Bài 21: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa - Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 21: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 21.
Bài 21: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
Đọc: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa
Nội dung chính Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa:Trần Đại Nghĩa (hay Phạm Quang Lễ) là một người con ưu tú, thực sự yêu quê hương; đem tâm trí, sức lực của bản thân để cống hiến, dốc sức cùng nhân dân cứu nước, giữ nước.
Trả lời:
Một số người có đóng góp lớn lao trong lao động và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
+ Nguyễn Phúc Đồng, công nhân quân giới. Không ngừng cải tiến kỹ thuật, chăm đào tạo thợ trẻ, chiến sĩ thi đua 10 năm liền.
+ Nguyễn Văn Hợi, Tổ trưởng tổ đổi công, Kiến An. Gương mẫu vận động nhân dân vỡ hoang, chống hạn, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lúa.
+ Anh hùng Tô Vĩnh Diện (1924 – 1954) là chiến sĩ được trao tặng anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Lấy chính cơ thể mình chèn vào càng pháo, ghìm giữ không cho khẩu pháo cao xạ 37mm bị lăn xuống vực trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Anh hùng Bế Văn Đàn (1931 – 1953) tham gia kháng chiến chống Pháp, lấy vai mình làm giá súng trong khi bản thân lại bị thương nặng ở ngực; anh dũng hi sinh khi quân thù bị đánh tan đội hình phản kích.
Văn bản: Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa
Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa tên khai sinh là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông được cấp học bổng sang Pháp học đại học. Ông đã theo học các ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không. Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí.
Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, Phạm Quang Lễ đã rời bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông đã cùng các đồng nghiệp chế tạo thành công những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay để tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc. Bên cạnh những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng, Trần Đại Nghĩa còn có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà.
Những cống hiến của Giáo sư Trần Đại Nghĩa được đánh giá cao. Năm 1948, ông được phong quân hàm Thiếu tướng. Năm 1952, ông được tuyên dương Anh hùng Lao động. Ông còn được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.
(Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam)
* Trả lời câu hỏi
Câu 1 trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Dựa vào đoạn mở đầu của bài đọc, em hãy giới thiệu về Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa:
Trả lời:
Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa tên khai sinh là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Các ngành mà ông đã học là: kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không; ngoài ra ông còn miệt mài chế tạo vũ khí.
Câu 2 trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Việc ông Phạm Quang Lễ quyết định về nước vào năm 1946 nói lên điều gì?
Trả lời:
Việc ông Phạm Quang Lễ quyết định về nước vào năm 1946 cho thấy ông không ham cuộc sống đầy đủ, bình yên nơi nước ngoài; ông lo lắng và sốt sắng cho quê hương ruột thịt đang bị giày phá bởi quân xâm lược, ông muốn góp công mình vào bảo vệ Tổ quốc.
Câu 3 trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp gì cho đất nước?
Trả lời:
Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp cho đất nước: chế tạo thành công những loại vũ khí có sức công phá lớn như súng ba-dô-ca, súng không giật, bom bay để tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc; có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà.
Câu 4 trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Nhà nước đã đánh giá công lao của Giáo sư Trần Đại Nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Nhà nước đã đánh giá cao công lao của Giáo sư Trần Đại Nghĩa. Vì vậy, ông được phong quân hàm Thiếu tướng vào năm 1948; được tuyên dương Anh hùng Lao động vào năm 1952; được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.
Câu 5 trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Nêu chủ đề của bài đọc.
Trả lời:
Chủ đề của bài đọc: Lòng yêu nước trong mỗi người Việt Nam; Quê hương luôn được đặt lên hàng đầu, hơn mọi mục tiêu và lí tưởng cá nhân.
