Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán lớp 4 (trang 48, 49, 50) - Cánh diều
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 4 Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trang 48, 49, 50 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2.
- Nội dung chính Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán
- Câu 1 trang 48 Tiếng Việt lớp 4
- Câu 2 trang 48 Tiếng Việt lớp 4
- Bài đọc: Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán
- Câu 1 trang 50 Tiếng Việt lớp 4
- Câu 2 trang 50 Tiếng Việt lớp 4
- Câu 3 trang 50 Tiếng Việt lớp 4
- Câu 4 trang 50 Tiếng Việt lớp 4
- Câu 5 trang 50 Tiếng Việt lớp 4
Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán lớp 4 (trang 48, 49, 50) - Cánh diều
* Nội dung Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán: Bài đọc ca ngợi sự lãnh đạo tài tình của Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng – một trong những dấu mốc lịch sử quan trọng của nước ta.
Chia sẻ
Trò chơi: Hái hoa lịch sử
Câu 1 trang 48 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chuẩn bị một số bông hoa giấy ghi yêu cầu cho người chơi.
Trả lời:
Em chuẩn bị hoa giấy và ghi yêu cầu cho người chơi.
Câu 2 trang 48 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Mỗi học sinh hái một bông hoa và tiếp nối nhau thực hiện yêu cầu viết trên bông hoa đó.
Trả lời:
Học sinh có thể tham khảo các yêu cầu sau:
- Bạn hãy nói tên vị vua có công dẹp loạn 12 sứ quân.
- Ai là người lập ra nhà Trần.
- Vị vua nào đã lập ra nhà Lý?
Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán
Ngô Quyền là một vị tướng nổi tiếng mưu lược, võ nghệ tinh thông. Ông được Dương Đình Nghệ giao quyền cai quản Ái Châu (thuộc Thanh Hóa ngày nay).
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị con nuôi là Kiều Công Tiễn giết hại. Ngô Quyền kéo quân ra hỏi tội Công Tiễn. Công Tiễn run sợ, cho người sang cầu cứu vua Nam Hán. Vua Nam Hán muốn nhân nước ta có loạn mà đánh chiếm, liền sai thái tử Hoằng Tháo đem chiến thuyền, theo sông Bạch Đằng tiến vào nước ta. Bấy giờ, được sự ủng hộ của mọi người, Ngô Quyền đã diệt được Kiều Công Tiễn.
Nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, Ngô Quyền nói với các tướng:
– Bọn địch từ xa mỏi mệt, lại nghe tin Công Tiễn bị giết, mất kẻ nội ứng thì hồn vía chẳng còn. Quân ta sức đang khoẻ, ắt phá được chúng. Nhưng chúng
nhiều chiến thuyền, ta phải có kế.
Ông sai người lấy gỗ tốt vạt nhọn đầu, bịt sắt rồi ngầm đóng xuống hai bên của sông. Thuỷ triều lên, quân ta chèo thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả thua dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo trúng kế. Khi chiến thuyền của giặc lọt sâu vào vùng cầm cọc cũng là lúc thuỷ triều xuống, cọc nhô dần lên. Ngô Quyền tung quân ra đánh. Quân giặc rối loạn, nước rút quá nhanh, thuyền vuông cọc, bị lật úp, vỡ và đầm rất nhiều, quân sĩ chết quá nửa. Tướng giặc Hoằng Tháo bị giết trên sông Bạch Đằng. Bọn tàn quân chạy tháo thân về nước.
Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt mộng xâm lăng của giặc phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài trong lịch sử nước ta.
Theo Nguyễn Khác Thuận
Đọc hiểu
Câu 1 trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Vua Nam Hán mượn cớ gì để xâm lược nước ta?
Trả lời:
Vua Nam Hán mượn cớ nước ta có loạn để đánh chiếm, xâm lược nước ta.
Câu 2 trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng: Ngô Quyền sai người lấy gỗ tốt vạt nhọn đầu, bịt sắt rồi ngâm xuống đóng 2 bên cửa sông, thủy triều lên quân ta chèo thuyền nhẹ ra khiêu chiến giả thua dụ địch đuổi theo lọt sâu vào vùng cắm cọc lúc thủy triều xuống. Lúc này tung quân ra đánh khiến giặc rối loạn, thuyền bị lật úp và vỡ. Quân giặc thua và tháo chạy.
Câu 3 trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Những chi tiết nào cho thấy Ngô Quyền là một vị chỉ huy rất mưu lược?
Trả lời:
Những chi tiết như nghe tin Hoàng Tháo sắp đến, biết địch từ xa đến mỏi mệt, mất kẻ nội ứng, quân ta đang khỏe ắt phá được chúng và dùng cọc để ngầm đóng xuống biển.... cho thấy Ngô Quyền là một vị chỉ huy rất mưu lược.
Câu 4 trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử nước ta?
Trả lời:
Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt mộng xâm lăng của giặc phương Bắc, mở ra thời kì độc lập lâu dài trong lịch sử nước ta.
Câu 5 trang 50 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chủ đề của câu chuyện này là gì?
Trả lời:
Chủ đề của câu chuyện này là công cuộc giữ nước lịch sử của Ngô Quyền.