5+ Em có đồng tình với những phân tích về chi tiết chiếc bóng trên vách không
Em có đồng tình với những phân tích về chi tiết chiếc bóng trên vách không hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
5+ Em có đồng tình với những phân tích về chi tiết chiếc bóng trên vách không
Đề bài: Em có đồng tình với những phân tích của tác giả bài viết "Người con gái Nam Xương" - một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách không? Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) để trả lời câu hỏi trên
Em có đồng tình với những phân tích về chi tiết chiếc bóng trên vách không - mẫu 1
Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ là một chi tiết đặc sắc, giàu ý nghĩa. Hình ảnh cái bóng trên tường của Vũ Nương trong trò vui đùa với con là một yếu tố độc đáo, có vai trò thắt nút và mở nút câu chuyện tình đầy trái ngang, oan khuất của Vũ Nương. Có thể thấy rõ cái bóng là hiện thân của lòng tốt, tình mẹ con, đạo vợ chồng. Cái bóng cũng là nguyên nhân tạo nên bi kịch thê thảm đối với nhân vật Vũ Nương và đối với cái gia đình bé nhỏ của nàng. Chiếc bóng thức tỉnh Trương Sinh, giúp chàng nhận ra nỗi oan của vợ. Hình ảnh chiếc bóng thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của tác giả đối với con người: sự thấu hiểu, cảm thương sâu sắc số phận những con người bất hạnh, nhất là người phụ nữ. Qua hình ảnh cái bóng, nhà văn gửi gắm những triết lí sâu sắc, thấm đẫm tinh thần nhân văn: Cuộc sống luôn đầy những yếu tố bất thường, con người không thể lường trước; thân phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng: thân phận mỏng manh như cái bóng mong manh dễ tan vỡ, khi còn, khi mất. “Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người về chi tiết chiếc bóng trên vách. Chi tiết cái bóng còn tạo nên sự hàm súc, đa nghĩa đồng thời vừa thắt nút, mở nút tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
Em có đồng tình với những phân tích về chi tiết chiếc bóng trên vách không - mẫu 2
Em hoàn toàn đồng ý với những phân tích của tác giả bài viết "Người con gái Nam Xương" - một bi kịch của con người. Chi tiết này là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Dữ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng hình ảnh nhân vật Vũ Nương và đẩy bi kịch của tác phẩm lên đến đỉnh điểm. Cái bóng là biểu tượng cho sự oan khuất của Vũ Nương khi nàng là người phụ nữ đức hạnh, nết na, thủy chung, nhưng lại phải chịu oan khuất mà không có cơ hội giải thích. Cái bóng cũng là biểu tượng cho số phận bấp bênh, mỏng manh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Phân tích của tác giả về chi tiết này rất logic, chặt chẽ, có sức thuyết phục cao. Tác giả đã sử dụng nhiều dẫn chứng cụ thể từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến của mình đồng thời cũng nói lên sự tài tình của Nguyễn Dữ.