Top 10 Giới thiệu về sản vật độc đáo của một địa phương lớp 5 (điểm cao)
Giới thiệu về sản vật độc đáo của một địa phương hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Giới thiệu về sản vật độc đáo của một địa phương (mẫu 1)
- Giới thiệu về sản vật độc đáo của một địa phương (mẫu 2)
- Giới thiệu về sản vật độc đáo của một địa phương (mẫu 3)
- Giới thiệu về sản vật độc đáo của một địa phương (mẫu 4)
- Giới thiệu về sản vật độc đáo của một địa phương (mẫu 5)
- Giới thiệu về sản vật độc đáo của một địa phương (mẫu 6)
Top 10 Giới thiệu về sản vật độc đáo của một địa phương lớp 5 (điểm cao)
Giới thiệu về sản vật độc đáo của một địa phương - mẫu 1
Thủ đô Hà Nội với hơn ngàn năm văn hiến, nước ta gắn bó với nền nông nghiệp lúa nước. Bởi vậy, mà hạt lúa đã đi vào tâm hồn mỗi người dân như hạt ngọc trời ban tặng. Từ hạt lúa ấy đã chế biến nên Cốm Vòng – một thứ quà, một sản vật đậm đà truyền thống dân tộc. Bằng khả năng quan sát tinh tế và sự chắt lọc ngôn từ, tác giả đã miêu tả những hạt lúa non là “Một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ” như những gì tinh túy nhất của đất trời ban tặng. Và cách làm cốm không đâu ngon bằng bàn tay của những cô gái làng Vòng. Điều đó vừa gợi lên sự hấp dẫn của cốm vừa cho thấy bàn tay khéo léo, độ tinh tế trong ẩm thực của người Hà thành. Cốm trở thành món quà sêu tết, cốm còn duyên hơn khi bén hương của trái hồng chín đỏ. Hương vị và màu sắc của chúng hòa quyện vào nhau, “cùng nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền”.
Giới thiệu về sản vật độc đáo của một địa phương - mẫu 2
Sản vật độc đáo của Bắc Giang
(HNMCT) - Rượu làng Vân, mỳ Chũ, bánh đa Kế, nham trám Hoàng Vân, vải thiều Lục Ngạn là những sản vật độc đáo của Bắc Giang.
Rượu làng Vân
Làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên) nổi tiếng với đặc sản “Vân hương mỹ tửu” được vua Lê Hy Tông sắc phong từ thế kỷ XVIII. Rượu được nấu từ nếp cái hoa vàng hòa cùng men rượu chế biến từ 36 vị thuốc quý hiếm và phải ngâm ủ đủ 72 giờ. Nhờ nghệ thuật nấu rượu tài tình, người dân làng Vân đã tạo ra thứ rượu trong vắt, hương vị êm dịu đặc trưng với bí quyết được lưu truyền qua bao thế kỷ.
Mỳ Chũ
Mỳ Chũ là sản phẩm của làng nghề Thủ Dương (xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn). Nguyên liệu làm nên hương vị đặc trưng cho mỳ Chũ là giống gạo Bao Thai hồng được trồng trên vùng đất đồi. Có lẽ vì thế nên những bông lúa ở đây có hương vị đặc biệt, mang lại độ dẻo dai, ngọt bùi cho sợi mỳ Chũ khó nơi nào sánh bằng.
Bánh đa Kế
Từ lâu, bánh đa Kế đã trở thành nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người dân phường Dĩnh Kế (thành phố Bắc Giang). Hương vị thơm ngon của gạo, vị béo bùi, đậm đà của lạc, vừng đã làm nên nét riêng cho món ăn dân dã này. Bánh đa Kế có hai loại: Vừng đen và vừng vàng.
Nham trám Hoàng Vân
Đây là đặc sản nổi tiếng của làng Vân Xuyên (xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa). Thưởng thức đặc sản này, thực khách cảm nhận được vị béo, bùi của trám đen, vị ngọt đậm cùng hương thơm của các loại gia vị, rau thơm, vừng, lạc... Tất cả hòa quyện vào nhau, tạo nên hương vị đặc trưng khó quên của món nham trám.
Vải thiều Lục Ngạn
Những năm gần đây, vải thiều Lục Ngạn của Bắc Giang nổi tiếng không kém vải thiều Thanh Hà của Hải Dương. Vải thiều Lục Ngạn căng mọng, đỏ au, vỏ mỏng, cùi dày, hạt nhỏ, khi thưởng thức có vị ngọt lịm. Người dân Lục Ngạn còn chế biến vải thành các sản phẩm khác như: Vải thiều đóng hộp, vải thiều sấy khô, rượu vang vải... được người tiêu dùng ưa chuộng.
Giới thiệu về sản vật độc đáo của một địa phương - mẫu 3
Em giới thiệu về sản vật có tên gọi là: phở Hà Nội. Sản vật này có ở địa phương Hà Nội. Cũng là phở nhưng phở Hà Nội có hương vị độc đáo nhờ nước dùng có vị ngọt thanh, trong vắt được ninh từ xương của trâu hoặc bò. Khi ăn kèm hành lá, giấm ớt, rau xanh, ớt trưng,… tạo nên hương vị phở hoàn hảo, không nơi đâu có được. Phở dùng ăn liền trực tiếp, ăn khi còn nóng và tra thêm gia vị.
Giới thiệu về sản vật độc đáo của một địa phương - mẫu 4
Bưởi Tân Triều – Sản vật nức tiếng của vùng đất Đồng Nai
Bưởi Tân Triều có vỏ màu xanh như bưởi da xanh, vỏ mỏng, ngọt thanh, không có vị hơi đắng và hậu ngọt. Những đặc sản từ trái bưởi mà bất cứ ai khi đến với Tân Triều cũng không thể bỏ qua đó chính là rượu bưởi, nem bưởi, chè bưởi và món gỏi bưởi.
Làng bưởi Tân Triều thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Cách trung tâm Thành phối Biên Hòa khoảng 3km. Là một cù lao nhỏ được bao bọc bởi sông Đồng Nai, quanh năm được phù sa bồi đắp nên cây bưởi nơi đây quanh năm xanh tốt, trái rất mọng nước, có vị ngọt thanh, là một sản vật quý của vùng đất này.
Đến làng bưởi Tân Triều, khách sẽ ngất ngây với hương bưởi thoang thoảng, vào sâu hơn một chút dễ dàng nhìn thấy những hình ảnh vườn bưởi xanh ngát trĩu quả dọc hai bên đường. Với những ai mới đặt chân đến Tân Triều chắc hẳn sẽ cảm thấy choáng ngợp bởi vườn bưởi xanh ngát này.
Theo tài liệu nghiên cứu, vùng bưởi Tân Triều hình thành rất sớm vào những năm sau 1869, khi vùng đất này còn hoang vu, dân cư thưa thớt cách tỉnh lỵ Biên Hòa khoảng 10Km. Người dân Tân Triều kể rằng: năm 1869, nhà thờ Tân Triều được xây dựng, cha xứ đã mang hai cây bưởi từ Brazil về trồng trước sân. Hàng năm, cây bưởi cho quả trĩu cành. Thấy vậy, bà con xin chiết nhánh về trồng và nhân rộng khắp vùng. Sau trận lụt Nhâm Thìn (1952), đất Tân Triều không còn trồng trầu, người dân chuyển sang trồng bưởi. Dần dần, một thế kỷ trôi qua cây bưởi có mặt khắp vùng và trở thành đặc sản của tỉnh Đồng Nai với nhiều chủng loại khác nhau như bưởi Đường Lá Cam, bưởi Ổi, bưởi Đường Da Láng, bưởi Thanh Trà, bưởi Đường Hồng, bưởi Lựu,... Trong số đó, bưởi Đường Lá Cam Tân Triều và bưởi Ổi Tân Triều là hai giống bưởi có chất lượng đặc thù nhất, được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Bưởi Đường Lá Cam Tân Triều có dạng quả lê thấp (cuống đầu quả dạng lồi). Vỏ quả khi chín có màu xanh vàng và láng nhẵn. Trọng lượng quả trung bình dao động từ 696,57 đến 1.383,33g/quả. Chiều cao quả từ 105,67 đến 146,00mm. Đường kính quả từ 105,67 đến 146,00mm. Số túi tinh dầu/cm2 dao động từ 37,53 đến 58,13 túi, túi tinh dầu chìm. Độ dày vỏ dao động từ 10,00 đến 18,67mm. Các múi bưởi cân đối. Tỉ lệ thịt quả dao động từ 52,5 đến 55,9%. Hàm lượng nước vừa phải, từ 52,80 đến 67,63%. Số hạt trung bình dao động từ 35 đến 107,5 hạt/quả. Bưởi Đường Lá Cam Tân Triều có các tép bưởi thon nhỏ bó chặt, màu vàng ngà, vị ngọt thanh mát nhờ có các chỉ tiêu chất lượng như: độ Brix dao động từ 9,13 đến 11,00%; hàm lượng đường tổng số dao động từ 8,10 đến 10,30%; hàm lượng axit tổng số từ 0,50 đến 1,07%; hàm lượng vitamin C từ 32,03 đến 55,90mg/100g; độ pH dịch quả dao động từ 3,63 đến 4,94.
