Lượm - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Lượm - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Lượm Ngữ văn lớp 6, bài học tác giả - tác phẩm Lượm trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
A. Nội dung tác phẩm Lượm
Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, hang hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
B. Tìm hiểu tác phẩm Lượm
1. Tác giả: Tố Hữu ( 1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, là nhà cách mạng và nhà thơ lớn của thơ hiện đại Việt Nam
- Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
2. Tác phẩm
a) Hoàn cảnh sáng tác: Bài Lượm được ông sáng tác năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
b) Thể thơ: thể thơ bốn chữ.
c) Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “ Cháu đi xa dần..”: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.
- Phần 2: Tiếp theo đến “ Hồn bay giữa đồng…” : Câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
- Phần 3: Còn lại: Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi.
d) Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp với tự sự.
e) Giá trị nội dung:
Bằng cách kết hợp miêu tả với kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, bài thơ đã khắc họa hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, hang hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người,
f) Giá trị nghệ thuật
- Thể thơ bốn chữ.
- Nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu đã góp phần nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
C. Sơ đồ tư duy Lượm
D. Đọc hiểu văn bản Lượm
1. Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.
- Hoàn cảnh gặp gỡ: ngày Huế đổ máu.
- Hình ảnh Lượm hiện lên qua các chi tiết:
+ Trang phục : “ Cái xắc xinh xinh/ Ca lô đội lệch” trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ Vệ quốc thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Dáng điệu: dáng “ loắt choắt” nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch
+ Cứ chỉ: rất nhanh nhẹn “ Như con chim chích, hồn nhiên, yêu đời (huýt sáo, cười híp mí).
+ Lời nói: tự nhiên, chân thật “ Cháu đi liên lạc/ Vui lắm chú à/ Ở đồn Mang Cá/ Thích hơn ở nhà”
=> Hình ảnh Lượm hiện lên là một chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến.
2. Hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng.
- Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đã thốt lên “ Ra thế/ Lượm ơi!..”
- Nhà thơ hình dung sự hi sinh của Lượm. Như bao lần làm nhiệm vụ, Lượm vẫn dũng cảm và nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không hề sợ nguy hiểm:
“ Vụt qua mặt trận/ Đạn bay vèo vèo/ Thư đề “ Thượng khẩn/ Sợ chi hiểm nghèo”
- Chú bé Lượm hi sinh dũng cảm với tư thế: nằm trên lúa, tay nắm chặt bông, hồn bay giữa đồng.
=> Linh hồn của em đã hóa thân vào thiên nhiên đất nước.
3. Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi
- “Lượm ơi, còn không?” một câu hỏi vừa đau xót vừa ngỡ ngàng như không muốn tin rằng Lượm đã không còn nữa.
- Hai khổ thơ cuối tái hiện hình ảnh Lượm nhanh nhẹn, vui tươi, hồn nhiên như đã trả lời cho câu hỏi trên bằng sự khẳng định: Lượm còn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn sống mãi với quê hương, đất nước.