X

Lý thuyết Tin học lớp 6

Lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán - Cánh diều


Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán hay, ngắn gọn, bám sát chương trình mới sgk lớp 6 Cánh diều, giúp học sinh nắm vững kiến thức và học tốt môn Tin học lớp 6 hơn.

Tóm tắt Lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán

BÀI 3. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH TRONG THUẬT TOÁN

Lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán | Cánh diều

1. Lựa chọn hành động tuỳ thuộc vào điều kiện

- Khi phải dựa trên điều kiện cụ thể nào đó để xác định bước thực hiện tiếp theo trong quá trình thực hiện thuật toán thì cần cấu trúc rẽ nhánh.

- Ví dụ: trong tiết học thể dục tuần sau GV yêu cầu HS:

+ Nếu trời mưa thì học trong lớp.

+ Nếu trời khô ráo thì học ngoài trời.

2. Thể hiện cấu trúc rẽ nhánh

- Để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh, cần nhận biết những thành phần sau:

+ Điều kiện rẽ nhánh là gì?

+ Các bước tiếp theo khi điều kiện được thoả mãn, ta gọi ngắn gọn đó là nhánh đúng.

+ Các bước tiếp theo khi điều kiện không thoả mãn, ta gọi ngắn gọn đó là nhánh sai.

- Cấu trúc rẽ nhánh kết thúc ngay sau khi gặp “Hết nhánh”.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán | Cánh diều

- Nếu nhánh sai là trống rỗng (không cần làm gì) thì cấu trúc rẽ nhánh khuyết từ "Trái lại".

Lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán | Cánh diều

3. Biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh

- Thao tác kiểm tra điều kiện phải cho kết quả là thoả mãn hoặc không thoả mãn, hay là “đúng” hoặc “sai”.

- Điều kiện cần kiểm tra trong cấu trúc rẽ nhánh thường là một biểu thức so sánh.

- Ví dụ: (a-b) < 5

+ Nếu a=9, b=3 thì kết quả so sánh có giá trị sai.

+ Nếu a=8, b=4 thì kết quả so sánh có giá trị đúng.

Câu hỏi trắc nghiệm Tin học 6 Bài 3: Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán

Câu 1: Cho thuật toán mô tả như sau:                 

B1: Nhập M, N;

B2: Nếu M = N thì UCLN=M;

B3: Nếu M>N thì thay M=M-N, quay B2;

B4: Thay N=N-M rồi quay lại B2;

B5: Gán UCLN=M và kết thúc.

Với M=25 và N = 10, khi kết thúc thuật toán có bao nhiêu phép so sánh đã được thực hiện?

A. 6.

B. 8.

C. 4.

D. 7.

TRẢ LỜI: Với M=25 và N = 10, khi kết thúc thuật toán có 7 phép so sánh đã được thực hiện.

Đáp án: D.

Câu 2: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, về mặt cú pháp cách viết các câu lệnh ghép nào sau đây là đúng:

A. Begin : A := 1 ; B := 5 ;        End.

B.Begin ; A := 1 ; B := 5 ;     End.

C. Begin A := 1 ; B := 5 ; End.

D. Begin A := 1 ; B := 5 ; End.

TRẢ LỜI: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, về mặt cú pháp câu lệnh ghép là:

          Begin

          <dãy các câu lệnh>;

          End;

Đáp án: D.

Câu 3: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, muốn kiểm tra đồng thời cả ba giá trị của A. B. C có cùng lớn hơn 0 hay không ta viết câu lệnh If thế nào cho đúng?

A. If A. B. C > 0 then ……

B. If (A > 0) and (B > 0) and (C > 0) then ……

C. If A>0 and B>0 and C>0 then ……

D. If (A>0) or (B>0) or (C>0) then……

TRẢ LỜI: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, muốn kiểm tra đồng thời cả ba giá trị của A. B. C có cùng lớn hơn 0 hay không ta viết câu lệnh If như sau:

If (A > 0) and (B > 0) and (C > 0) then ……

Đáp án: B.

Câu 4: Cho đoạn chương trình:

        x:=2;

        y:=3;    

        IF x > y THEN F:= 2*x – y ELSE

                                          IF x=y THEN F:= 2*x ELSE F:= x*x + y*y ; 

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên, giá trị F là:

A. F=13.  

B. F=1.  

C. F=4.  

D. Không xác định.

TRẢ LỜI: Câu lệnh x:=2; gán cho x giá trị bằng 2.

Câu lệnh y:=3;  → gán cho y giá trị bằng 3.

Vì x<y nên chương trình thực hiện câu lệnh F:= x*x + y*y ;  hay F= 2 x 2 + 3 x 3 = 13.

Đáp án: A.

Câu 5: Điều kiện x >= 2 và x < 5  trong Pascal được biểu diễn bằng biểu thức nào:

A. (2 >x)  or (x <5).

B. (x <5) and  (2 x).

C. (x >= 2)  and (x<5).

D. (x >= 2)  or (x<5).

TRẢ LỜI: Trong toán học dấu móc nhọn là phép và được biểu diễn trong Pascal là and. Dấu lớn hơn hoặc bằng được kí hiệu >= .

Đáp án: C.

Câu 6: Hãy chọn phương án ghép đúng nhất . Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán, nhiều ngôn ngữ lập trình bậc cao dùng câu lệnh IF – THEN, sau IF là <điều kiện>.  Điều kiện là:

A. Biểu thức lôgic.

B. Biểu thức số học.

C. Biểu thức quan hệ.

D. Một câu lệnh.

TRẢ LỜI: Câu lệnh IF – THEN, sau IF là <điều kiện> . Điều kiện là biểu thức lôgic (biểu thức cho giá trị đúng hoặc sai).

Đáp án: A.

Câu 7: Hãy chọn phương án ghép đúng . Với cấu trúc rẽ nhánh IF <điều kiện> THEN <câu lệnh>, câu lệnh đứng sau THEN được thực hiện khi:

A. Điều kiện được tính toán xong.

B. Điều kiện được tính toán và cho giá trị đúng.

C. Điều kiện không tính được.

D. Điều kiện được tính toán và cho giá trị sai.

TRẢ LỜI: Cấu trúc rẽ nhánh IF <điều kiện> THEN <câu lệnh>, câu lệnh đứng sau THEN được thực hiện khi điều kiện được tính toán và cho giá trị đúng. Nếu sai câu lệnh không được thực hiện.

Đáp án: B.

Câu 8: Hãy chọn phương án ghép đúng. Với cấu trúc rẽ nhánh IF <điều kiện>  THEN <câu lệnh 1> ELSE <câu lệnh 2>, câu lệnh 2 được thực hiện khi:

A. Biểu thức điều kiện đúng và câu lệnh 1 thực hiện xong.

B. Câu lệnh 1 được thực hiện.

C. Biểu thức điều kiện sai.

D. Biểu thức điều kiện đúng.

TRẢ LỜI: Với cấu trúc rẽ nhánh IF <điều kiện> THEN <câu lệnh 1> ELSE <câu lệnh 2>, câu lệnh 1 được thực hiện khi điều kiện là đúng, câu lệnh 2 được thực hiện khi biểu thức điều kiện sai.

Đáp án: C.

Câu 9: Hãy chọn cách dùng sai. Muốn dùng biến X lưu giá trị nhỏ nhất trong các giá trị của hai biến A. B có thể dùng cấu trúc rẽ nhánh như sau:

A. if A <= B then X := A else X := B.

B. if A < B then X := A.

C. X := B; if A < B then X := A.

D. if A < B then X := A else X := B.

TRẢ LỜI: Câu lệnh if A < B then X := A; → chỉ đưa ra được trường hợp A<B còn trường hợp A> B thì không đưa ra được giá trị nhỏ nhất trong hai biến.

Đáp án: B.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây có thể lấy làm biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh?

A. A + B.

B. A > B.

C. N mod 100.

D. A nho hon B.

TRẢ LỜI: Các phép toán điều kiện như >, <, >=, <=, <>.

Vậy A>B là biểu thức điều kiện (chứa phép toán điều kiện).

Đáp án: B.

Xem thêm tóm tắt Lý thuyết Tin học 6 Cánh diều hay khác: