X

Soạn văn 9 Kết nối tri thức

5+ Nghị luận phân tích Những ngôi sao xa xôi (điểm cao)


Viết bài văn nghị luận phân tích Những ngôi sao xa xôi hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

5+ Nghị luận phân tích Những ngôi sao xa xôi (điểm cao)

Nghị luận phân tích Những ngôi sao xa xôi - mẫu 1

Có lẽ không nơi đâu như mảnh đất Việt Nam này, mỗi con đường, góc phố, cánh rừng đều in đậm vẻ đẹp của những con người hiền hòa mà anh dũng. Nhất là trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có biết bao con người trẻ tuổi khoác ba lô ra chiến trường để chiến đấu và làm việc, vì một lý tưởng cao cả là giành lại độc lập tự do cho quê hương mình. Rất nhiều tác phẩm văn học đã sinh ra từ không khí hào hùng của thời đại đó. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi được Lê Minh Khuê viết vào năm 1971, khi cuộc chiến đấu của quân dân ta đang ở giai đoạn cam go, ác liệt nhất. Tác phẩm ra đời từ một ngòi bút trực tiếp tham gia công tác và chiến đấu tại tuyến đường Trường Sơn, nên đã chuyển tải được sự ác liệt của bom đạn và làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn của những con người Việt Nam trẻ tuổi, mà đại diện tiêu biểu chính là Nho, Thao và Phương Định.

Hãy xem hoàn cảnh sống và chiến đấu của các nhân vật chính trong tác phẩm. Họ là ba cô gái sống trong một cái hang dưới chân cao điểm. Nơi này đạn bom luôn làm rung chuyển mặt đất. Công việc của họ là trinh sát mặt đường, đo khối lượng đất đá cần để lấp hố bom, phát hiện, đếm những quả bom nổ chậm, và tìm cách phá bom để bảo vệ con đường. Nơi ở là nơi nguy hiểm, công việc thì luôn phải đối đầu với cái chết. Bên cạnh đó, họ phải chịu đựng nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhưng ở họ, ta lại cảm nhận được một tinh thần đoàn kết sâu sắc. Họ như kết thành một khối, có sức mạnh để vượt qua tất cả.

Lê Minh Khuê miêu tả từng nhân vật với những nét tính cách khác nhau. Đầu tiên là chị Thao, tiểu đội trưởng. Thao xứng đáng là người chỉ huy của cả đội, bởi chị lúc nào cũng rất bình tĩnh. Tình thế càng nguy hiểm thì sự bình tĩnh đó càng lộ ra rõ rệt, "những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả thì chị tỏ ra bình tĩnh đến phát bực". Sự bình tĩnh đó giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ lúc nào cũng chính xác và hiệu quả. Ấy vậy mà cô gái này lại "thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét, áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu. Chị lại hay tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm.", đó là vẻ đẹp mang màu sắc nữ tính của chị Thao. Thao điệu đà, thích chép những bài hát vào một cuốn sổ, nhưng trong công tác thì vô cùng táo bạo và cương quyết. Mệnh lệnh của chị Thao luôn được Nho và Phương Đinh tuân thủ chặt chẽ. Tính kỷ luật của tiểu đội được đặt lên hàng đầu.

Còn khi miêu tả Nho, nhà văn để cho nhân vật xuất hiện trong cái nhìn rất thương mến của Phương Định. Đó là lúc Nho đi từ dưới suối lên, cái cổ tròn, trông nhẹ "mát mẻ như một que kem". Nho có những mơ ước bình dị "Xong chiến tranh, sẽ xin vào một nhà máy thuỷ điện lớn. Nó làm thợ hàn, sẽ trở thành cầu thủ bóng chuyền của nhà máy. Nó sẽ đập thật giỏi. Và biết đâu lại sẽ được người ta tuyển vào đội bóng chuyền miền bắc". Vẻ đẹp của Nho giản dị như thế đấy, nhưng cô gái thanh niên xung phong này có thể đảm đương những nhiệm vụ khó khăn nhất. Khi phá bom: "Nho hai quả dưới lòng đường". Khi bị thương, Nho vẫn điềm tĩnh, đòi uống nước, và tinh nghịch trước cơn mưa đá bất chợt ào đến. Nho thật đáng yêu và đáng khâm phục.

Nhưng có thể nói nhân vật trung tâm mà Lê Minh Khuê miêu tả thật sâu sắc phải kế đến Phương Định, người ở ngôi thứ nhất kể lại câu chuyện này. Về nguồn gốc xuất thân, Phương Định vốn là một cô gái Hà Nội vừa rời ghế nhà trường đã xung phong ra trận, đó là vẻ đẹp lý tưởng ở những con người trẻ tuổi thuộc thế hệ đánh Mỹ. Ngoại hình của Phương Định khá xinh đẹp, "nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như cái đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!".... Vẻ đẹp tươi tắn đó của Phương Định hoàn toàn tương phản với khung cảnh chiến tranh, nó khiến cho người đọc thêm căm ghét cuộc chiến tranh xâm lược tàn ác mà kẻ thù đã gây ra.

