Bài 18: Người thầy của muôn đời - Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 18: Người thầy của muôn đời sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 18.
Bài 18: Người thầy của muôn đời Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
Đọc: Người thầy của muôn đời
Nội dung chính Người thầy của muôn đời:Người thầy của muôn đời không thể phai mờ trong tâm trí những người trọng hiếu, chịu ơn. Công lao dạy dỗ vô bờ cần được phải gìn giữ và cho các thế hệ học tập, làm theo; không chỉ nhìn thấy những gì trước mắt, chỉ công nhận những người cùng chung sống, cùng ở trong hiện tại.
Trả lời:
Nhan đề bài đọc Người thầy của muôn đời gợi cho em suy nghĩ: Những lời thầy cô dạy sẽ luôn đúng, luôn là những chân lí có thể áp dụng vào cuộc sống rất lâu, mãi về sau này, thậm chí đúng với rất nhiều người, qua nhiều đời thầy luôn là người dạy lời hay lẽ phải.
Văn bản: Người thầy của muôn đời
Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. Cụ đỗ cao nhưng không làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà nhằm truyền bá đạo lí và đào tạo nhân tài cho đất nước. Trường của cụ rất đông học trò, có nhiều người trở thành những nhân vật nổi tiếng.
Năm ấy, đến ngày mừng thọ cụ giáo Chu tròn sáu mươi tuổi, từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ. Cụ Chu đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý do chính họ sưu tầm và chép lại. Cụ hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi đột nhiên nói:
– Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, thấy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thấy mang ơn sâu nặng.
Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là thầy đi trước, trò theo sau. Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, mấy chú tóc để trái đào đi sau cùng. Cụ dẫn học trò đi về cuối làng, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ nhưng sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi, râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to:
– Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu nói lại thật to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho cụ giáo Chu.
Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.
(Theo Hà Ân)
* Trả lời câu hỏi
Câu 1 trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đoạn mở đầu bài đọc giới thiệu những gì về thầy giáo Chu Văn An?
Trả lời:
Đoạn mở đầu bài đọc giới thiệu nhiều thông tin về thầy giáo Chu Văn An gồm tên, sự nghiệp học tập và công việc của thầy: Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. Cụ đỗ cao nhưng không làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà nhằm truyền bá đạo lí và đào tạo nhân tài cho đất nước. Trường của cụ rất đông học trò, có nhiều người trở thành những nhân vật nổi tiếng.
Câu 2 trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm những chi tiết cho thấy các môn sinh rất kính trọng cụ giáo Chu.
Trả lời:
Những chi tiết cho thấy các môn sinh rất kính trọng cụ giáo Chu: từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ; học trò dâng biếu thầy những cuốn sách quý do chính họ sưu tầm và chép lại; thành hàng đi theo cụ, người ít tuổi hơn nhường bước người đi trước.
Câu 3 trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Hình ảnh cụ giáo Chu dẫn theo các môn sinh tới thăm người thầy dạy vỡ lòng của cụ nói lên điều gì?
Trả lời:
Hình ảnh cụ giáo Chu dẫn theo các môn sinh tới thăm người thầy dạy vỡ lòng của cụ nói lên điều: cụ Chu không vơ lấy thành công hiện tại về bản thân mình, thành công của rất nhiều người trò là nhờ người thầy đã dạy cho cụ. Cụ luôn biết ơn và biết công sức của mình học tập được nhờ người bề trên. Luôn luôn và đời đời biết ơn những người cho thầy cơ hội hiểu biết.
Câu 4 trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Những hành động nào thể hiện tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy của mình?
Trả lời:
Những hành động thể hiện tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy của mình là: chắp tay cung kính vái và nói to; khi cụ nặng tai không nghe rõ thì thầy Chu nói lại thật to câu nói vừa rồi một lần nữa.
Câu 5 trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Em học được điều gì từ câu chuyện trên?
Trả lời:
Từ câu chuyện trên, em học được bài học: Cần phải biết ơn những người đã dạy cho mình nhiều điều hay lẽ phải trong những năm tháng học tập và trong chính cuộc đời.
* Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1 trang 95 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm các câu ghép trong đoạn văn sau:
(1) Các môn sinh đồng thanh dạ ran. (2) Thế là thầy đi trước, trò theo sau. (3) Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, mấy chú tóc để trái đào đi sau cùng. (4) Cụ dẫn học trò đi về cuối làng, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ nhưng sáng sủa, ấm cúng. |
Trả lời:
Các câu ghép trong đoạn văn sau là: (2), (3), (4).
Câu 2 trang 95 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Xác định các vế câu trong những câu ghép tìm được ở bài tập 1 và cho biết chúng được nối với nhau bằng cách nào.
Trả lời:
Các vế câu trong các câu ghép tìm được ở bài tập 1 là:
– Câu (2): Thế là thầy đi trước, trò theo sau.
Các vế câu ghép được nối với nhau trực tiếp bằng dấu phẩy.
– Câu (3): Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, mấy chú tóc để trái đào đi sau cùng.
Các vế câu ghép được nối với nhau trực tiếp bằng dấu phẩy.
– Câu (4): Cụ dẫn học trò đi về cuối làng, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ nhưng sáng sủa, ấm cúng.
Các vế câu ghép được nối với nhau trực tiếp bằng dấu phẩy.
Trả lời:
Vì thầy cô giáo dạy học vất vả nên em rất yêu thương thầy cô giáo của mình.
Viết: Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến tán thành một | sự việc, hiện tượng
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc lập Câu lạc bộ Đọc sách.
Đề 2: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường.
Câu 1 trang 95 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chuẩn bị.
– Chọn sự việc, hiện tượng mà em muốn nêu ý kiến tán thành.
– Tìm kiếm thông tin có liên quan đến sự việc, hiện tượng mà em muốn nêu ý kiến.
Trả lời:
Em chọn một sự việc hiện tượng trong số hai nội dung sách giáo khoa yêu cầu. Đồng thời em tìm thông tin liên quan sự việc, hiện tượng mà em muốn nêu ý kiến.
Câu 2 trang 95 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm ý.
Trả lời:
* Đề 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc lập Câu lạc bộ Đọc sách.
Mở đầu: Trường em sắp thành lập Câu lạc bộ Đọc sách, em hoàn toàn tán thành với kế hoạch này.
Triển khai:
+ Lí do thứ nhất vì các bạn học sinh hiện nay không có thói quen đọc sách nhiều. Các bạn trong lớp của em hầu như đều nói, thời gian rảnh sẽ dành cho xem tivi, điện thoại và chơi trò chơi điện tử. Hầu như các bạn không hứng thú với việc cầm một cuốn sách để đọc và nghiền ngẫm.
+ Lí do thứ hai vì tri thức trong sách có rất nhiều, con người phải đọc sách thì mới có thể học và biết thêm được. Đó cũng là lí do vì sao nên mua sách xuất bản thay vì sách in, sách trên mạng. Các thông tin xuất bản được chứng thực và đảm bảo tính đúng đắn hơn là các nội dung trôi nổi trên in-tơ-nét. Đọc kiến thức đúng giúp con người hiểu đúng, biết nhiều hơn.
+ Lí do thứ ba vì từ đọc sách, sẽ có thêm nhiều câu chuyện, nhiều chủ đề thảo luận, nói chuyện cho các bạn học sinh. Thay vì các chủ đề phiếm, những nội dung dù vui nhưng không lịch sự, thiếu văn hoá vẫn dễ lan truyền trong cộng đồng người trẻ tuổi – sách sẽ mang lại nhiều nội dung để chia sẻ, lan toả cho nhau ý nghĩa hơn.
Kết thúc: Suy cho cùng, em thấy việc thành lập Câu lạc bộ Đọc sách là hợp lí, mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho học sinh trong trường. Hi vọng câu lạc bộ Đọc sách sẽ sớm được thành lập trong thời gian gần đây.
* Đề 2: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường.
Mở đầu: Việc phát triển hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường là một ý kiến hay, em đồng tình và ủng hộ kế hoạch này được thực hiện.
Triển khai:
+ Lí do thứ nhất, thể dục thể thao giúp tăng cường, rèn luyện sức khoẻ; tinh thần lạc quan, thoải mái. Điều này chứng minh qua những giờ học thể chất, hầu như bạn nào cũng rất mong muốn được ra khỏi bàn học, vận động tay chân cho thoải mái. Trong giờ thể chất, chúng em dù có mất trật tự, dù có hiếu động nhưng đó là biểu hiện của sự thoải mái, vui vẻ.
+ Lí do thứ hai, nhà trường chủ yếu đề cao chú trọng hoạt động học tập, coi nhẹ các hoạt động thể dục thể thao, thậm chí coi nhẹ môn Giáo dục Thể chất. Em từng nghe các bạn nói không sợ môn thể chất vì kiểu gì cũng có thể dễ dàng thi và thi đạt. Nhiều bạn trong giờ thể dục toàn trường cũng không chịu tập, bỏ bê và coi như tập thể dục rất mệt mỏi, không mang lại lợi ích gì. Song, khi hiểu rõ tác dụng của thể dục thể thao, em nghĩ việc vận động sẽ được tích cực hơn, mọi người cùng tôn trọng giáo dục thể chất thì học sinh cũng sẽ hiểu đúng về hoạt động bổ ích này.
Kết thúc: Tóm lại, nếu việc phát triển hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường được thực hiện, em nghĩ sẽ được phần đông các bạn ủng hộ và mong muốn tham gia, thực hiện.
Câu 3 trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Góp ý và chỉnh sửa.
– Việc lựa chọn lí do và dẫn chứng có phù hợp không?
– Các ý có được sắp xếp hợp lí không?
Trả lời:
Em đọc phần tìm ý của mình cho thầy cô và bạn bè cùng nghe, góp ý cho phần bài làm của em và chỉnh sửa (nếu có).
Đọc mở rộng
Câu 1 trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc sách báo viết về một danh nhân của Việt Nam.
G:
Trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, có biết bao nhân vật lỗi lạc, kiệt xuất trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giao, khoa học,... Bộ sách Danh nhân đất Việt giới thiệu những danh nhân tiêu biểu của dân tộc ta qua các thời đại, giúp bạn đọc cảm nhận và trân trọng truyền thống tốt đẹp của cha ông, càng thêm gắn bó, tự hào về lịch sử dân tộc.
|
||
Đọc những cuốn sách viết về Lê Quý Đôn, các em sẽ được biết về tài năng của một nhà bác học kiệt xuất, nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, nhà quân sự tài ba,... Cuộc đời, sự nghiệp của Lê Quý Đôn và những danh nhân, hào kiệt dắt Việt mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ cháu con.
|
||
Trả lời:
– Cuốn sách Giai thoại Phan Bội Châu: Cuốn sách giới thiệu về con người, xuất thân và sự nghiệp cách mạng của Phan Bội Châu ở trong nước lẫn ở nước ngoài, tới khi bị đế quốc Pháp quản thúc tại Huế và ông qua đời. Cuốn sách khẳng định Phan Bội Châu đã đi vào giai thoại với những nét riêng của ông. Ở ông là lòng yêu nước, lòng trung thành với lí tưởng chiến đấu giải phóng quê hương là duy nhất, ở bất cứ giai đoạn nào, bất cứ môi trường nào. Dù là giai thoại nhưng đều xuất phát từ sự thật con người ông.
– Cuốn sách Bác Hồ tấm gương mẫu mực về sự giản dị: Cuốn sách gồm 28 bài viết được tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau, song tất cả đều khắc hoạ đậm nét hình ảnh một con người có cuộc sống hết sức bình dị, thanh cao – Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của dân tộc Việt Nam. Bác Hồ là tấm gương mẫu mực về sự giản dị và khiêm tốn, luôn gần gũi với nông dân. Cuộc đời Bác gắn liền với những nơi ở thật bình dị, những ngày ở Tân Trào cũng như ở chiến khu Việt Bắc, Bác vẫn giản dị, tiết kiệm, siêng năng,… Bác quý từng hạt gạo, hạt cơm vì đó là công sức lao động của nhân dân. Bác chỉ có một vài bộ quần áo thay đổi, tuy đã cũ nhưng vẫn mặc đi mặc lại hàng ngày. Từ đồ dùng, cặp sách cho đến nơi Bác ở cũng chỉ vỏn vẹn mấy món đồ. Tuy là Chủ tịch nước nhưng Bác sống rất giản dị, không kiêu căng mà rất gần gũi, thân thiện với mọi tầng lớp nhân dân. Sự thân thiện của Bác làm cho mọi người thấy tự nhiên và thoải mái, Bác như người cha, người chú, người anh của nhân dân ta.
– Cuốn sách Phan Đình Phùng một vị anh hùng có quan hệ đến lịch sử hiện thời: Phan Đình Phùng luôn nêu cao tinh thần bất khuất, một lòng một dạ cứu nước, ông đã chiếm được lòng tin yêu của nghĩa quân và lòng kính mến của nhân dân. Giặc đem danh lợi ra mua chuộc ông nhưng thất bại. Chúng dùng vũ lực để uy hiếp tinh thần, ông không sờn lòng. Chúng bắt thân nhân của ông, khai quật mồ mả tô tiên, ông không nản chí.
Câu 2 trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Trả lời:
Dựa vào các câu chuyện gợi ý em đã đọc, em viết thông tin phù hợp vào phiếu đọc sách theo mẫu.
Trả lời:
Em trao đổi với bạn những suy nghĩ, cảm xúc của em về danh nhân trong sách báo mà em đã đọc. Gợi ý: Cảm xúc của em khi đọc về các danh nhân là niềm ngưỡng mộ và tự hào. Quả xứng với tên gọi danh nhân, mỗi người đều có những đóng góp to lớn, những sự hi sinh được tính bằng cả cuộc đời cho đất nước, cho hoà bình dân tộc.
* Vận dụng
Trả lời:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những danh nhân vĩ đại của Việt Nam ta. Ở Người, sự giản dị, tiết kiệm và siêng năng là nổi bật – đó chính là con người của Bác trong đời thường, trong hàng ngày khi không còn bom đạn chiến tranh. Chính bởi chiến tranh đã khiến Bác phải tất bật, phải lăn lộn giữa bốn bề thế giới tìm đường cứu nước. Thật xót thương và ngưỡng mộ cho tấm lòng cao cả, sống vì dân, hi sinh cho dân được sống của Bác.