Tìm khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu sau: 200 240 220 210 225 235 225 270 250 280. A. 80; B. 20; C. 30; D. 10.
Câu hỏi:
Tìm khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu sau:
200 240 220 210 225 235 225 270 250 280.
A. 80;
B. 20;
C. 30;
D. 10.
Trả lời:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Mẫu số liệu trên được sắp xếp theo thứ tự tăng dần như sau:
200 210 220 225 225 235 240 250 270 280
Trung vị của mẫu số liệu trên là: \(\frac{{225 + 235}}{2}\)= 230 ⇒ Q2 = 230
Nửa dãy phía dưới số 230 (nghĩa là những số nhỏ hơn 230) gồm: 200 210 220 225 225 có trung vị là 220 ⇒ Q1 = 220
Nửa dãy phía trên số 230 ( nghĩa là những số lớn hơn 230) gồm: 235 240 250 270 280 có trung vị là 250 ⇒ Q3 = 250
Do đó, tứ phân vị của mẫu số liệu: Q1 = 220; Q2 = 230; Q3 = 250
Vậy khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu là: ∆Q = Q3 – Q1 = 250 – 220 = 30.
Xem thêm bài tập Toán 10 Cánh diều có lời giải hay khác:
Câu 1:
Điều tra về số học sinh của một trường THPT như sau:
Khối lớp
|
10
|
11
|
12
|
Số học sinh
|
1120
|
1075
|
900
|
Khoảng biến thiên của mẫu số liệu trên là.
Xem lời giải »
Câu 2:
Năng suất lúa hè thu (tạ/ha) năm 1998 của 31 tỉnh thành ở Việt Nam được thống kê trong bảng sau:
Năng suất lúa
(tạ/ha)
|
25
|
30
|
35
|
40
|
45
|
Tần số
|
4
|
7
|
9
|
6
|
5
|
Hãy tính khoảng biến thiên của mẫu số liệu trên.
Xem lời giải »
Câu 3:
Tiến hành đo huyết áp của 8 người ta thu được kết quả sau:
77 105 117 84 96 72 105 124
Hãy tìm khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu trên.
Xem lời giải »
Câu 4:
Nếu đơn vị của số liệu là hm thì đơn vị của phương sai là
Xem lời giải »
Câu 6:
Để đánh giá mức độ phân tán của các số liệu thống kê so với số trung bình, ta dùng đại lượng nào sau đây?
Xem lời giải »