X

Lý thuyết Toán lớp 10 Kết nối tri thức

Tổng và hiệu của hai vectơ (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với tóm tắt lý thuyết Toán 10 Bài 8: Tổng và hiệu của hai vectơ sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán 10.

Tổng và hiệu của hai vectơ (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

Lý thuyết Tổng và hiệu của hai vectơ

1. Tổng của hai vectơ

– Cho hai vectơ ab. Lấy một điểm A tùy ý và vẽ AB=a, BC=b. Khi đó vectơ ACđược gọi là tổng của hai vectơ ab và được kí hiệu là a + b.

– Phép lấy tổng của hai vectơ được gọi là phép cộng vectơ.

Tổng và hiệu của hai vectơ (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

– Quy tắc ba điểm: Với ba điểm bất kì A, B, C, ta có AB+BC=AC .

– Quy tắc hình bình hành: Nếu ABCD là hình bình hành thì AB+BC=AC.

Tổng và hiệu của hai vectơ (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

– Với ba vectơ; a, b, c tùy ý :

+ Tính chất giao hoán: a+ b= b + a;

+ Tính chất kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c);

+ Tính chất của vectơ–không: a + 0 = 0+ a = a.

Chú ý: Do các vectơ (a + b) + ca + (b + c) bằng nhau, nên ta còn viết chúng dưới dạng a + b + c và gọi là tổng của ba vectơ a, b, c. Tương tự, ta cũng có thể viết tổng của một số vectơ mà không cần dùng dấu ngoặc.

Ví dụ: Cho hình vuông ABCD có cạnh bằng 1. Tính độ dài của các vectơ BC+DC, AB+DC+BD.

Hướng dẫn giải

Tổng và hiệu của hai vectơ (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

Khi đó BC+DC = AD+DC = AC.

Suy ra : |BC+DC| = |AC|.

Mặt khác ABCD là hình vuông có các cạnh bằng 1 nên độ dài đường chéo AC = 2.

|AC| = AC, suy ra |AC| = 2.

Do đó |BC+DC| = |AC|= 2.

Ta có: AB+DC+BD = (AB + BD) + DC = AD + DC = AC.

Suy ra |AB+DC+BD| = |AC|=2.

Vậy |BC+DC| = 2; |AB+DC+BD| = 2.

2. Hiệu của hai vectơ

– Vectơ có cùng độ dài và ngược hướng với vectơ a được gọi là vectơ đối của vectơ a. Vectơ đối của vectơ a kí hiệu là –a.

– Vectơ được coi là vectơ đối của chính nó.

– Hai vectơ đối nhau khi và chỉ khi tổng của chúng bằng 0.

– Vectơ a+ (–b) được gọi là hiệu của hai vectơ ab và được kí hiệu là ab. Phép lấy hiệu hai vectơ được gọi là phép trừ vectơ.

– Nếu b+ c= a thì ab = a+ (–b) = c + b+ (–b) = c+ 0 = c.

– Quy tắc hiệu: Với ba điểm O, M, N, ta có MN=MO+ON=OM+ON=ONOM.

Ví dụ: Cho hình bình hành ABCD và một điểm O bất kì. Chứng minh rằng OBOA=OCOD.

Hướng dẫn giải

Áp dụng quy tắc hiệu, ta có OBOA=AB; OCOD=DC.

Mặt khác, vì ABCD là hình bình hành nên AB=DC.

Vậy OBOA=OCOD.

Nhận xét: Trong vật lý, trọng tâm của một vật là điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật đó. Đối với một vật mỏng hình đa giác A1A2…An thì trọng tâm của nó là điểm G thỏa mãn GA1+GA2+...+GAn=0.

Ví dụ:

– Nếu I là trung điểm của đoạn thẳng AB thì IA+IB=0

Tổng và hiệu của hai vectơ (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

– Nếu G là trọng tâm của tam giác ABC thì GA+GB+GC=0.

Tổng và hiệu của hai vectơ (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

Chú ý:

– Phép cộng tương ứng với các quy tắc tổng hợp lực, tổng hợp vận tốc:

+ Nếu hai lực cùng tác động vào chất điểm A và được biểu diễn bởi các vectơ u1, u2 thì hợp lực tác động vào A được biểu diễn bởi vectơ u1 + u2.

+ Nếu một con thuyền di chuyển trên sông với vận tốc riêng (vận tốc so với dòng nước) được biểu diễn bở vectơ vr và vận tốc của dòng nước (so với bờ) được biểu diễn bởi vectơ vn thì vận tốc thực tế của thuyền (so với bờ) được biểu diễn bởi vectơ vr + vn.


Ví dụ: Con tàu di chuyển từ bờ sông bên này sang bờ sông bên kia với vận tốc riêng không đổi. Vectơ vận tốc thực tế của tàu được biểu thị như sau:

Tổng và hiệu của hai vectơ (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

Ta biểu thị hai bờ sông là hai đường thẳng d1, d2 song song với nhau. Giả sử tàu xuất phát từ A và bánh lái luôn giữ để tàu tạo với bờ góc α.

Gọi vr, vn lần lượt là vectơ vận tốc riêng của tàu và vận tốc dòng nước.

Khi đó tàu chuyển động với vận tốc thực tế là: v=vr+vn.

Bài tập Tổng và hiệu của hai vectơ

Bài 1: Cho bốn điểm A, B, C, D. Chứng minh rằng:

a) AB+CD+BC+DA=0.

b) ACAD=BCBD.

Hướng dẫn giải

a) Ta có AB+CD+BC+DA=(AB+BC)+CD+DA

= AC+CD+DA=AD+DA=AA=0

Vậy AB+CD+BC+DA=0.

b) Ta có: ACAD=DC; BCBD=DC.

Vậy ACAD=BCBD.

Bài 2: Hai lực F1F2 cùng tác động lên một vật, biết |F1|= 4N, |F2| = 5N. Góc tạo bởi hai lực là 60°. Tính độ lớn của hợp lực F1 + F2.

Hướng dẫn giải

Tổng và hiệu của hai vectơ (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

Đặt AB=F1; AD=F2. Ta vẽ hình bình hành ABCD.

Tổng và hiệu của hai vectơ (Lý thuyết Toán lớp 10) | Kết nối tri thức

Khi đó F1 + F2 = AB+AD = AC (theo quy tắc hình bình hành).

Suy ra: |F1 + F2| = |AC|

Do ABCD là hình bình hành nên AD // BC.

Suy ra DAB^+CBA^=180° (hai góc trong cùng phía của hai đường thẳng song song).

CBA^=180°DAB^=180°60°=120°.

Mặt khác AD=BC nên |AD|=|BC|=|F2|=5; |AB|=|F1|=4.

Áp dụng định lí côsin cho tam giác ABC ta có:

AC2 = AB2 + BC2 – 2.AB.BC.cosB

⇒ AC2 = 42 + 52 – 2.4.5.cos 120° = 61.

⇒ AC = 61 ≈ 7,8.

Vậy, |F1 + F2| ≈ 7,8 (N).

Học tốt Tổng và hiệu của hai vectơ

Các bài học để học tốt Tổng và hiệu của hai vectơ Toán lớp 10 hay khác:

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

<<<<<<< HEAD ======= >>>>>>> 7de0ce75c76253c52280308e94cf2d713ccea5e2