Quả bưởi Ổi Tân Triều có trọng lượng nhỏ hơn bưởi Đường Lá Cam, có dạng tròn hơi có núm ở đầu cuống gần giống với quả ổi, cuống đầu quả dạng cổ thắt, vỏ quả sần, khi chín có màu vàng nhạt, dễ bóc tách. Quả nhỏ, dao động từ 613,97 đến 754,73g/quả. Chiều cao quả từ 112,33 đến 136,00mm, đường kính quả từ 102,67 đến 114,00mm. Số túi tinh dầu/cm2 từ 37,53 đến 58,13 túi, túi tinh dầu nổi. Độ dày vỏ dao động từ 6,00 đến 11,00mm. Tỷ lệ nước ép dao động từ 52,80 đến 56,83%. Bưởi Ổi Tân Triều có nhiều hạt, số hạt/quả của bưởi Ổi trung bình từ 103,50 đến 119,15 hạt/quả, hạt có dạng dài. Bưởi Ổi Tân Triều có con tép bó chặt trung bình, thon nhỏ, có màu vàng ngà. Nước ép quả màu vàng nhạt, vị rất ngọt, không the, con tép khô và róc.
Bưởi Ổi Tân Triều có vị thơm đặc trưng gần giống với mùi thơm của ổi. Bưởi Ổi Tân Triều có vị ngọt đậm đà do có độ Brix trung bình cao (từ 10,27 đến 12,53%), hàm lượng đường tổng số trung bình cao (từ 9,53 đến 12,03%); trong khi hàm lượng axít tổng số lại ở mức độ vừa phải (từ 0,47 đến 0,67%); hàm lượng vitamin C từ 32,00 đến 46,97mg/100g, độ pH từ 4,41 đến 5,23.
Giới thiệu về sản vật độc đáo của một địa phương - mẫu 5
Sản vật độc đáo của Bắc Giang
Rượu làng Vân
Làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên) nổi tiếng với đặc sản “Vân hương mỹ tửu” được vua Lê Hy Tông sắc phong từ thế kỷ XVIII. Rượu được nấu từ nếp cái hoa vàng hòa cùng men rượu chế biến từ 36 vị thuốc quý hiếm và phải ngâm ủ đủ 72 giờ. Nhờ nghệ thuật nấu rượu tài tình, người dân làng Vân đã tạo ra thứ rượu trong vắt, hương vị êm dịu đặc trưng với bí quyết được lưu truyền qua bao thế kỷ.
Mỳ Chũ
Mỳ Chũ là sản phẩm của làng nghề Thủ Dương (xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn). Nguyên liệu làm nên hương vị đặc trưng cho mỳ Chũ là giống gạo Bao Thai hồng được trồng trên vùng đất đồi. Có lẽ vì thế nên những bông lúa ở đây có hương vị đặc biệt, mang lại độ dẻo dai, ngọt bùi cho sợi mỳ Chũ khó nơi nào sánh bằng.
Bánh đa Kế
Từ lâu, bánh đa Kế đã trở thành nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người dân phường Dĩnh Kế (thành phố Bắc Giang). Hương vị thơm ngon của gạo, vị béo bùi, đậm đà của lạc, vừng đã làm nên nét riêng cho món ăn dân dã này. Bánh đa Kế có hai loại: Vừng đen và vừng vàng.
Nham trám Hoàng Vân
Đây là đặc sản nổi tiếng của làng Vân Xuyên (xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa). Thưởng thức đặc sản này, thực khách cảm nhận được vị béo, bùi của trám đen, vị ngọt đậm cùng hương thơm của các loại gia vị, rau thơm, vừng, lạc... Tất cả hòa quyện vào nhau, tạo nên hương vị đặc trưng khó quên của món nham trám.
Vải thiều Lục Ngạn
Những năm gần đây, vải thiều Lục Ngạn của Bắc Giang nổi tiếng không kém vải thiều Thanh Hà của Hải Dương. Vải thiều Lục Ngạn căng mọng, đỏ au, vỏ mỏng, cùi dày, hạt nhỏ, khi thưởng thức có vị ngọt lịm. Người dân Lục Ngạn còn chế biến vải thành các sản phẩm khác như: Vải thiều đóng hộp, vải thiều sấy khô, rượu vang vải... được người tiêu dùng ưa chuộng.
Giới thiệu về sản vật độc đáo của một địa phương - mẫu 6
8 món ngon đặc sản Đồng Nai nhất định phải thử một lần
Là nơi có vị trí địa lý đặc biệt khi tiếp giáp với những tỉnh có ngành du lịch phát triển mạnh mẽ như Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt,... Đồng Nai cũng thu hút nhiều khách du lịch bởi những khu di tích lịch sử, những địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng nổi tiếng và chắc chắn không thể thiếu những đặc sản Đồng Nai nổi danh nơi nơi.
Trong chuyến ghé thăm Đồng Nai sắp tới, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức và mua về những đặc sản của Đồng Nai để làm quà tặng tuyệt vời và ý nghĩa. Bây giờ thì cùng Traveloka tổng hợp qua những món ngon đặc sắc nhất tại Đồng Nai thôi nào!
1. Gỏi bưởi - bưởi Tân Triều
Sự nổi tiếng của bưởi Tân Triều ở Đồng Nai cũng như hương thơm mà bưởi mang lại, vừa đi đến đầu làng đã ngửi thấy mùi thơm thoang thoảng. Những trái bưởi căng mọng và ngọt thanh không chỉ được du khách mua về làm quà tặng mà còn tạo nên được một món ăn đặc sản Đồng Naivang danh.
Gỏi bưởi Đồng Nai thuộc top 100 món ăn đặc sản của việt Nam bởi sự hài hòa và đặc biệt trong từng hương vị và màu sắc của món ăn. Những tép bưởi ngọt thanh mọng nước, vị the the kết hợp với vị ngọt của tôm sông, thịt và khô xé, thêm một ít đậu phộng và rau thơm làm tăng thêm hương vị cho đĩa gỏi.
Bưởi Tân Triều không chỉ là đặc sản trái cây nổi tiếng của Đồng Nai mà còn góp phần tạo nên món ăn đặc sắc của quốc gia có thể thấy sự đặc biệt của bưởi. Có dịp đến hoặc đi ngang Đồng Nai bạn nên thử món gỏi này và mua bưởi về làm quà nhé.
2. Lẩu lá khổ qua rừng
Khổ qua rừng còn gọi là mướp đắng, sống và phát triển nhiều tại vùng Long Khánh vào mùa mưa. Khổ qua rừng có vị rất đắng nhưng vẫn có hậu ngọt và đậm đà. Và người dân nơi đây đã khéo léo biến hương vị đặc biệt ấy thành món lẩu lá khổ qua rừng, một món ăn đặc sản Đồng Naiđộc đáo.
Lá khổ qua rừng khi ăn được nhúng vừa chín vào bên trong vị ngọt của nước lẩu nấu từ cá, đặc biệt là cá trào cững hoặc thịt,...cùng vài trái khổ qua rừng được nhồi thêm nhân thịt ở giữa. Tất cả đều mang lại hương vị vô cùng đặc biệt và kích thích vị giác. Đến Đồng Nai mà bạn không thử lẩu lá khổ qua rừng thì phí lắm đó.
Ngoải ra, lá khổ qua rừng còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giải độc, mát gan,....Dù là loại lá rừng chỉ mọc trong mùa mưa nhưng hiện nay người dân đã nhân giống và trồng ở vườn nhà để phục vụ du khách. Vì thế, bạn đến đây bất cứ khi nào trong năm đều có thể thưởng thức món này, hoặc có thể mua rau về tự chế biến nữa.
3. Gà nướng - xôi chiên phồng Đồng Nai
Xôi chiên phồng được một đầu bếp ở Đồng Nai vô tình phát hiện ra. Nguyên liệu chính làm xôi chiên phồng là gạo nếp, đậu xanh được giã nhuyễn và chiên với dầu. Để tạo thành món xôi chiên phồng đẹp mắt, quá trình nhào và nặn là hai khâu quan trọng nhất đòi hỏi đầu bếp thật khéo léo và có kinh nghiệm.
Xôi chiên phồng sau khi hoàn thành có màu vàng đều, khi cắt ra từng miếng nếp dài mỏng đều mắt, khi ăn nếp không cứng mà dẻo, dai vừa phải. Xôi chiên phồng ăn chung với gà nướng thì tròn vị vô cùng. Vì thế, xôi chiên phồng gà nướng là một trong haiđặc sản Đồng Nai thuộc top 100 món ăn đặc sản của Việt Nam.
Hiện nay món xôi chiên phồng hầu như có mặt khắp các nhà hàng, quán ăn từ Nam ra Bắc. Tuy nhiên, món xôi chiên phồng ở Đồng Nai lại có hương vị gì đó rất riêng. Nếu có dịp đến Đồng Nai, bạn đừng quên thử hương vị riêng của đặc sản này nhé.
