X

Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức

Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ


Haylamdo sưu tầm các bài văn mẫu cực hay gồm 10 bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài thi môn Ngữ văn. Mời các bạn theo dõi:

Top 10 mẫu Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ (Hay nhất)

Đề bài: Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ (5 mẫu) “đẽo cày giữa đường”.

Gợi ý:

- Về nội dung: Trình bày được nội dung hoàn chỉnh có liên quan trực tiếp đến thành ngữ “đẽo cày giữa đường”. 

- Về hình thức: Đoạn văn đủ số câu theo yêu cầu, đúng ngữ pháp, tập trung vào chủ đề, đảm bảo sự liền mạch, tránh các lỗi về chính tả và dùng từ. Trong đoạn phải có thành ngữ “đẽo cày giữa đường”. 

Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ - mẫu 1

Đoạn văn tham khảo:

“Đẽo cày giữa đường” là một truyện ngụ ngôn rất độc đáo, ấn tượng có ý răn dạy về việc tiếp thu ý kiến của người khác. Anh chàng thợ mộc nọ bỏ ra ba trăm quan tiền để mua gỗ làm nghề đẽo cày bán. Công việc làm ăn tưởng chừng thông đồng bén giọt, nào ngờ một tình huống đặc biệt xuất hiện: mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cày không bán được, vốn liếng đi đời nhà ma! Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định, bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và phải biết lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.

Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ - mẫu 2

Thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” muốn phê phán những người không có chính kiến, dễ dàng bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác. Từ đó, thành ngữ này muốn nhắc nhở chúng ta cần có chính kiến của bản thân, khi được góp ý cần suy nghĩ và xem xét, cần xác định được mục tiêu của bản thân. Đối với mỗi học sinh cần phải biết suy nghĩ, chủ động trong mọi việc. Đồng thời, chúng ta cần tích cực học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Như vậy, mỗi người mới đạt được những điều mà bản thân mong muốn.

Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ - mẫu 3

Từ truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”, chúng ta đã rút ra một bài học giá trị. Anh chàng thợ mộc trong truyện chỉ vì nghe theo lời khuyên của mọi người, đẽo ra những chiếc cày không thể sử dụng được. Cuối cùng, mọi vốn liếng, của cải đều “đi đời nhà ma”. Bài học ở đây là c on người cần có chính kiến của bản thân, khi được góp ý cần suy nghĩ và xem xét, cần xác định được mục tiêu của bản thân. Câu chuyện ngụ ngôn ngắn gọn, nhưng giàu giá trị.

Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ - mẫu 4

Thành ngữ là những tập hợp từ cố định, đã được người ta quen dùng mà bản thân nó phản ánh rất nhiều mặt, khía cạnh của đời sống. Đối với thành ngữ Việt Nam, chúng ta có thể kể đến: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Già néo đứt giây… Trong đó, Đẽo cày giữa đường là một thành ngữ có hàm ý chỉ và phê phán những người không có chủ kiến, luôn bị động, hay thay đổi theo quan điểm của người khác để từ đó khuyên con người nên có được suy nghĩ riêng và sự quyết đoán. Ngày nay, thành ngữ này vẫn còn nguyên giá trị. Bởi lẽ, cuộc sống luôn có những biến động và ngã rẽ, đòi hỏi chúng ta phải có được những quyết định mang tính quyết đoán và bản lĩnh. Khi đó, chắc chắn ta không thể đẽo cày giữa đường.

Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ - mẫu 5

Đẽo cày giữa đường là một thành ngữ có hàm ý chỉ và phê phán những người không có chủ kiến, luôn bị động, hay thay đổi theo quan điểm của người khác. Thành ngữ này cũng khuyên con người ta cần phải biết phân biệt phải trái, đúng sai, có được chính kiến của mình. Không chỉ thời xưa, mà đến ngày nay thành ngữ này vẫn vẹn nguyên giá trị. Đối với các bạn học sinh, để nhìn nhận rõ ràng vấn đề và có quan điểm riêng, không dễ bị lung lay bởi những ý kiến trái chiều của người khác là một thách thức. Muốn trở thành người có chủ kiến, không đẽo cày giữa đường, chúng ta cần phải nỗ lực học hỏi, trau dồi kiến thức. Chỉ có như thế, ta mới có một nền tảng vững vàng, đúng đắn cho những suy nghĩ, quyết định của mình, cũng từ đó mà sẽ không lung lay trước vô vàn ý kiến của người khác.  

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: