Bài 22: Bộ đội về làng - Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 22: Bộ đội về làng sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 22.
Bài 22: Bộ đội về làng Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
Đọc: Bộ đội về làng
Nội dung chính Bộ đội về làng:Các anh bộ đội chiến đấu xa nhà là niềm mong mỏi, niềm tin cậy rất lớn của dân làng hậu phương. Được thấy các anh là thấy chiến thắng, là thấy quân thù bị đạp đổ, thấy đất nước thêm tươi đẹp; nhân dân thêm tự hào về các anh.
Trả lời:
Các chú bộ đội có trang phục theo quy định: màu xanh đậm, mũ cối, đi giày xanh, có ba lô và chăn, màn, gối do quân đội phát. Chú bộ đội thực hiện các nhiệm vụ được giao phó liên quan, tuỳ thuộc công việc mà sẽ được chia làm nhiều lực lượng: lục quân, phòng không không quân, hải quân, biên phòng, cảnh sát biển. Nhìn chung, công việc của các chú bộ đội rất vất vả và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, cần sự can đảm, liều lĩnh và thông minh trong mọi tình huống.
Văn bản: Bộ đội về làng
(Trích)
Các anh đi
Ngày ấy đã lâu rồi
Xóm làng tôi còn nhớ mãi.
Các anh đi
Bao giờ trở lại
Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong...
Các anh về mái ấm nhà vui
Tiếng hát câu cười
Rộn ràng xóm nhỏ
Các anh về tưng bừng trước ngõ,
Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau
Mẹ già bịn rịn áo nâu
Vui đàn con ở rừng sâu mới về.
Từ lưng đèo
Dốc núi mù che,
Các anh về
Xôn xao làng tôi bé nhỏ.
Nhà lá đơn sơ,
Nhưng tấm lòng rộng mở,
Nồi cơm nấu dở
Bát nước chè xanh
Ngôi vui kể chuyện tâm tình bên nhau.
(Hoàng Trung Thông)
* Trả lời câu hỏi
Câu 1 trang 110 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm những từ ngữ thể hiện nỗi niềm mong nhớ các anh bộ đội của dân làng.
Trả lời:
Những từ ngữ thể hiện nỗi niềm mong nhớ các anh bộ đội của dân làng: đã lâu rồi, nhớ mãi, chờ mong, mái ấm nhà vui, hát, cười, rộn ràng, tưng bừng, hớn hở, bịn rịn, vui.
Câu 2 trang 110 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Không khí xóm làng thay đổi như thế nào khi các anh bộ đội trở về? Hình ảnh nào giúp em cảm nhận được điều đó?
Trả lời:
Khi các anh bộ đội trở về, xóm làng mang không khí tưng bừng, rộn ràng, người dân ai cũng hớn hở. Hình ảnh giúp em cảm nhận được điều đó là:
Các anh về mái ấm nhà vui
Tiếng hát câu cười
Rộn ràng xóm nhỏ
Các anh về tưng bừng trước ngõ,
Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau
Mẹ già bịn rịn áo nâu
Vui đàn con ở rừng sâu mới về.
Câu 3 trang 110 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Năm dòng thơ cuối gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì?
Trả lời:
Năm dòng thơ cuối gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ: con người ở làng hiền hoà, tình cảm. Họ dù không có đủ đời sống vật chất nhưng tấm lòng luôn thơm thảo, bao dung, nhân ái. Ở quê luôn có người nhớ mong, thiết tha người nơi xa trở về.
Câu 4 trang 110 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Theo em, người dân đã dành tình cảm gì cho các anh bộ đội? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, người dân đã dành cho các anh bộ đội tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ và thán phục. Vì các anh trở về chứng tỏ kháng chiến thành công, chứng tỏ hoà bình đang được duy trì nên anh được trở về làng lại, chứng tỏ qua những gian khó các anh đều vượt qua an toàn và giữ mình về lại quê ta.
Câu 5 trang 110 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Nêu chủ đề của bài thơ. Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Các anh bộ đội cụ Hồ đã để lại ấn tượng rất đẹp với người dân.
B. Tình quân dân thắm thiết, sự gắn bó bền chặt giữa hậu phương và tiền tuyến tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
C. Trong những tháng năm chiến tranh chống giặc xâm lược, mỗi làng quê Việt Nam đều là quê hương của các anh bộ đội.
Trả lời:
Chủ đề của bài thơ là: B. Tình quân dân thắm thiết, sự gắn bó bền chặt giữa hậu phương và tiền tuyến tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
* Học thuộc lòng bài thơ.
* Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1 trang 110 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chọn những từ đồng nghĩa với từ đơn sơ.
Trả lời:
Những từ đồng nghĩa với từ đơn sơ là: đơn giản, mộc mạc, giản dị.
Trả lời:
– Người dân nơi quê tôi đã quen với nếp sống giản dị.
– Mẹ dạy em những công việc nhà đơn giản, vừa sức mà em có thể làm.
– Những món quà quê sao mà mộc mạc, ngon lành.
Viết: Luyện viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc
Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:
Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một hoạt động vì cộng đồng của các chú bộ đội.
Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về Ngày hội thể thao được tổ chức ở trường em.
Câu 1 trang 111 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết đoạn văn theo đề bài đã chọn.
G:
Đề 1 – Khung cảnh diễn ra sự việc (mưa bão, lũ lụt, sạt lở đất, hoả hoạn,...) – Một số việc làm của các chú bộ đội (sơ tán người dân ra khỏi vùng thiên tai, bảo vệ tài sản của người dân...) – |
Đề 2 – Không khí vui tươi, rộn ràng của Ngày hội thể thao – Một số hoạt động thể thao diễn ra trong hội thi (bóng đá, cầu lông, đá cầu, cờ vua,...) lôi cuốn người xem – |
Trả lời:
* Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một hoạt động vì cộng đồng của các chú bộ đội.
Trong đợt dịch Covid-19 đã càn quét khắp thế giới, tại Việt Nam, em vẫn không quên được hình ảnh những chiến sĩ bộ đội gan dạ, có những hành động đẹp giữa mùa dịch nguy hiểm. Khung cảnh bấy giờ vắng lặng, một không khí tiềm tàng nguy hiểm bao trùm. Em không thể tự tin ra đường được như các chú bộ đội – những người được phân công vào giữa những vùng dịch giúp người dân. Vậy mà các chú bộ đội còn phải xét nghiệm, đo nhiệt độ, giới nghiêm khu vực, chuyển hàng tới các nhà có người bệnh,… những công việc dù đơn giản nhất nhưng nếu không nhờ các chú bộ đội ra tay, khó có thể có một xã hội ổn định lúc bấy giờ. Có những khi trời mưa, các chú bộ đội vẫn phải mặc quân phục, chỉnh tề tại vị trí chốt chặn làm việc. Nhìn các chú tuân thủ quy định mà vẫn nhẹ nhàng, dành tình cảm quan tâm tới mọi người làm em thật ngưỡng mộ các chú. Đến hiện tại, dịch bệnh đã qua đi nhưng những cống hiến, đóng góp của các chú sẽ mãi nằm lại trong tim nhân dân, trong kí ức đẹp của em.
* Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về Ngày hội thể thao được tổ chức ở trường em.
Vào giữa những ngày cận hè, câu lạc bộ thể thao của trường em tổ chức Ngày hội thể thao 2025 thật sôi động. Câu lạc bộ tuy không đông nhưng vì sự hấp dẫn của ngày hội mà thu hút rất nhiều bạn học sinh các lớp tranh tài. Cả một sân trường chật ních, trông thật giống như biển người đang chờ đợt sóng mà bồng bềnh lên vậy! Ngày hội thể thao được tổ chức gồm các hoạt động: thi kéo co giữa các khối lớp, thi nhảy hiện đại với nhạc nền sôi động, thi đấu bóng rổ của các lớp 5. Ai nấy cũng lộ rõ vẻ vui tươi hớn hở: người tham gia thi đấu thì vừa lo lắng, vừa xinh tươi với trang phục, trang điểm; người cổ vũ thì hò hét, chờ đón những lần thắng cuộc, những hoàn thành từng bài nhảy. Một ngày hội thật sự ý nghĩa, tạo cơ hội để chúng em giao lưu với nhau đã được tổ chức. Hi vọng qua ngày hội, các bạn học sinh thêm yêu thể thao, ham thích rèn luyện và có một sức khoẻ tốt.
Câu 2 trang 111 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tự nhận xét bài làm của em theo yêu cầu dưới đây:
– Đoạn văn có đủ 3 phần mở đầu, triển khai và kết thúc không?
– Có thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc về các chi tiết nổi bật của sự việc không?
– Cách sắp xếp các câu trong đoạn có hợp lí không?
Trả lời:
Em tự nhận xét bài làm của em theo yêu cầu bài cho và sửa bài (nếu cần).
Câu 3 trang 111 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đổi bài cho bạn để sửa lỗi và học tập cách viết.
Trả lời:
Em đổi bài cho bạn để sửa lỗi và học tập cách viết.
Đọc mở rộng
Câu 1 trang 111 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc bài ca dao hoặc bài thơ về quê hương, đất nước theo một trong các chủ đề dưới đây:
– Ca ngợi những người có công xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp.
– Biết ơn những người có công bảo vệ Tổ quốc.
– Bày tỏ tình yêu, niềm tự hào đối với vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
–
Ví dụ:
Nghìn năm còn mãi sử xanh Vua Lý Thái Tổ dời thành lập đô Về Thăng Long dựng cơ đồ Thiên thu bền vững thủ đô Lạc Hồng. (Ca dao) |
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới: Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá: Chiếc thuyền nhẹ bằng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... (Tế Hanh, Quê hương) |
Trả lời:
1. Biết ơn những người có công bảo vệ Tổ quốc – Cúc ơi! – Văn Dũng
Cúc ơi!
Tiểu đội đã xếp một hàng ngang
Cúc ơi em ở đâu không về tập hợp?
Chín bạn đã quây quần đủ hết
Nhỏ - Xuân - Hà - Hường - Hợi - Rạng - Xuân - Xanh
A trưởng Võ Thị Tần điểm danh
Chỉ thiếu mình em
(Chín bỏ làm mười răng được!)
Bọn anh đã bới tìm vẹt cuốc
Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần
Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng
Cúc ơi! em ở đâu?
Đất nâu lạnh lắm
Da em xanh
Áo em thì mỏng!
Cúc ơi! em ở đâu?
Về với bọn anh tắm nước sông Ngàn Phố
Ăn quýt đỏ Sơn Bằng
Chăn trâu cắt cỏ
Bài toán lớp Năm em còn chưa nhớ
Gối còn thêu dở
Cơm chiều chưa ăn.
Ở đâu hỡi Cúc
Đồng đội tìm em
Đũa găm cơm úp
Gọi em
Gào em
Khan cổ cả rồi
Cúc ơi!
2. Bài thơ bày tỏ tình yêu, niềm tự hào đối với vẻ đẹp của quê hương, đất nước:
Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ
Nước bâng khuâng những chuyến đò
Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi
Đói nghèo nên phải chia ly
Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường
Ta đi ta nhớ núi rừng
Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ
Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô
Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan ...
Câu 2 trang 112 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Trả lời:
Dựa vào các câu chuyện gợi ý em đã đọc, em viết thông tin phù hợp vào phiếu đọc sách theo mẫu.
Câu 3 trang 112 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trao đổi với bạn về ý nghĩa của bài ca dao hoặc bài thơ mà em đã đọc.
Trả lời:
Em trao đổi với bạn bè về ý nghĩa của bài ca dao hoặc bài thơ mà em đã đọc.
* Vận dụng
Chọn 1 trong 2 yêu cầu sau:
Câu 1 trang 112 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc cho người thân nghe đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc mà em đã viết.
Trả lời:
Em đọc cho người thân nghe đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc mà em đã viết.
Câu 2 trang 112 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Học thuộc lòng một bài ca dao, bài thơ em yêu thích về quê hương, đất nước.
Trả lời:
Dựa vào các bài ca dao, bài thơ đã tìm, em học thuộc lòng một bài ca dao, bài thơ em yêu thích về quê hương, đất nước.