Thạch Sanh - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Thạch Sanh - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Thạch Sanh Ngữ văn lớp 6, bài học tác giả - tác phẩm Thạch Sanh trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
A. Nội dung tác phẩm Thạch Sanh
Tóm tắt truyện: Ngày xưa, ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Họ thường hay giúp đỡ mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Mãi sau, người vợ mang thai qua mấy năm chưa sinh nở. Sau khi người chồng mất, người vợ sinh ra một cậu con trai. Sau khi cậu bé khôn lớn, mẹ mất. Cậu sống lủi thủi trong túp lều nát và một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi chàng là Thạch Sanh. Sau khi Thạch Sanh biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy mọi võ nghệ và mọi phép thần thông. Thạch Sanh gặp Lý Thông và kết nghĩa an hem. Thạch Sanh bị Lý Thông lợi dung để nộp mạng thay mình cho Chằn tinh. Thạch Sanh giết được Chằn tinh thì bị Lý Thông lừa cướp công. Vua khen ngợi phong Lý Thông làm quận công. Khi vua mở hội lớn để tuyển người lấy công chúa thì công chúa bị đại bàng quắt mất. Thạch Sanh nhìn thấy bèn dùng cung bắn và đuổi theo, cứu được công chúa thì bị Lý Thông lấp cửa hang. Trong hang, Thạch Sanh cứu được con trai vua Thủy Tề. Thạch Sanh xin vua cây đàn. Thạch Sanh bị hồn Chằn tinh và đại bàng hãm hại bị bắt vào ngục. Nhờ tiếng đàn mà Thạch Sanh được giải oan, công chúa khỏi câm. Sau đó, chàng thu phục được quân mười tám nước chư hầu nhờ tiếng đàn và niêu cơm. Về sau, chàng được vua nhường ngôi.
B. Tìm hiểu tác phẩm Thạch Sanh
1. Thể loại: truyện cổ tích
2. Bố cục: 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đên “ mọi phép thần thông”: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
- Phần 2: Tiếp theo đến “ hóa kiếp thành bọ hung”: Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh
- Phần 3: Phần còn lại: Thạch Sanh chiến thắng quân mười tám nước chư hầu và lên ngôi vua.
3. Giá trị nội dung
Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiên ước mơ , niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.
4. Giá trị nghê thuật
Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa ( như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần.)
C. Sơ đồ tư duy Thạch Sanh
D. Đọc hiểu văn bản Thạch Sanh
1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
- Sự bình thường:
+ Là con của một gia đình nông dân tốt bụng
+ Sốn nghèo khổ bằng nghề kiếm củi.
- Sự khác thường:
+ Thạch Sanh ra đời là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con.
+ Bà mẹ mang thai trong nhiều năm mới sinh ra Thạch Sanh.
+ Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
=> Thạch Sanh là con của người dân thường, cuộc đời và số phận rất gần gũi với nhân dân. Những chi tiết về sự ra đơi và lớn lên khác thường của Thạch Sanh có ý nghĩa tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật lí tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.
2. Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh
- Những thử thách Thạch Sanh phải trải qua:
+ Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ, thế mạng. Thạch Sanh diệt chằn tinh.
+ Xuống hang diệt đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hàng.
+ Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị bắt vào ngục.
+ Sau khi Thạch Sanh kết hôn với công chúa, hoàng tử mười tám nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận, hội họp binh lính kéo quân sang đánh
=> Thạch Sanh hiện lên với phẩm chất thật thà, chất phác, dũng cảm, tài năng.
3. Thạch Sanh chiến thắng quân mười tám nước chư hầu và lên ngôi vua.
- Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh và tổ chức lễ cưới từng bừng
- Quân mười tám nước chư hầu bị công chúa từ hôn, kéo quân sang. Thạch Sanh dùng tiếng đàn để cảm hóa.
- Thạch Sanh dùng niêu cơm để quân mười tám nước chư hầu khâm phục
- Thạch Sanh được lên ngôi vua.