Lý thuyết Tin học 6 Bài 2: Trình bày trang, định dạng và in văn bản - Cánh diều
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Tin học 6 Bài 2: Trình bày trang, định dạng và in văn bản hay, ngắn gọn, bám sát chương trình mới sgk lớp 6 Cánh diều, giúp học sinh nắm vững kiến thức và học tốt môn Tin học lớp 6 hơn.
Tóm tắt Lý thuyết Tin học 6 Bài 2: Trình bày trang, định dạng và in văn bản
BÀI 2. TRÌNH BÀY TRANG, ĐỊNH DẠNG VÀ IN VĂN BẢN
1. Khám phá cách thực hiện định dạng đoạn
- Đoạn văn bản là một hay một số dòng văn bản được viết giữa hai kí tự ngắt dòng.
- Các thuộc tính định dạng đoạn thường dùng là: kiểu căn lề, độ dãn dòng, độ dãn đoạn.
- Định dạng đoạn hợp lí sẽ làm cho văn bản được trình bày đẹp hơn vì các dòng và các đoạn được dãn cách phù hợp, văn bản được căn biên đều hai bên cũng đẹp hơn.
- Để định dạng đoạn, đặt con trỏ soạn thảo nằm trong đoạn đó rồi nháy chuột vào các lệnh định dạng đoạn.
2. Tìm hiểu về định dạng trang
- Định dạng trang là công việc chủ yếu của trình bày trang văn bản.
- Định dạng trang là xác định lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải của trang văn bản.
- Công cụ định dạng trang trong dải lệnh Page Layout.
3. In văn bản
Chọn lệnh Print, chọn đúng tên máy in.
Câu hỏi trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2: Trình bày trang, định dạng và in văn bản
Câu 1: Tổ hợp phím nào sau đây căn thẳng hai bên lề?
A. Ctrl - L.
B. Ctrl - E.
C. Ctrl - R.
D. Ctrl - J.
TRẢ LỜI: Tổ hợp phím Ctrl - J căn thẳng hai bên lề.
Đáp án: D.
Câu 2: Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản?
A. Căn giữa đoạn văn bản.
B. Chọn chữ màu xanh.
C. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng.
D. Thêm hình ảnh vào văn bản.
TRẢ LỜI: Các lệnh định dạng văn bản nằm trong thẻ Home, ở nhóm lệnh Paragraph, thường gồm: căn lề, chọn kiểu chữ, chọn màu chữ,…
Đáp án: D.
Câu 3: Một số thuộc tính định dạng kí tự cơ bản gồm có:
A. Phông (Font) chữ.
B. Kiểu chữ (Type).
C. Cỡ chữ và màu sắc.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
TRẢ LỜI: Định dạng kí tự cơ bản gồm có: phông chữ, kiểu chữ (Type), cỡ chữ và màu sắc, ...
Đáp án: D.
Câu 4: Trong soạn thảo Word, muốn định dạng văn bản theo kiểu danh sách liệt kê dạng ký hiệu và số thứ tự, ta thực hiện:
A. Tools / Bullets and Numbering.
B. Format / Bullets and Numbering.
C. File / Bullets and Numbering.
D. Edit / Bullets and Numbering.
TRẢ LỜI: Trong soạn thảo Word, muốn định dạng văn bản theo kiểu danh sách liệt kê dạng ký hiệu và số thứ tự, ta thực hiện: Format / Bullets and Numbering.
Đáp án:B.
Câu 5: Để gõ được ký tự phía trên (trong phím có hai ký tự) ta phải kết hợp phím nào sau đây?
A. Shift.
B. Ctrl.
C. Alt.
D. Tab.
TRẢ LỜI: Để gõ được ký tự phía trên (trong phím có hai ký tự) ta phải kết hợp phím Shift.
Đáp án: A.
Câu 6: Để định dạng cụm từ "Việt Nam" thành "Việt Nam" ta nhấn lần lượt các tổ hợp phím nào sau đây:
A. Ctrl+I → Ctrl+B.
B. Ctrl+B → Ctrl+E.
C. Ctrl+I → Ctrl+U.
D. Ctrl+B → Ctrl+U.
TRẢ LỜI:
- Muốn in nghiêng ta dùng: Ctrl+I.
- Muốn gạch chân ta dùng: Ctrl+U.
Đáp án:C.
Câu 7: Phím Tab trên bàn phím dùng để đưa con trỏ văn bản:
A. Cách ra một ký tự trống.
B. Cách ra một khoảng trống.
C. Chuyển sang đoạn mới.
D. Xuống dòng kế tiếp.
TRẢ LỜI: Phím Tab trên bàn phím dùng để đưa con trỏ văn bản: cách ra một khoảng trống.
Đáp án:B.
Câu 8: Tổ hợp phím nào sau đây dùng để tạo chỉ số bình phương (x2)?
A. Ctrl - >.
B. Ctrl - =.
C. Ctrl - Shift - =.
D. Ctrl - Shift - >.
TRẢ LỜI: Tổ hợp phím Ctrl - Shift - =. dùng để tạo chỉ số bình phương (x2).
Đáp án: C.
Câu 9: Để sao chép đoạn văn từ vị trí này tới vị trí khác trong một văn bản bằng cách kéo thả chuột, cần phải nhấn giữ phím nào trong khi kéo thả?
A. Nhấn giữ đồng thời hai phím Ctrl và Alt.
B. Nhấn giữ phím Shift.
C. Nhấn giữ phím Ctrl.
D. Nhấn giữ phím Alt.
TRẢ LỜI: Để sao chép đoạn văn từ vị trí này tới vị trí khác trong một văn bản bằng cách kéo thả chuột, cần phải nhấn giữ phím Ctrl trong khi kéo thả.
Đáp án: C.
Câu 10: Hãy chọn phương án đúng. Để tự động đánh số trang ta thực hiện
A. Insert \ Page Numbers.
B. File \ Page Setup.
C. Insert \ Symbol.
D. Cả ba ý đều sai.
TRẢ LỜI: Để tự động đánh số trang ta thực hiện: Insert \ Page Numbers.
Đáp án: A.