4. Gỏi cá Biên Hòa
Gỏi cá Biên Hòa từ lâu đã là một món đặc sản Đồng Nai được du khách yêu thích. Ngồi trên các quán dọc những bè cá san sát nhau trên sông thưởng thức dĩa thịt cá tươi kèm mớ rau, tất cả từ khung cảnh đến hương vị đều làm người ta thấy thích thú và dân dã bình yên.
Đặc biệt của món này là những con cá còn đang bơi dưới nước được đem làm sạch, đầu bếp khéo léo tách lấy phần thịt. Sau đó thịt cá được ướp với gia vị và phủ lớp bột thính vàng ươm để không để lại mùi tanh. Cắn từng miếng thịt cá tươi ngọt, kèm với rau và vị nước mắm đặc trưng, bạn sẽ thưởng thức trọn vẹn hương vị đặc sắc của món ăn này.
5. Gà hấp bưởi Tân triều
Bưởi Tân Triều không những góp phần tạo nên món gỏi bưởi lừng danh mà còn góp mặt vào món gà hấp bưởi, là một món ăn đặc sản Đồng Nai có hương vị đặc biệt không phải dạng vừa. Đây là món ăn không chỉ cầu kỳ về hình thức mà còn thơm ngon không lẫn đi đâu được.
Bưởi được chọn làm món phải vừa chín tới sau đó được đầu bếp khéo tách phần ruột và vỏ ra, cắt tỉa phần vỏ một cách cầu kì mà đảm bảo vỏ không bị vụn. Gà được hấp là loại gà ri hoặc gà ta, da vàng chắc thịt và ngọt. Sau khi làm sạch, gà được cho vào bên trong trái bưởi và được ướp bí kíp gia vị sau đó đem đi hấp.
Khi mang trái bưởi vừa hấp chín ra, mùi hương của bưởi và gà hài hòa với nhau theo làn khói. Những miếng thịt gà vàng ươm, ngọt thịt đậm đà gia vị, một tí vị the của bưởi Tân Triều làm món ăn thêm đặc biệt hơn. Đến Đồng Nai bạn phải thử ít nhất một món có sự góp mặt của bưởi Tân Triều nhé.
6. Canh chua lá giang
Lá giang được xem là loại lá có công dụng giải độc, thanh nhiệt, tốt cho đường ruột và tiêu hóa. Người dân Đồng Nai đã kết hợp lá giang với thịt và hải sản để tạo ra món canh chua lá giang không những có hương vị ngon ngọt mà còn giúp người ăn giải nhiệt giữa cái nóng của mùa hè.
Để chế biến thành món ăn chuẩnđặc sản Đồng Nai, trước khi nấu lá giang cần được vò nát một chút để đảm bảo rau không bị nát và chua. Quá trình điều chỉnh độ mặn nhạt của món canh cũng được xem là nghệ thuật của người nấu. Đến Đồng Nai vào mùa hè bạn nhất định phải thử món này nhé.
7. Hạt ươi rừng
Trái ươi là một loại quả rất quý hiếm, thân cây to, cao nên để hái được trái thợ phải leo trèo giỏi, mùa ươi có khi hai, ba năm mới trúng một lần. Đồng thời, với thành phần giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe, ươi được xem là một trong những đặc sản Đồng Nai hiếm có.
Mỗi khi mùa hè nóng bức, ngâm một ít ươi rừng với hột é và đường thì giải khát rất tốt. Đến Đồng Nai vào mùa hè, bạn có thể mua hạt ươi về ngâm uống và làm quà tặng người thân, bạn bè vì đây là đặc sản quý hiếm và rất tốt cho sức khỏe.
8. Mít tố nữ Long Khánh
Mít tố nữ được gắn liền với một truyền thuyết về chuyện tình của Tố nữ, vì quá đau buồn do không đến được với Tố Nam nên đã qua đời, nơi nàng nằm xuống mọc lên một cây cho trái lạ rất ngon nên dân làng gọi là mít Tố nữ. Sở dĩ mít Tố nữ là đặc sản Đồng Nai vì vùng đất Long Khánh - Đồng Nai là nơi trồng nhiều giống mít tố nữ nhất.
Đặc biệt, mít tố nữ Long Khánh cho trái nhỏ hơn rất nhiều so với mít thường nhưng màu sắc và hương vị đều rất đặc biệt và ngon. Khi đến Đồng Nai, bạn có thể dễ dàng mua đặc sản này về làm quà tặng cho người thân và bạn bè.