Nhà văn miêu tả tính cách của Phương Định vẫn còn nhiều nét lãng mạn, tinh nghịch. Cô thích ca hát: "Tôi thích nhiều bài hát, dân ca quan họ dịu dàng, dân ca Ý trữ tình giàu có". Cô cũng thích ngắm mình trong gương. Nhiều anh bộ đội thầm thương trộm nhớ, nhưng Phương Định cũng không kiêu căng, vì đối với cô, các anh bộ đội chính là những con người đẹp nhất. Những cử chỉ, hành động và suy nghĩ của Phương Định cho ta thấy cô gái này là một con người giản dị, yêu đời, rất đỗi ngây thơ, trong sáng và có nội tâm phong phú.

Trong truyện ngắn, nhà văn Lê Minh Khuê đã khám phá ra đằng sau vẻ đẹp dịu dàng của Phương Định là một tâm hồn đầy sức mạnh và lòng dũng cảm của một người chiến sĩ. Điều này thể hiện trong những lần Phương Định phá bom. Quả bom của kẻ thù là phương tiện tàn ác gieo rắc cái chết, để có những con đường an toàn cho đoàn xe ra trận, Phương Định và đồng đội của cô đối mặt với những quả bom đáng sợ đó. Nhà văn Lê Minh Khuê không né tránh miêu tả thực tại phũ phàng trần trụi của chiến tranh. Đó là lúc Phương Định để lộ mình trên cao điểm, và cảm nhận sự hiểm nguy sát ngay bên cạnh. Nhưng cũng chính giây phút đó, cô gái thanh niên xung phong không thấy mình đơn độc, cô cảm thấy ánh mắt của các anh bộ đội đang dõi theo mình, động viên và bảo vệ. Vì thế, Phương Định không đi khom, cô giữ tư thế hiên ngang khi đến gần quả bom. "Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi lom khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới". Tâm trạng của Phương Định lúc đó thật bình tĩnh, dù rất căng thẳng. Những cử chỉ của cô khi phá bom rất chuẩn xác: cẩn thận bỏ gói thuốc nổ cạnh quả bom, khoan đất, chạy lại chỗ núp, nép người vào bức tường, nhìn đồng hồ... Những lúc như thế, Phương Định cũng có nghĩ đến cái chết, nhưng tinh thần trách nhiệm và khát khao hoàn thành nhiệm vụ mạnh mẽ hơn. Phương Định hiểu rõ ý nghĩa việc mình làm, thế nên đối mặt với cái chết, cô vẫn chủ động, bình tĩnh, dũng cảm và sẵn sàng hi sinh cho con đường ra trận được thông suốt. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn cao cả của cô và đồng đội!

Là một cô gái thanh niên xung phong anh dũng, nhưng trái tim Phương Định lại dịu dàng và chan chứa yêu thương, nhất là đối với những người đồng đội cô xem như ruột thịt. Khi thấy Nho bị bom vùi, Phương Định cuống cuồng bới đất cứu bạn, và chăm sóc Nho với tất cả tấm lòng người chị em gái. Đối với chị Thao, Phương Định cũng hiểu rõ tính cách, sở thích và những tâm tình của bạn, sẵn sàng giúp đỡ và sẻ chia tâm sự. Nghe giọng hát rất chua của chị Thao, Phương Định cảm thấy sự thân thiết và niềm động viên khi tình thế nước sôi lửa bỏng.Cũng như Thao và Nho, Phương Định có một tâm hồn trong sáng, nhạy cảm. Trong những ngày xa Hà Nội, cô nhớ da diết những hình ảnh thân thương của quê hương, nhớ xe bán kem, nhớ cả những ngôi sao xa xôi trên bầu trời Hà Nội. Đó là những kỷ niệm đẹp đẽ mà Phương Định đã gói ghém làm hành trang khi tham gia vào cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc đánh Mỹ.

Có thể nói, ở ba cô gái này, ta cảm nhận những nét tính cách đối lập: họ vừa là người chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc, vừa là ba cô gái hồn nhiên, đầy nữ tính và có lòng yêu quê hương đất nước lắng sâu da diết. Đó không phải chỉ là vẻ đẹp tâm hồn của riêng họ, mà là nét đẹp tâm hồn chung của những con người Việt Nam trẻ tuổi thời đại chống Mỹ cứu nước.