Luyện từ và câu: Luyện tập về câu ghép
Câu 1 trang 107 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm câu ghép trong mỗi đoạn văn dưới đây:
a. (1) Bắc Giang để lại cho tôi ấn tượng về cảnh sắc miền trung du đầy thú vị. (2) Những ngọn đồi thoai thoải, ngọn nọ gối lên ngọn kia. (3) Con đường mòn son đỏ quanh co, ẩn hiện trên triền đồi. (4) Những cây khế rừng lúc lỉu chùm quả chát chát chua chua, những cây mâm xôi chi chít quả đó chót, ngọt lịm. (Theo Trần Hoài Dương) |
b. (1) Trên đảo, mỗi ngày trẻ em đều nô nức tới trường. (2) Vùng đảo thiêng liêng nơi đầu sóng ngọn gió có bao nhiêu điều đặc biệt thì các em cũng có bấy nhiêu trải nghiệm thú vị. (3) Sau những giờ học ở trường, các em cùng thầy giáo đi bơi, đi câu cá,... (4) Hễ trò gặp bài toán nào khó thì chúng lập tức chạy ngay qua nhà thầy. (5) Chúng thường được thầy giảng giải cho rất kĩ lưỡng. (6) Môi trường học trên đảo chỉ có hai thầy giáo và các thầy kiêm quản từ lớp Một đến lớp Năm. (Bùi Tiểu Quyên) |
Trả lời:
Câu ghép trong mỗi đoạn văn là:
a. Những cây khế rừng lúc lỉu chùm quả chát chát chua chua, những cây mâm xôi chi chít quả đó chót, ngọt lịm.
b. Vùng đảo thiêng liêng nơi đầu sóng ngọn gió có bao nhiêu điều đặc biệt thì các em cũng có bấy nhiêu trải nghiệm thú vị.
Môi trường học trên đảo chỉ có hai thầy giáo và các thầy kiêm quản từ lớp Một đến lớp Năm.
Câu 2 trang 108 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Xếp các câu ghép tìm được ở bài tập 1 vào nhóm thích hợp.
Trả lời:
Các vế câu ghép được nối trực tiếp với nhau |
Các vế câu ghép được nối với nhau bằng |
Các vế câu ghép được nối với nhau bằng |
Những cây khế rừng lúc lỉu chùm quả chát chát chua chua, những cây mâm xôi chi chít quả đó chót, ngọt lịm. |
Môi trường học trên đảo chỉ có hai thầy giáo và các thầy kiêm quản từ lớp Một đến lớp Năm. |
Vùng đảo thiêng liêng nơi đầu sóng ngọn gió có bao nhiêu điều đặc biệt thì các em cũng có bấy nhiêu trải nghiệm thú vị. |
Trả lời:
Lớp học càng sạch, đẹp thì học sinh càng khoẻ mạnh, tập trung học tập.
Các vế trong câu ghép em vừa đặt là:
+ Vế 1: Lớp học càng sạch, đẹp
+ Vế 2: Học sinh càng khoẻ mạnh, tập trung học tập
Viết: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng (Bài viết số 2)
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành hoạt động ủng hộ, giúp đỡ các bạn học sinh vùng thiên tai.
Đề 2: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành phong trào trồng và bảo vệ cây xanh.
Câu 1 trang 108 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết.
Lưu ý: – Nêu rõ ý kiến tán thành. – Trình bày được lí do vì sao tán thành. – Chọn được dẫn chứng để tăng sức thuyết phục cho lí do mình đưa ra. |
Một số từ ngữ giúp em thể hiện ý kiến tán thành: tán thành, ủng hộ quan điểm, hoàn toàn đồng ý, rất xác đáng, hoàn toàn đồng tình,… |
Trả lời:
Câu 2 trang 108 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tự nhận xét bài làm của em theo yêu cầu dưới đây:
– Đoạn văn có sử dụng được từ ngữ thể hiện rõ ý kiến tán thành không?
– Lí do tán thành có sức thuyết phục không?
– Dẫn chứng có phù hợp với lí do không?
Trả lời:
Em tự nhận xét bài làm của em theo các yêu cầu trong sách giáo khoa gợi ý và sửa bài (nếu cần)
Câu 3 trang 108 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết lại những câu văn mà em muốn chỉnh sửa cho hay hơn.
Trả lời:
Câu 4 trang 108 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đổi bài cho bạn để học tập cách viết.
Trả lời:
* Vận dụng
Trả lời:
1. Bài thơ “Vẽ quê hương”
“Bút chì xanh đỏ
Em gọt hai đầu
Em thử hai màu
Xanh tươi, đỏ thắm
Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu
Xanh màu ước mơ…
Em quay đầu đỏ
Vẽ nhà em ở
Ngói mới đỏ tươi
Trường học trên đồi
Em tô đỏ thắm
Cây gạo đầu xóm
Hoa nở chói ngời
A, nắng lên rồi
Lá cờ Tổ quốc
Bay giữa trời xanh…
Chị ơi bức tranh
Quê ta đẹp quá!”
(Định Hải)
2. Bài thơ “Hạt gạo làng ta”
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…”
(Trần Đăng Khoa)
3. Bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển”
“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không…”
(Sưu tầm)