Soạn bài Số từ và lượng từ ngắn nhất


Soạn bài Số từ và lượng từ

Số từ

Câu 1 (trang 128 sgk Văn 6 Tập 1):

a. - Từ "hai" bổ sung nghĩa cho từ "chàng".

- Từ "một trăm" bổ sung nghĩa cho từ "ván cơm nếp".

- Từ "một trăm" bổ sung nghĩa cho từ "nệp bánh chưng".

- Từ "chín" bổ sung nghĩa cho từ "ngà".

- Từ "chín" bổ sung nghĩa cho từ "cựa".

- Từ "chín" bổ sung nghĩa cho từ "hồng mao".

- Từ "một" bổ sung nghĩa cho từ "đôi".

- Những từ in đậm này đều đứng trước danh từ và bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ.

b. - Từ "sáu" bổ sung ý nghĩa cho từ "thứ".

- Từ in đậm này đứng sau danh từ và chỉ số thứ tự đứng sau danh từ.

Câu 2 (trang 128 sgk Văn 6 Tập 1):

- Từ "đôi" trong câu a không phải là số từ vì nó mang ý nghĩa đơn vị và đứng ở vị trí của danh từ chỉ đơn vị.

Câu 3 (trang 128 sgk Văn 6 Tập 1):

- Một số từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ "đôi" như: tá (một tá khăn mặt, …), cặp (một cặp bánh, …), chục (một chục quả chuối,…),…

II. Lượng từ

Câu 1 (trang 128 sgk Văn 6 Tập 1):

- Giống nhau: tất cả những từ in đậm ấy đều đứng trước danh từ.

- Khác nhau:

      + "các, những, cả, mấy" chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật đứng trước danh từ. Những từ như vậy được gọi là "lượng từ".

      + Số từ để chỉ số lượng hoặc số thứ tự của sự vật.

Câu 2 (trang 129 sgk Văn 6 Tập 1):

Mô hình cụm danh từ

Phần trước Phần trung tâm Phần sau
T2 T1 T1 T2 S1 S2
các hoàng tử
những kẻ thua trận
cả mấy vạn quân sĩ

- Những từ có công dụng và ý nghĩa tương tự như: các, mọi, mỗi, từng, …

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 129 sgk Văn 6 Tập 1):

- "một, hai, năm (canh)" là số từ chỉ số lượng thời gian đã trôi qua từ canh này sang canh khác nhưng Bác trằn trọc mãi không ngủ được.

- "(canh) bốn, năm" là số từ chỉ số thứ tự từ canh bốn đến canh năm.

Câu 2 (trang 129 sgk Văn 6 Tập 1):

- Các từ "trăm"(núi), "ngàn"(khe), "muôn"(nỗi) là số từ chỉ ý nghĩa là nhiều, rất nhiều.

Câu 3 (trang 129 sgk Văn 6 Tập 1):

* Sự giống và khác nhau của từ "từng" và "mỗi" đó là:

- Giống nhau: tách nhau từng sự vật, từng cá thể.

- Khác nhau:

      + "Từng": mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác.

      + "Mỗi": mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt.

Câu 4 (trang 130 sgk Văn 6 Tập 1):

- Khi viết chính tả các bạn cần chú ý lắng nghe để phân biệt các tiếng dễ bị sai như [ra], [chả], [tất tưởi], [giơ].

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 6 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.