Lê Minh Khuê đã chọn cho mình một cách viết thật bình dị, với ngôn từ mang đậm hơi thở của chiến tranh. Ngôi kể của truyện là Phương Định - "tôi", thế nên lời kể thật tự nhiên và trẻ trung. Có lẽ bản thân nhà văn từng là một cô gái thanh niên xung phong, nên bà miêu tả tâm lý nhân vật rất thật, rất tinh tế. Từ đó, bà đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng hồn nhiên và lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn đầy khói lửa. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi có thể được coi là một khúc ca ca ngợi vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai"

(Tố Hữu)

5+ Nghị luận phân tích Những ngôi sao xa xôi (điểm cao)

Dàn ý Nghị luận phân tích Những ngôi sao xa xôi

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi

b. Thân bài

* Hoàn cảnh sống và chiến đấu:

- Truyện kể về ba người nữ thanh niên xung phong gồm Nho, Thao, Phương Định trên một trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ.

- Họ lập thành “tổ trinh sát mặt đường” có nhiệm vụ san lấp đất, đánh dấu bom chưa nổ và phá bom khi cần.

- Nơi họ sống và chiến đấu chứa đựng đầy nguy hiểm, là nơi Mỹ tập trung đánh phá vậy nên “thần chết rình rập hàng giờ”.

- Công việc của họ đòi hỏi sự nhanh chóng, chính xác cũng như tập trung cao độ.

* Điểm chung của ba cô gái:

- Họ là những người con gái có lý tưởng sống cao đẹp:

- Gan dạ, dũng cảm, kiên cường:

- Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc

- Tình đồng đội gắn bó

* Điểm riêng của ba cô gái:

- Phương Định:

+ Cô là một người con gái Hà Nội rất hồn nhiên và mơ mộng

+ Cô vô cùng gan dạ khi phá bom một mình: Ở nơi phá bom “vắng lặng đến phát sợ”, quả bom thì “nằm lạnh lùng”, thế nhưng cô vẫn luôn bình tĩnh, “không đi khom” mà đàng hoàng bước tới và phá được quả bom lớn.

+ Là cô gái có tâm hồn đa cảm: Một cơn mưa đá chợt đến, chợt đi cũng khiến Phương Định nhớ về Hà Nội, cô “nhớ mẹ, nhớ vòm tròn của nhà hát, bà bán kem”,…

- Chị Thao:

+ Là người chị cả, đội trưởng.

+ Chị thích làm duyên “áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu” hay “chị tỉa lông mày nhỏ như cái tăm”.

+ Trong công việc, chị là người quyết đoán, can đảm; “ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo” thế nhưng chị Thao lại sợ máu và vắt “thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét”.

- Nho: Là em út của nhóm, rất trẻ con, thích ăn kẹo nhưng cũng rất bản lĩnh khi bị thương.

* Đánh giá nội dung, nghệ thuật:

c. Kết bài:

“Những ngôi sao xa xôi” là truyện ngắn rất thành công của nhà văn Lê Minh Khuê.

Nghị luận phân tích Những ngôi sao xa xôi - mẫu 2

Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các tác phẩm của bà thường viết về những người thanh niên trên tuyến đường Trường Sơn, trong đó tiêu biểu là tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”. Đến với truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi", ta không chỉ được chứng kiến những năm tháng chiến tranh ác liệt nhất mà còn thấy được tình cảnh đồng đội thắm thiết và cả những người nữ thanh niên xung phong với tính cách trong sáng, tràn đầy lạc quan.

“Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm viết về “tổ trinh sát mặt đường” gồm Nho, Thao và Phương Định, làm việc trên một trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Hoàn cảnh sống và chiến đấu của các cô chứa đựng đầy những gian khổ, vất vả và nguy hiểm. Bởi tuyến đường này là nơi quân Mỹ tập trung đánh phá ác liệt nhất mà nhiệm vụ của các cô gái ấy lại là san lấp những hố bom, đánh dấu những trái bom chưa nổ và khi cần thì phá bom. Công việc hết sức nguy hiểm, luôn phải đối mặt với “thần chết rình rập” khi họ phải “chạy trên cao điểm giữa ban ngày” và máy bay địch thì có thể ập tới bất cứ lúc nào. Người ta có thể thấy ngay được sự nguy hiểm của tuyến đường này khi nhìn vào mức độ mà giặc Mỹ đánh phá nó “Ðường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc”. Có thể thấy rằng công việc của những người trinh sát ấy không chỉ là sự hiểm nguy về thể xác khi có thể bị bom vùi bất cứ lúc nào mà còn đòi hỏi ở họ sự tập trung cao độ, sự bình tĩnh, gan dạ và chính xác hết mực.

Thế nhưng, ba cô gái ấy, Nho, Thao, Phương Định dù trong gian khổ, hiểm nguy vẫn luôn mang trong mình vẻ đẹp, sự trong sáng của những cô gái tuổi mười bảy. Họ có những điểm chung, những điểm riêng khác biệt làm nổi bật lên hình ảnh của những đoá hồng nơi chiến trường bom đạn mịt mù.

Ở Nho, Thao và cả Phương Định nữa, ta thấy được rằng họ có chung một lí tưởng sống cao đẹp. Lí tưởng ấy đã dẫn dắt họ, để họ trở thành những người đồng đội gắn bó thân thiết trên cao điểm này. Họ đại diện cho lớp thanh niên yêu nước vào những năm 70 của thế kỉ trước, sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân phơi phới của mình cho sự nghiệp cứu quốc hào hùng. Công việc của những cô gái ấy là “Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” – một công việc chứa đựng sự nguy hiểm vô cùng, vậy mà chỉ cần nghe tiếng máy bay địch và nghe tiếng bom nổ là họ sẵn sàng lao ngay ra cao điểm để thực hiện nhiệm vụ của mình. Điều đó cho ta thấy được sự can đảm, kiên cường, dũng cảm và gan dạ, không hề sợ hãi trước nguy hiểm của những cô gái thanh niên xung phong ấy. Họ có nghĩ đến cái chết nhưng chỉ là cái chết “mờ nhạt và không cụ thể”. Bởi trên tất cả điều họ mong muốn là bom nổ, thông đường và những chuyến xe của những người lính sẽ lăn bánh qua những con đường an toàn.

Ba cô gái trẻ ấy còn khiến chúng ta bất ngờ bởi tinh thần trách nhiệm rất cao trong công việc của mình. Hình ảnh của chị Thao và Nho quyết đoán chạy ngay ra ngoài để đo khối lượng bom vừa được thả xuống. Hay Phương Định khi cô phá quả bom nằm một mình trên đồi vắng. Họ đều thực hiện rất nghiêm túc công việc của mình mà không hề sợ hãi, hay có bất cứ băn khoăn nào. Bởi họ ý thức được công việc của mình quan trọng như thế nào đối với tiền tuyến, và tuyến đường này là tuyến đường xương máu, dù có hi sinh cũng phải giữ cho đường được an toàn. Ý chí, lòng yêu nước của những cô gái ấy khiến ta phải cúi đầu khâm phục.

Ở những cô gái kiên cường này còn toát lên tinh thần đồng đội sâu sắc. Sống chung với nhau lâu ngày, cùng nhau chiến đấu, Nho, Thao, Phương Định dường như đã coi nhau như chị em ruột thịt thân thiết. Họ hiểu nhau, biết nhau thích gì, sợ gì, quan tâm đến đồng đội của mình từng chút một. Khi đồng đội bị thương, họ cũng chăm sóc cho nhau, lo lắng cho nhau. Đó là tình đồng đội ấm áp, vững chắc mà chắc hẳn chỉ có cùng nhau chiến đấu mới có thể khăng khít đến nhường ấy.

Và cuối cùng, ở họ, những cô gái trinh sát, ta thấy được một tâm hồn lạc quan, phơi phới mộng mơ, dù đang ở trong chiến tranh ác liệt nhất. Họ giữ trong mình những sở thích như ăn kẹo ngọt, thêu thùa, hát,… và bộc lộ khát khao về hoà bình, nơi không còn thấy khói lửa chiến tranh và họ sẽ được làm những công việc mà họ mơ ước.

Đó là điểm chung của những cô gái trong “tổ trinh sát mặt đường” trên tuyến đường Trường Sơn. Vậy những điểm riêng của họ là gì? Điều gì khiến họ trở nên khác biệt so với những cô gái khác?

Ở Phương Định, ta thấy được cô là một người con gái hết sức đặc biệt và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Phương Định là con gái Hà Nội, vừa rời ghế nhà trường đã xung phong ngay vào nơi chiến trường trọng điểm đánh phá của giặc Mỹ. Phương Định mới chỉ mười bảy tuổi, tâm hồn cô vẫn còn những thơ ngây, những mộng mơ, những nét hồn nhiên, tinh nghịch của tuổi học trò. Có lẽ bởi vậy điều mà cô thích nhất là hát: “dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng”, “Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên xô” hay “dân ca Ý trữ tình”, “thường cứ thuộc điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát”, dù rằng lời bịa ấy “lộn xộn mà ngớ ngẩn” đến mức chính cô còn “ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình”. Ở tuổi mười bảy, Phương Định tự ý thức được về bản thân mình, cô nhận định mình rằng: “Tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như loài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Chẳng vậy mà các anh lính lái xe, pháo thủ luôn “hỏi thăm cô”và “viết những thư dài gửi đường dây” dù rằng cô và họ gặp nhau mỗi ngày. Điều đó đã khiến cho Phương Định cảm thấy vui mừng và tự hào, nhưng cô luôn giữ điều đó vào trong lòng mình. Điều cô thích chỉ là ngắm mình trong gương, “mím môi thật chặt” làm điệu khi thấy các cô gái khác chuyện trò cùng anh bộ đội nào đó. Có thể nói, Phương Định là một người con gái Hà Nội hết sức duyên dáng, nhạy cảm, biết quan tâm tới hình thức của mình nhưng cũng rất khiêm tốn và kín đáo.

Và không chỉ có những điều đó, ta còn thấy ở cô là người trinh sát vô cùng gan dạ, và điều đó biểu hiện trong một lần cô phá bom. Quả bom mà cô cần phá “nằm trên đồi”, đây là một vị trí vô cùng nguy hiểm bởi nó có thể thu hút máy bay địch bất cứ lúc nào nên việc phá bom cần rất nhanh chóng và chính xác. Nhận nhiệm vụ từ tay chị Thao, Phương Định chạy ngay lên đồi nơi mà “vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ tùng cụm trong không trung”. Quả bom mà cô cần phá “nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô”. Khi bước đến gần quả bom, cô đã tự nhủ với mình rằng “không đi khom” mà phải “đàng hoàng” bước tới. Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, cô cũng cảm thấy hồi hộp và căng thẳng, bởi công việc của cô là đối mặt với tử thần khi bom có thể nổ bất cứ lúc nào. Nhưng khi tiến hành công việc, cô càng cho thấy bản lĩnh tự tin và dũng cảm của mình, cô không sợ chết bởi cái chết với cô “mờ nhạt và không cụ thể”. Và lần phá bom ấy đã chứng tỏ một bản lĩnh dũng cảm, kiên cường của một cô gái trẻ, tiêu biểu cho những tấm gương thanh niên lên đường cứu quốc.

Phương Định là một cô gái có tâm hồn đa cảm, dễ xúc động. Là người con gái của Hà thành vào nơi đây chiến đấu, vậy nên lúc nào Phương Định cũng mơ về Hà Nội của mình. Ở nơi Hà Nội xa xôi ấy có mẹ của cô, có căn gác nhỏ mà cô hay ngồi hát, có “những ngôi sao to trên bầu trời”, “vòm tròn của nhà hát”, bà bán kem”,… Những điều đó gợi cô nhớ về Hà Nội thân yêu, nơi có những phồn hoa mà cô đã phải rời xa để tiến bước vào nơi chiến trường này! Chỉ một cơn mưa đá chợt đến, chợt đi cũng đủ để gợi dậy trong lòng Phương Định bao nhiêu xúc cảm.

Còn ở Thao, người ta thấy chị là một người chị cả, người đội trưởng rất quyết đoán, mạnh mẽ trong công việc nhưng trong cuộc sống chị lại rất dịu dàng và hay làm dáng. Khi thấy tiếng “máy bay trinh sát rè rè”, “phản lực gầm gào” thì Thao đã biết chúng sắp thả xuống đây những đợt bom mới. Chị chỉ “móc bánh quy trong túi, thong thả nhai. Sự “bình tĩnh đến phát bực” của người đội trưởng Thao có lẽ là được tôi luyện trong những năm tháng sống trên cao điểm này. Cuộc sống nơi đây đã dạy cho chị bản lĩnh, sự điềm tĩnh, gan dạ của một người chị cả. Khi tiếng bom nổ, chị đã phân công công việc hết sức rõ ràng và quyết đoán, khiến cho Phương Định phải thốt lên mà công nhận rằng “ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo”.

Vậy nhưng chị Thao ngoài công việc lại là một người chị cả rất dịu dàng. Chị hay làm điệu “Áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu. Chị hay tỉa đôi lông mày của mình, tia nhỏ như cái tăm”. Và cũng như những người con gái trẻ khác, chị sợ máu và vắt, “thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét”.

Với Nho, người em út của cả nhóm thì còn rất ngây thơ, rất trẻ con. Là một người lính trên tuyến đường máu lửa, ác liệt nhất trong kháng chiến chống Mỹ thế nhưng Nho lại mang trong mình sự ngây thơ, đáng yêu đến nỗi Phương Định coi Nho như là em gái của mình, dù rằng cả hai cô gái đều đang ở độ tuổi mười bảy. Nho thích ăn kẹo nên lúc nào Phương Định cũng phần sẵn cho cô trong túi áo. Với Phương Định, Nho như một “cây kem” mát mẻ giữa cái nóng “bức người” nơi chiến trường này. Trẻ con là thế nhưng khi trúng bom bị thương, cô cũng thể hiện bản lĩnh của một chiến sĩ. Bị mất máu, bị đau thế nhưng Nho không hề kêu than một lời, cô chỉ im lặng để đồng đội băng bó vết thương cho mình.

Về nội dung, truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” đã cho chúng ta thấy được cuộc sống và chiến đấu đầy gian khổ và hiểm nguy của những cô gái thanh niên xung phong Nho, Thao, Phương Định trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Thế nhưng dù ở trong hoàn cảnh như thế, ta vẫn thấy được tinh thần lạc quan, dũng cảm, tâm hồn mơ mộng, hồn nhiên của các cô gái ấy. Đó là những hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Về nghệ thuật, truyện được kể theo ngôi thứ nhất, thông qua con mắt nhìn của Phương Định, vậy nên khiến người đọc cảm thấy hết sức chân thực và sinh động. Ngôn ngữ đối thoại súc tích, ngắn gọn, bộc lộ sự quyết đoán, mạnh mẽ của các nhân vật trong công việc của mình. Việc lựa chọn miêu tả những hình ảnh tiêu biểu cũng đã giúp lột tả được vẻ đẹp cũng như bản lĩnh của những người con gái nơi đây. Hình tượng các nhân vật được xây dựng chỉ bằng vài nét chấm phá, thế nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được toàn bộ nội tâm cũng như tính cách của nhân vật. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật cũng rất tinh tế, khéo léo.

Lê Minh Khuê đã xây dựng lên một câu chuyện về những người nữ thanh niên xung phong gan dạ trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ hết sức thành công. Họ là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng ấy và sẽ mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ sau noi theo.

Nghị luận phân tích Những ngôi sao xa xôi - mẫu 3

Nhắc đến khoảng trời Trường Sơn là nhắc đến biết bao sự hy sinh mất mát, nơi mà lính Mỹ đã thả bom dồn dập nhằm ngăn cản bước tiến dũng mãnh của các đoàn quân tiến về Sài Gòn giải phóng miền Nam. Nhưng Trường Sơn đâu chỉ mang trong mình bao sự thương đau, Trường Sơn còn là nơi ghi dấu của những tâm hồn tự nhiên, lạc quan của những người chiến sĩ lái xe không kính, những chàng trai cô gái thanh niên xung phong đã hy sinh tuổi trẻ để cống hiến cho đất nước.

Là một người đã từng gắn bó với khoảng trời bom đạn ấy, nhà văn Lê Minh Khuê đã khai thác đề tài quen thuộc đã làm nên nhiều tên tuổi lớn trên văn đàn chống Mỹ nhưng cùng với sự sáng tạo và một chút lãng mạn của mình, “Những ngôi sao xa xôi” của bà, đã khắc họa hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong, mà tiêu biểu là nhân vật Phương Định với những vẻ đẹp hồn nhiên vốn có của tuổi trẻ Việt Nam trong thời chống Mỹ.

Câu chuyện kể về ba cô gái, ba cô gái thanh niên xung phong Nho, Thao và Phương Định, sống trên một cao điểm giữa mênh mông khói bụi Trường Sơn, nơi mà “màu đất đỏ, trắng lẫn lộn”. Công việc của họ là “ngôi đây”,”khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hồ bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”.

Trong lúc đơn vị thường làm việc khi mặt trời lặn, thì tổ trinh sát lại làm việc ban ngày, khi thần chết luôn “lẩn trong ruột những quả bom”, khi mà lính Mỹ thả bom nhiều nhất và cái chết luôn theo sát ba cô gái ấy. Công việc của họ là công việc quan trọng và cũng đầy gian khổ hy sinh, đòi hỏi tinh thần dũng cảm, sự nhạy bén quyết đoán và sự nhanh nhẹn. Trong hoàn cảnh ấy, ta mới thấy sáng ngời lên là những phẩm chất cao đẹp của ba nhân vật, và đặc biệt là Phương Định, nhân vật chính của truyện.

Phương Định là một cô gái Hà Nội, “một cô gái khá”, chỉ vừa mới bước ra khỏi cuộc đời hồn nhiên vô tư lự của mình. Cô có vẻ bề ngoài đáng yêu trẻ trung và xinh xắn, “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”, còn đôi mặt thì có “cái nhìn sao mà xa xăm”.

Những nét đẹp của cô đã được những anh lái xe để ý đến, bằng chứng là những bức thư dài gửi đường dây mặc dù có thể chào nhau hằng ngày, nhưng Phương Định cũng không săn sóc vồn vã, cô gái vẫn hay đứng ra xa, khoanh tay trước mặt và nhìn đi nơi khác mỗi khi một đám con gái xúm lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy. Một hành động đó thôi đã làm Phương Định trở nên thật kiêu kì, cái điệu của cô thật đáng yêu và cũng thật phù hợp với một người con gái như vậy.

Tâm hồn cô giữa khoảng trời Trường Sơn thật làm cho người ta thật ngạc nhiên. Cô mê hát, “thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát”, lời cô bịa lộn xộn ngớ, ngẩn ngơ đến không ngờ, đôi lúc nó cũng làm cho cô bò ra mà cười một mình, cô thích “những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận”, cô thích “dân ca quan họ mềm mại dịu dàng” và kể cả “Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô”, "ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh””.

Và Phương Định hát khi có sự im lặng không bình thường, “tiếng máy bay trinh sát rè rè”, cô hát để cổ động viên hai người đồng đội Nho, Thao và cũng là hát để động viên chính bản thân mình. Chính những lúc mê hát ấy đã làm cô quên đi cái sự buồn chán của cuộc sống Trường Sơn, quên đi mùi khói bom đạn mà cô vẫn tiếp xúc hằng ngày, và đó cũng là bước đà để cô có được một tâm hồn mơ mộng khi cơn mưa đá vừa ập đến.

Mang theo tuổi trẻ của mình vào Trường Sơn, Phương Định còn mang theo cả những kỉ niệm đẹp về góc phố Hà Nội của mình, đó là hình ảnh người mẹ, cái cửa sổ, tiếng rao của bà bán xôi có cái mủng đội trên đầu, kể cả những cú sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Cơn mưa đá đi nhanh cũng như lúc nó vừa đến, nhưng lại mang những dòng kí ức tuổi thơ về cho Phương Định, và tất cả như xoáy mạnh trong tâm trí cô. Có lẽ chính những điều ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho cô gái, để cô luôn nghĩ rằng, gia đình, bạn thân và cả những kỉ niệm kia sẽ luôn theo cô trong suốt quãng đời ở Trường Sơn.

Tâm hồn, tính cách của Phương Định hồn nhiên như thế, nhưng nổi bật lên trên tất cả vẫn là tinh thần dũng cảm, vượt lên trên hiểm nguy luôn ẩn chứa trong thân hình nhỏ bé của cô gái Hà Nội kia. Đó là những lúc mà bom của giặc Mỹ vẫn còn chưa nổ, và cô phải làm nhiệm vụ của mình, còn thần chết thì có vẻ vẫn đang “lẩn trong ruột những quả bom” chờ đợi cô.

Tuy vậy, Phương Định vẫn tỏ ra thật bình thản, cái chết thì cô có nghĩ đến nhưng lại là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”, mà cô quan tâm nhất là liệu bom có nổ hay không, không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai, cô luôn đặt nhiệm vụ của mình lên hàng đầu. Và trong những lúc phá bom như vậy, ta vẫn còn thấy thấp thoáng cái sự nhạy cảm, tinh tế trong cảm xúc của cô, “một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi.

Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí!! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.”, phải là một người bình tĩnh mới có được những cảm nhận chân thực như vậy. Chính những lúc đó, ta mới thấy được cái sự dũng cảm của cô gái. Công việc không có một chút gì là an toàn, nhưng do “quen rồi”, ngày nào cũng phải phá bom đến năm lần, ngày nào ít thì ba lần, mà Phương Định luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Và trong cái sự dũng cảm ấy, ta vẫn thấy Phương Định luôn thường trực một tình cảm đồng chí đồng đội nồng ấm và chân thành. Đó là tấm lòng vị tha với mọi người mà cô quan tâm, cô lo lắng khi Thao lên cao điểm chưa về, cô tận tình, vỗ về chăm sóc Nho khi cô ấy bị thương lúc phá bom. Ngược lại, chính tình cảm đồng chí đồng đội, đã làm cho Phương Định thêm một chút tự tin, ấm lòng khi được sống giữa tình yêu thương của mọi người

Hiểu được công việc của mình là gian khổ, nhưng Phương Định vẫn luôn ngưỡng mộ “những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ” bởi họ là những đẹp nhất, thông mình, can đảm và cao thượng nhất. Những lúc chạy đi phá bom, vẫn mang một chút lo sợ trong người, nhưng nhờ những cái nhìn của những người chiến sĩ, đã đập tan đi nỗi sợ trong cô và chỉ còn một mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ, “ cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi mà có thể đàng hoàng mà bước tới”.

