gợn sóng.
+ Lần 3: biển xanh nổi sóng dữ dội.
+ Lần 4: biển nổi sóng mù mịt.
+ Lần 5: một cơn giông tố khinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
Như vậy, chúng ta thấy rằng biển xanh cũng đang ngày một nổi giận. Điều này chứng tỏ, không chỉ thiên nhiên giận dữ mà cả nhân dân cũng đang cảm thấy vô cùng bất bình trước lòng tham lam vô đáy của mụ vợ ông lão đánh cá.
Câu 3 (trang 96 sgk Văn 6 Tập 1):
- Qua những đòi hỏi của mụ vợ chúng ta dễ dàng nhận ra mụ là một con người tham lam, bội bạc, vong ân bội nghĩa.
- Sự bội bạc ấy cứ tăng dần lên và không có xu hướng giảm dần: mắng → quát là đồ ngu → mắng như tát nước vào mặt là đồ ngu → mụ nổi trận lôi đình tát vào mặt lão → nổi cơn thịnh nộ. Đòi hỏi của mụ vợ ngày một tăng dần và sự tham lam, hành xử của bà dành cho chồng cũng càng ngày càng quá quắt hơn.
- Mụ tham lam đến độ muốn cá vàng phải hầu hạ mụ. Chính vì thế, cuối cùng mụ phải trở về tay trắng, sống cuộc sống nghèo nàn như lúc ban đầu.
Câu 4 (trang 96 sgk Văn 6 Tập 1):
- Câu chuyện kết thúc là: mụ vợ mất tất cả và phải trở về sống cuộc sống nghèo nàn như ngày trước.
- Ý nghĩa: Câu chuyện muốn đề cao những con người biết coi trọng ân nghĩa (cá vàng) đồng thời phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa (mụ vợ).
Câu 5 (trang 96 sgk Văn 6 Tập 1):
- Theo em, cá vàng trừng trị mụ vợ là do mụ vừa tham lam vừa ăn bội bạc. Bởi lẽ, đối với mụ ta, các nhu cầu không bao giờ là đủ. Mụ luôn muốn có nhiều hơn những thứ mình đang có. Không những thế, ông lão là người giúp cho mụ được cá vàng thực hiện các ước mơ. Thế mà, mụ là nhẫn tâm quát lão hết lần này đến lần khác.
- Cá vàng là biểu tượng cho lòng biết ơn và lòng nhân hậu – giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Không những thế, cá vàng còn là đại diện cho cán cân công lí và ước mơ về sự công bằng mà nhân dân muốn gửi gắm.
Luyện tập
Câu 1 (trang 97 sgk Văn 6 Tập 1):
- Chúng ta có thể đặt tên truyện là "Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng" bởi lẽ, mọi sự kiện diễn ra trong câu chuyện đều gắn liền với mụ. Ngoài ra, mụ vợ và con cá vàng chính là nhân vật chính còn ông lão đánh cá chỉ là nhân vật phụ.
- Nhan đề "Ông lão đánh cá và con cá vàng" sẽ mang màu sắc nhân văn cao cả. Bởi lẽ, cả hai nhân vật này đều có tính thiện, giàu lòng biết ơn, sống nhân nghĩa.
Câu 2 (trang 97 sgk Văn 6 Tập 1):
- Khi kể diễn cảm, chúng ta cần phải chú ý đảm bảo đầy các chi tiết trong truyện. Ngoài ra, chúng ta phải sử dụng các từ ngữ giàu tính biểu cảm như: ôi, thật là, vô cùng, biết bao, …
Nhận xét – Ý nghĩa
Truyện đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật rất tiêu biểu của truyện cổ tích đó là: sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, cùng với đó là kết hợp với các yếu tố tưởng tượng hoang đường. Từ đó, truyện đã ca ngợi lòng biết ơn đối với những người có tấm lòng nhân hậu và đưa ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam và sống bội bạc.