Giải Toán 10 trang 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải Toán 10 trang 9 Tập 2 trong Bài 1: Dấu của tam thức bậc hai Toán lớp 10 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10 trang 9.
Giải Toán 10 trang 9 Tập 2 Chân trời sáng tạo
Thực hành 3 trang 9 Toán lớp 10 Tập 2: Xét dấu của tam thức bậc hai sau:
a) f(x) = 2x2 – 3x – 2;
b) g(x) = - x2 + 2x – 3.
Lời giải:
a) Tam thức f(x) = 2x2 – 3x – 2 có ∆ = (-3)2 – 4.2.(-2) = 9 + 16 = 25 > 0. Do đó f(x) có hai nghiệm phân biệt x1 = và x2 = 2 và a = 2 > 0.
Ta có bảng xét dấu sau:
Dựa vào bảng xét dấu ta thấy f(x) âm trong khoảng và dương trong hai khoảng và (2; +∞).
Vậy với x ∈ thì f(x) < 0 và x ∈ hoặc x ∈ (2; +∞) thì f(x) > 0.
b) Tam thức g(x) = - x2 + 2x – 3 có ∆ = 22 – 4.(-1).(-3) = 4 – 12 = - 8 < 0. Do đó g(x) vô nghiệm và a = -1 < 0.
Ta có bảng xét dấu sau:
Dựa vào bảng xét dấu ta thấy g(x) âm với mọi giá trị thực của x.
Vậy g(x) < 0 với mọi x ∈ ℝ.
Vận dụng trang 9 Toán lớp 10 Tập 2: Xét dấu tam thức bậc hai h(x) = -0,006x2 + 1,2x – 30 trong bài toán khởi động và cho biết ở khoảng cách nào tính từ đầu cầu O thì vòm cầu: cao hơn mặt cầu, thấp hơn mặt cầu.
Lời giải:
Ta có h(x) = -0,006x2 + 1,2x – 30 là tam thức bậc hai. h(x) có ∆ = 1,22 – 4.(-0,006).(-30) = 0,72 > 0. Do đó tam thức có hai nghiệm phân biệt là x1 ≈ 170,7 và x2 ≈ 29,3 và a = - 0,006 < 0.
Ta có bảng xét dấu f(x) như sau:
Từ bảng xét dấu ta thấy f(x) dương trong khoảng (29,3; 170,7) và âm trong hai khoảng (-∞; 29,3) và (170,7; +∞).
Kết hợp với điều kiện 0 ≤ x ≤ 200 thì f(x) dương khi x ∈ (29,3; 170,7) và f(x) âm khi x ∈ [0; 29,3) và (170,7; 200].
Vậy với giá trị của x ∈ (29,3; 170,7) thì vòm cầu cao hơn mặt cầu, với giá trị của x nằm trong hai khoảng (-∞; 29,3) và (170,7; +∞) thì vòm cầu thấp hơn mặt cầu.
Bài 1 trang 9 Toán lớp 10 Tập 2: Đa thức nào sau đây là tam thức bậc hai?
a) 4x2 + 3x + 1;
b) x3 + 3x2 – 1;
c) 2x2 + 4x – 1.
Lời giải:
a) 4x2 + 3x + 1 là tam thức bậc hai với a = 4, b = 3 và c = 1.
b) x3 + 3x2 – 1 không là tam thức bậc hai vì bậc của đa thức là 3.
c) 2x2 + 4x – 1 là tam thức bậc hai với a = 2, b = 4 và c = -1.
Bài 2 trang 9 Toán lớp 10 Tập 2: Xác định giá trị của m để đa thức sau là tam thức bậc hai.
a) (m + 1)x2 + 2x + m;
b) mx3 + 2x2 – x + m;
c) – 5x2 + 2x – m + 1.
Lời giải:
a) Để đa thức (m + 1)x2 + 2x + m là tam thức bậc hai thì hệ số của x2 phải khác 0.
Suy ra m + 1 ≠ 0 ⇔ m ≠ - 1.
Vậy với m ≠ - 1 thì đa thức (m + 1)x2 + 2x + m là tam thức bậc hai.
b) Để đa thức mx3 + 2x2 – x + m là tam thức bậc hai thì bậc cao nhất của đa thức là 2 do đó hệ số của x3 phải bằng 0 hay m = 0.
Vậy với m = 0 thì đa thức mx3 + 2x2 – x + m là tam thức bậc hai.
c) Để đa thức – 5x2 + 2x – m + 1 thỏa mãn là tam thức bậc hai với mọi m.
Lời giải bài tập Toán lớp 10 Bài 1: Dấu của tam thức bậc hai Chân trời sáng tạo hay khác: