Giải Toán 10 trang 28 Tập 1 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với giải Toán 10 trang 28 Tập 1 trong Bài 4: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn Toán lớp 10 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10 trang 28.
Giải Toán 10 trang 28 Tập 1 Kết nối tri thức
Luyện tập 2 trang 28 Toán 10 Tập 1: Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn sau trên mặt phẳng tọa độ:
.
Lời giải:
+ Trục Oy có phương trình x = 0 và điểm (1; 0) thỏa mãn 1 > 0, do đó miền nghiệm D1 của bất phương trình x ≥ 0 là nửa mặt phẳng bờ Oy chứa điểm (1; 0) (tính cả trục Oy).
+ Trục Ox có phương trình y = 0 và điểm (0; 1) thỏa mãn 1 > 0, do đó miền nghiệm D2 của bất phương trình y > 0 là nửa mặt phẳng bờ Ox chứa điểm (0; 1) (không tính trục Ox).
+ Miền nghiệm D3 của bất phương trình x + y ≤ 100:
- Vẽ đường thẳng d: x + y – 100 = 0.
- Vì 0 + 0 = 0 < 100 nên tọa độ điểm O(0; 0) thỏa mãn bất phương trình x + y ≤ 100
Do đó miền nghiệm D3 của bất phương trình x + y ≤ 100 là nửa mặt phẳng bờ d chứa gốc tọa độ (tính cả bờ d).
+ Miền nghiệm D4 của bất phương trình 2x + y < 120:
- Vẽ đường thẳng d’: 2x + y – 120 = 0.
- Vì 2.0 + 0 = 0 < 120 nên tọa độ điểm O(0; 0) thỏa mãn bất phương trình 2x + y < 120
Do đó miền nghiệm D4 của bất phương trình 2x + y < 120 là nửa mặt phẳng bờ d’ chứa gốc tọa độ (không kể bờ d’).
Vậy miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền tứ giác OACB với O(0; 0), A(60; 0), C(20; 80), B(0; 100) (miền không bị gạch trong hình dưới).
HĐ3 trang 28 Toán 10 Tập 1: Xét biểu thức F(x; y) = 2x + 3y với (x; y) thuộc miền tam giác OAB ở HĐ2. Tọa độ ba đỉnh là O(0;0), A(150; 0) và B(0; 150) (H.2.5).
a) Tính giá trị của biểu thức F(x; y) tại mỗi đỉnh O, A và B.
b) Nêu nhận xét về dấu của hoành độ x và tung độ y của điểm (x; y) nằm trong miền tam giác OAB. Từ đó suy ra giá trị nhỏ nhất của F(x; y) trên miền tam giác OAB.
c) Nêu nhận xét về tổng x + y của điểm (x; y) nằm trong miền tam giác OAB. Từ đó suy ra giá trị lớn nhất của F(x; y) trên miền tam giác OAB.
Lời giải:
a) Tại O(0;0):
Thay x = 0, y = 0 vào biểu thức F(x;y) = 2x + 3y, ta được:
F(0;0) = 2.0 + 3.0 = 0.
Tại A(150;0):
Thay x = 150, y = 0 vào biểu thức F(x;y) = 2x + 3y, ta được:
F(150;0) = 2.150 + 3.0 = 300.
Tại B(0;150):
Thay x = 0, y = 150 vào biểu thức F(x;y) = 2x + 3y, ta được:
F(0;150) = 2.0 + 3.150 = 450.
b) Các điểm nằm trong miền tam giác OAB, có hoành độ x ≥ 0 và tung độ y ≥ 0.
⇒ F(x;y) = 2x + 3y ≥ 2.0 + 3.0 = 0
Do đó giá trị nhỏ nhất của F(x;y) = 0 tại O(0;0).
c) Các điểm nằm trong miền tam giác OAB có hoành độ x và tung độ y thỏa mãn: 0 ≤ x + y ≤ 150
⇔ 0 ≤ 2x + 2y ≤ 300
⇔ 0 ≤ 2x + 2y + y ≤ 300 + y
Mà 0 ≤ y ≤ 150 nên 300 + y ≤ 450
Do đó 0 ≤ 2x + 2y + y ≤ 450
⇔ 0 ≤ 2x + 3y ≤ 450 hay ⇔ 0 ≤ F(x;y) ≤ 450
Vậy giá trị lớn nhất của hàm F(x;y) = 450 tại điểm B(0;150).
Lời giải bài tập Toán lớp 10 Bài 4: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn Kết nối tri thức hay khác: