Soạn bài Sọ Dừa ngắn nhất
Soạn bài Sọ Dừa
Xem thêm Tóm tắt: Sọ Dừa
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến "Sọ Dừa"): giới thiệu về sự ra đời kì lạ của chàng Sọ Dừa.
- Phần 2 (tiếp đến "ghen tức"): Sọ Dừa đi làm và đòi lấy con gái phú ông làm vợ.
- Phần 3 (tiếp đến "hoang vắng"): Sọ Dừa đi sứ, cô Út gặp nạn.
- Phần 4 (còn lại): hai vợ chồng đoàn tụ sống hạnh phúc.
Câu 1 (trang 54 sgk Văn 6 Tập 1):
- Sọ Dừa được sinh ra đầy kì lạ:
+ Bà mẹ uống nước trong một cái sọ dừa và về mang thai.
+ Bà mẹ sinh ra một cục thịt đỏ hỏn có mắt mũi miệng nhưng lại không có tay chân.
- Sọ Dừa mang một hình dạng kì dị không giống người. Các tác giả dân gian xây dựng hình ảnh Sọ Dừa như thế là muốn nói đến những người dân lao động có số phận thấp cổ bé họng, nhỏ bé nhất trong xã hội xưa, đến hình dạng cũng không được coi là con người. Người dân lao động tự nhận thức được sâu sắc số phận và địa vị của mình trong hình ảnh nhân vật Sọ Dừa.
Câu 2 (trang 54 sgk Văn 6 Tập 1):
- Sự tài giỏi của Sọ Dừa được thể hiện rất rõ ràng qua các chi tiết sau:
+ Đầu tiên là chàng đi chăn bò cho phú ông, con nào con nấy đều no căng. Sọ Dừa biến đổi thành lốt người thổi sáo để đàn bò chăm gặm cỏ hơn.
+ Dám hỏi con gái phú ông làm vợ và thực hiện đúng được lời thách cưới của phú ông.
+ Thi đỗ Trạng Nguyên và được làm quan to.
+ Lường trước được những sự việc sẽ diễn ra nên đã đưa cho vợ (dao, hòn đá lửa, hai quả trứng gà) để phòng thân.
- Như vậy, chúng ta thấy rằng hình dạng bề ngoài của Sọ Dừa tuy có xấu xí nhưng ẩn sâu bên trong lại là một con đầy tài năng với những phẩm chất tốt đẹp như: hiếu thảo, yêu thương vợ, chăm chỉ, có ý chí, ….
Câu 3 (trang 54 sgk Văn 6 Tập 1):
- Cô Út bằng lòng lấy Sọ Dừa là bởi cô vốn là người con gái hiền lành, biết thương người khác hẳn với tính cách của hai cô chị. Không những thế, cô Út còn biết được Sọ Dừa đội lốt một chàng trai khôi ngô tuấn tú.
- Vì thế, cô Út xứng đáng nhận được sự yêu thương, chăm sóc của quan trạng là Sọ Dừa. Ngoài ra, qua hình ảnh nhân vật cô Út người dân lao động còn gửi gắm ước mơ xóa bỏ được tục môn đăng hộ đối trong hôn nhân ở xã hội xưa.
Câu 4 (trang 54 sgk Văn 6 Tập 1):
- Qua những sự việc diễn ra trong suốt câu chuyện, người dân lao động muốn thể hiện mong ước những người hiền lành, chăm chỉ như Sọ Dừa, cô Út, bà nông dân nghèo, … sẽ gặp được những điều tốt đẹp. Ngược lại, những kẽ độc ác, nhẫn tâm như hai chị em của cô Út sẽ bị trừng phạt. Điều này chứng tỏ rằng tù xa xưa con người đã luôn rất tin vào luật nhân quả.
Câu 5 (trang 54 sgk Văn 6 Tập 1):
- Câu chuyện Sọ Dừa ẩn chứa ý nghĩa cụ thể như sau: Truyện đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với những người bất hạnh.
Luyện tập
Câu 1 (trang 54 sgk Văn 6 Tập 1):
- Một số câu chuyện giống mô tip truyện Sọ Dừa như: Nàng công chúa Ếch (Nga); con Nhái, con sói trắng (Pháp); Chàng Gấu (Thụy Điển); Hoàng tử Ếch,….
Câu 2 (trang 54 sgk Văn 6 Tập 1):
- Khi kể lại diễn cảm truyện Sọ Dừa cần đảm bào đầy đủ các sự kiện sau:
+ Sọ Dừa được sinh ra đầy kì lạ như thế nào?
+ Chàng đi làm và xin hỏi lấy con gái phú ông bằng cách nào?
+ Cô Út đã trải qua khó khăn do hai cô chị gây ra như thế nào?
+ Vợ chồng họ đoàn tụ ra sao?
- Trong lúc kể cần dùng các từ ngữ giàu tính biểu cảm như: biết bao, thật là, vô cùng,..