Trong truyện ngắn, nhân vật kể chuyện cũng là nhân vật chính, điều đó giúp cho tác phẩm càng trở nên chân thực, những cảm xúc, thế giới nội tâm của nhân vật đều được thể hiện tự nhiên rõ nét, vẽ lên một khoảng trời mộng mơ ngay giữa Trường Sơn mênh mông và ác liệt.

Mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, Phương Định xứng đáng là biểu tượng của những cô gái thanh niên thời chống Mỹ, là hình tượng người con gái Việt Nam trong thời gian chiến đấu, là đại diện của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ.

Cũng giống như tựa đề “Những ngôi sao xa xôi”, những con người được ví như vì sao lấp lánh giữa bầu trời đêm, mang trong mình những phẩm chất đáng quý, “xa xôi” là bởi vì phải ngắm nhìn thật kỹ thì mới có thể thấy được những tâm hồn cao đẹp ấy.

Nghị luận phân tích Những ngôi sao xa xôi - mẫu 4

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai

Đó chính là tâm thế hào hùng, hiên ngang của tuổi trẻ thời kháng chiến chống Mỹ trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt. Đã có bao tác phẩm ra đời viết về tuổi trẻ thời chống Mỹ, Lê Minh Khuê cũng góp nhặt vào vườn hoa đó một bông hoa ngát hương, mà chỉ vừa nghe cái tên ta đã thấy rực sáng một bầu trời: "Những ngôi sao xa xôi".

Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Những tác phẩm đầu tay của chị ra mắt vào những năm 70, nội dung viết về cuộc sống chiến đấu sôi nổi, hào hùng của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. Một số truyện ngắn đã gây được sự chú ý và tình cảm yêu mến của bạn đọc.

Truyện Những ngôi sao xa xôi phản ánh chân thực tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong. Đó chính là những hình ảnh đẹp đẽ, tiêu biểu cho phẩm chất cao quý của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vừa qua.

Cốt truyện đơn giản, mạch truyện phát triển theo diễn biến tâm trạng của người kể, kết hợp đan xen giữa hiện tại và quá khứ. Có thể tóm tắt như sau:

Ba nữ thanh niên xung phong làm thành tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Tổ trưởng là chị Thao và tổ viên là hai cô gái trẻ tên Định và Nho. Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay địch ném bom, ước chừng khối lượng đất đá dùng để san lấp hố bom, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom nổ chậm. Công việc hết sức nguy hiểm vì máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Họ phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom, mà công việc này thì lại diễn ra thường xuyên. Các cô gái ở trong một cái hang dưới chân cao điểm, cách xa đơn vị. Cuộc sống dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên, những giây phút thanh thản, mơ mộng. Đặc biệt là ba chị em rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Ớ phần cuối, tác giả tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhân vật, chủ yếu là của Phương Định trong một lần phá bom. Nho bị thương đã được đồng đội lo lắng và săn sóc. Cơn mưa đá ở cao điểm khiến cho Phương Định hồi tưởng về tuổi học trò ở Hà Nội: Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thật xa…

Để cho nhân vật chính là Phương Định đứng ra kể chuyện, điều đó phù hợp với nội dung truyện và tạo thuận lợi để tác giả vừa miêu tả, vừa thể hiện đời sống tâm hồn của nhân vật. Truyện viết về chiến tranh nên có những chi tiết, hình ảnh về bom đạn, chiến đấu, hi sinh… nhưng chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội tâm, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người.

Ba cô gái sống và chiến đấu trên một cao điểm giữa một vùng trọng điểm bắn phá của máy bay Mỹ trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc của họ rất nguy hiểm vì giữa ban ngày, họ phải phơi mình dưới tầm đánh phá của máy bay địch. Nguy hiểm khôn lường nhưng các cô tự hào về công việc của mình và cái tên gọi mà đơn vị đặt cho là: tổ trinh sát mặt đường. Gắn với cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng ấy là công việc chẳng nhẹ nhàng, đơn giản chút nào.

Định hồn nhiên kể: Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đấy chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen"

Sau mỗi trận bom, các cô phải lao ngay ra trọng điểm, đo đạc và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh từng trái bom để phá. Đó là một công việc mạo hiểm với cái chết, thần kinh luôn căng thẳng, đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh. Nhưng với ba cô gái thì những công việc khủng khiếp ấy đã trở thành bình thường

Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ… Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang.

Đối lập với cảnh tàn khốc do bom đạn giặc gây ra là sự bình tĩnh đến lạ lùng của các cô gái. Cảnh các cô sống trong hang sao mà lạc quan, thơ mộng đến thế: Bên ngoài nóng trên 30 độ, chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân run lên đột ngột- Rồi ngửa cổ uống nước trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc tử cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung… hình như ta sắp mở chiến dịch lớn.

Xem thêm các bài Soạn văn 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác: