X

Soạn văn 9 Kết nối tri thức

5+ Nghị luận Người dân ở một địa phương ứng phó thành công một trận bão (lũ) lớn


Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên): Người dân ở một địa phương ứng phó thành công một trận bão (lũ) lớn hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

5+ Nghị luận Người dân ở một địa phương ứng phó thành công một trận bão (lũ) lớn

Nghị luận Người dân ở một địa phương ứng phó thành công một trận bão (lũ) lớn - mẫu 1

Một trong những hiện tượng nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận, xã hội hiện nay chính là hiện tượng lũ lụt đang hoành hành mạnh bạo ở miền Trung nước ta và gây ra nhiều thiệt hại về người và của.

Gần một tháng nay, nước dâng cao ở nhiều tỉnh thành như: Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Bình,… ngập đến tận mái nhà. Nhiều nhà cửa ở các vùng trũng thấp bị cuốn trôi. Động vật và hoa màu bị tàn phá nặng nề và trôi theo dòng lũ không còn lại gì, nhiều lương thực tích trữ cũng bị hư hại. Người dân mất hết tài sản, rơi vào hoàn cảnh khốn cùng phải ngồi trên nóc nhà đợi người đến cứu trợ. Một thực trạng đau lòng hơn nữa đó chính là có nhiều người đã thiệt mạng vì bão lũ, trong đó có sản phụ đi đẻ và mười ba cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ tại nơi đây.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do hằng năm miền Trung nước ta phải chịu nhiều trận bão nặng nề. Nhưng năm nay những cơn bão mạnh hơn và có sức tàn phá kinh khủng hơn so với những năm trước. Nguyên nhân sâu xa hơn nữa là do hằng năm con người tàn phá, gây ô nhiễm môi trường nặng nề khiến cho những thiên tai thêm mạnh bạo hơn.

Hậu quả của bão lũ mà ai cũng có thể nhìn thấy chính là đời sống người dân bị tàn phá nặng nề gây thiệt hại lớn về người và của: nhà cửa bị cuốn trôi, người dân rơi vào cảnh khốn cùng “tiến thoái lưỡng nan” bị mắc kẹt ở vùng lũ không di chuyển được. Tài sản mà họ gây dựng cả đời bị hủy hoại hoàn toàn. Môi trường sinh thái cũng bị phá hủy nghiêm trọng do nước lũ,…

Hiện tại, tình hình mưa lũ vẫn còn diễn biến rất phức tạp, trước mắt, nhà nước và các mạnh thường quân cần chung tay cứu trợ đồng bào những nhu yếu phẩm cần thiết để duy trì sự sống trong những ngày mưa lũ. Khi nước lũ đã rút, cả nước cần chung tay quyên góp, giúp đỡ bà con khắc phục hậu quả và gây dựng lại sự sống cho nơi đây. Người dân vùng lũ cần bình tĩnh, không nên hoảng loạn vì những thiệt hại trước mắt.

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Câu nói này hoàn toàn đúng đắn với đồng bào ta trong thực trạng người dân miền Trung đang phải đối mặt với bão lũ. Có nhiều tấm gương người tốt việc tốt đã không ngại khó khăn lao vào tâm lũ để cứu trợ đồng bào, đứng ra quyên góp được số tiền lớn để giúp đỡ đồng bào; trong đó phải kể đến ca sĩ Thủy Tiên, người tiên phong đi vào tâm lũ, sau đó là hàng loạt các nghệ sĩ khác như: Trấn Thành,… Người dân cả nước đau xót và hướng về miền Trung, ủng hộ về cả vật chất và tinh thần để giúp họ vượt qua khó khăn, nói lên tinh thần tương thân tương ái của đồng bào ta: nhiều xe chuyên dụng chở lương thực từ khắp các miền tổ quốc hướng về miền Trung để tiếp tế người dân,…

Bão lũ đã gây ra những hậu quả đau thương cho con người miền Trung nói riêng và cả nước nói chung. Những bi quan, đau khổ không làm cho thời gian quay trở lại và làm giảm nhẹ thiên tai. Chính vì vậy, người dân cần phải lạc quan hơn nữa để vượt qua giai đoạn này đồng thời chúng ta cũng cần tương trợ lẫn nhau để những mảnh đời bớt khó khăn hơn đúng với tinh thần “Tương thân tương ái” của dân tộc.

5+ Nghị luận Người dân ở một địa phương ứng phó thành công một trận bão (lũ) lớn

Nghị luận Người dân ở một địa phương ứng phó thành công một trận bão (lũ) lớn - mẫu 2

Hiện tượng lũ lụt ở miền Trung là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế và môi trường của người dân. Lũ lụt không chỉ gây thiệt hại về tài sản, mất mát về người, mà còn làm xói mòn đất đai, ô nhiễm nước ngầm, phá hủy hệ sinh thái và làm giảm năng suất nông nghiệp. Lũ lụt cũng làm cho người dân gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển, giao thông, giáo dục và y tế.

Thực tế, không năm nào ở miền Trung người dân không phải hứng chịu những trận mưa lớn, lũ lụt ập đến làng mạc, xóm vườn. Hàng năm từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, thời tiết ở nước ta thay đổi thất thường, người dân phải sống trong tâm trạng lo lắng khốn đốn vì lũ lụt có thể ập đến bất cứ lúc nào. Vùng đất miền Trung đã nắng, thì nắng đến cháy da cháy thịt. Đã mưa thì mưa cho đất ẩm lũ tràn. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do sự thay đổi khí hậu, gây ra mưa lớn kéo dài, cộng với sự phá rừng, xây dựng sai phạm và quản lý yếu kém của các đập thủy điện.

Tuy nhiên, lũ lụt cũng có những ý nghĩa tích cực, mang lại những cơ hội và thách thức cho người dân miền Trung. Lũ lụt là một nguồn cung cấp phân bón tự nhiên cho đất đai, giúp tăng cường độ phì nhiêu và sinh khí của đất; làm sạch các kênh rạch, hồ chứa, giảm nguy cơ ô nhiễm và dịch bệnh. Không chỉ vậy, lũ lụt còn là một thử thách để người dân rèn luyện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh khó khăn, phát huy những phẩm chất đạo đức và nhân văn.

Vì vậy, để giảm thiểu những tác hại của lũ lụt và tận dụng những lợi ích của nó, các cấp chính quyền và người dân miền Trung cần có những biện pháp phòng tránh và ứng phó hiệu quả. Một số biện pháp có thể kể đến như: xây dựng các công trình chống lũ, như đê điều, bờ kè, công trình thoát nước; thực hiện các quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, không xâm chiếm các khu vực ngập lụt; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác thải vào sông ngòi; tăng cường giáo dục và tuyên truyền về phòng chống lũ lụt cho người dân; chuẩn bị các phương tiện cứu hộ, cứu nạn và viện trợ kịp thời cho những người bị ảnh hưởng.

Lũ lụt ở miền Trung là một hiện tượng tự nhiên không thể tránh khỏi, nhưng cũng không phải là một tai họa không thể khắc phục. Nếu biết vận dụng những ý nghĩa tích cực của lũ lụt và có những biện pháp phòng tránh và ứng phó hợp lý, người dân miền Trung có thể vượt qua những khó khăn và phát triển bền vững.

Nghị luận Người dân ở một địa phương ứng phó thành công một trận bão (lũ) lớn - mẫu 3

Mưa bão, lũ lụt là hiện tượng thời tiết bất thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người, không chỉ gây ảnh người về tài sản mà còn gây mất mát về người. Ở nước ta, hiện tượng thiên tai, bão lũ vẫn xảy ra hàng năm gây nhiều thiệt hại, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tỉnh miền Trung. Lũ lụt lụt ở miền Trung cũng là một trong những vấn đề được các cấp chính quên nói riêng và người dân quan tâm hơn.

Thực tế cho thấy, tại miền Trung, chưa có năm nào là người dân không phải chịu đựng những trận mưa dai dẳng, những cơn lũ càn quét khắp xóm làng, vườn tược. Cứ vào độ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, người dân của mảnh đất này lại phải sống trong nỗi lo lắng bởi thời tiết thay đổi thất thường, những cơn lũ có thể xảy đến bất kì lúc nào. Có những năm thậm chí lũ lụt xảy ra liên tiếp, nước chưa rút kịp thì mưa lớn, nước tiếp tục dâng, gây nên nỗi bàng hoàng cho nhân dân. Những hình ảnh nhà cửa người dân chìm trong biển nước, nhà cửa, vườn tược, hoa màu mất trắng không ai không khổ xót xa. Còn hơn thế, mỗi năm đến mùa mưa lũ, trên báo đài lại thông tin đến hàng chục người mất tích, thiệt mạng vì nước lũ cuốn, thật xót xa biết bao.

Lũ quét, sạt lở đã cướp đi nơi ăn chốn ở mà bấy lâu người dân chắt chiu xây dựng, cướp đi hoa màu mà người làm nông bấy lâu bỏ công vun trồng chăm sóc, cướp đi sinh mạng quý giá của bao người. Giặc lũ lụt “đánh người” như vũ bão, giặc lũ lụt tàn phá đời sống người dân nghèo, làm cho con người vốn vất vả, lam lũ lại càng vất vả, cực nhọc. Người ta thường bảo mùa thu là mùa đẹp nhất, nhưng có lẽ với người dân miền Trung thì khác, mùa thu chính là "mùa lo lắng" của họ. Bão tháng 7, lụt tháng 8, tháng 9 cứ liên tiếp xảy ra, họ chưa kịp phục hồi lại thiệt hại từ cơn lũ trước lại phải chịu thêm hậu quả từ cơn lũ sau. Lũ chồng lũ, bão chồng bão, mưa xối xả ngày đêm không ngớt khiến người dân phải oằn mình chống đỡ.

Miền Trung, vùng đất đã nắng thì nắng cháy da, cháy thịt, đã mưa thì mưa cho đất ẩm, lũ tràn. Xuất phát từ vị trí địa lý đặc thù, các tỉnh miền Trung đều chạy dọc bờ biển, các cơn bão lại được hình thành từ biển Đông, gió mùa Đông Bắc cùng với đặc trưng thời tiết ở miền Trung nên tạo thuận lợi cho mắt bão di chuyển, hướng về vùng đất này gây bão lũ. Mặt khác, hệ thống sông ngòi ở miền Trung tuy nhiều nhưng ngắn, lại có độ dốc lớn. Khu vực sông lại là đồi núi, mưa về nước chảy nhanh, khu vực ở phía cửa sông lại bị bồi lấp dẫn đến thoát nước không kịp, vì thế mà gây nên lũ lụt, ngập úng. Xét về mặt chủ quan, nguyên nhân gây mưa lũ phải kể đến bàn tay tàn phá thiên nhiên của con người. Môi trường vì con người má ô nhiễm, nạn chặt phá rừng cũng hoành hành liên tục. Hơn thế nữa, việc khai thác cát sỏi cũng gây hiện tượng xâm lấn, xói món, sạt lở đất dọc các bờ sông thêm trầm trọng.

Trước những nguyên nhân và hậu quả ấy, đòi hỏi các cấp chính quyền nói riêng và toàn thể nguồn dân nói chung phải cùng nhau chống lại bão lũ. Cần có những quyết sách phù hợp để giúp đỡ bà con như các công trình nhà ở chống lũ, các công trình nước sạch cho mùa lũ,... Xây dựng hệ thống cầu cống, củng cố bờ kè, đê điều ven các triền sông. Chủ động ứng phó khi mùa mưa lũ đến nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không chặt phá rừng, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc nhằm hạn chế dòng chảy của nước, tránh xói mòn đất.

Mưa bão, lũ lụt là điều không ai mong muốn bởi những hậu quả mà nó gây ra. Người dân miền Trung hằng năm luôn cố gắng để vượt qua thiên tai, lo lắng cho đời sống. Hy vọng rằng thời tiết sẽ ưu ái hơn cho nơi đây, mưa thuận gió hòa để người dân ân tâm lao động, mưu sinh.

Nghị luận Người dân ở một địa phương ứng phó thành công một trận bão (lũ) lớn - mẫu 4

Một trong những vấn đề nóng hổi đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội hiện nay là tình hình lũ lụt đang hoành hành mạnh mẽ tại miền Trung của Việt Nam, gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho con người và tài sản.

Trong suốt gần một tháng qua, nước đã dâng cao và ngập lụt nhiều tỉnh thành như Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Bình... khiến nhiều ngôi nhà ở các vùng đất thấp bị cuốn trôi. Động vật và cây cỏ bị tàn phá nặng nề và trôi dạt theo dòng lũ, và nhiều lương thực tích trữ cũng bị thiệt hại nặng nề. Người dân mất hết tài sản của họ, bị mắc kẹt trên nóc nhà, đợi sự giúp đỡ từ các tổ chức cứu trợ. Cảnh tượng đau lòng không ngừng lớn hơn khi có nhiều người đã thiệt mạng trong cơn lũ, bao gồm cả sản phụ và các cán bộ chiến sĩ tham gia nhiệm vụ tại hiện trường.

Nguyên nhân chính của hiện tượng này có liên quan đến thực tế rằng hàng năm miền Trung nước ta phải đối mặt với nhiều trận bão mạnh. Tuy nhiên, năm nay các cơn bão mạnh và có khả năng tàn phá cao hơn so với những năm trước. Sâu hơn, một trong những nguyên nhân ẩn sau đó là do hành vi của con người, gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm cho các thiên tai trở nên nghiêm trọng hơn.

Hậu quả của bão lũ đã khiến cho đời sống của người dân bị tàn phá nặng nề, gây ra thiệt hại lớn cho con người và tài sản của họ. Những ngôi nhà đã bị cuốn trôi, còn người dân mất tài sản mà họ đã xây dựng cả đời. Môi trường sinh thái cũng bị phá hủy nghiêm trọng do nước lũ, tạo ra ảnh hưởng đáng kể đến cả cộng đồng và các sinh vật.

Hiện tại, tình hình mưa lũ vẫn đang diễn ra và vẫn rất phức tạp. Nhà nước cùng với các tổ chức cứu trợ và những tình nguyện viên đã đoàn kết cùng nhau để cung cấp đồ cần thiết cho người dân trong giai đoạn này, nhằm duy trì sự sống và ổn định tinh thần. Khi nước lũ rút đi, cả cộng đồng cần cùng nhau quyên góp và hỗ trợ để giúp người dân địa phương phục hồi và xây dựng lại cuộc sống. Điều quan trọng là giữ vững tinh thần đoàn kết, không hoảng loạn trong bất kỳ tình huống khó khăn nào.

Dòng thơ "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng" đã được chắp bút hoàn toàn phù hợp với tinh thần và hành động của đồng bào trong thời điểm đang phải đối mặt với thiên tai. Nhiều cá nhân và tình nguyện viên đã tự nguyện tham gia cứu trợ trong những ngày đen tối này, thể hiện lòng nhân ái và sự đoàn kết của con người Việt Nam.

Xem thêm các bài Soạn văn 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác: